Đánh bài uống nước có phạm luật không?

Thời gian gần đây, đánh bài uống nước, to son… là một trong trò vui được nhiều bạn trẻ yêu thích. Vậy đánh bài uống nước có phải hành vi vi phạm pháp luật không? Cùng theo dõi chi tiết tại bài viết dưới đây.

Đánh bài uống nước có phải đánh bạc trái phép không?

Do hành vi đánh bạc dù dưới hình thức nào thì cũng là hành vi vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, việc đánh bạc phải đảm bảo mục đích thua, được tiền, tài sản hoặc hiện vật. Do đó, để xác định đánh bài uống có phải đánh bạc trái phép và có vi phạm pháp luật không cần xem xét:

Đánh bài uống nước tức là đánh bạc và người thua phải uống nước thì mục đích đánh bạc chỉ để giải trí, cho vui mà không nhằm mục đích được, thua bằng tiền nên không vi phạm pháp luật.

Còn trường hợp khác, đánh bài uống nước được hiểu là các bên đánh bài, ai thua phải mời nước hoặc mua nước… cho người thắng thì là hành vi vi phạm pháp luật bởi mục đích đánh bạc không phải cho vui mà nhằm được, thua thằng hiện vật (nước uống).

Nhận định đó được đưa ra dựa vào căn cứ Điều 28 Nghị định 144/2021/NĐ-CP và Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 như sau:

- Theo Điều 28 Nghị định 144 năm 2021, đánh bạc trái phép được quy định bao gồm các hình thức như:

Xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế, binh ấn độ 6 lá, binh xập xám 13 lá, tiến lên 13 lá, đá gà, tài xỉu hoặc các hình thức khác với mục đích được, thua bằng tiền, tài sản, hiện vật;

- Theo khoản 120 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự số 12/2017/QH14: Đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật.

Như vậy, tùy vào mục đích đánh bài uống nước để xem xét đó có phải hành vi đánh bạc và chịu mức phạt hành chính hoặc chịu trách nhiệm hình sự về hành vi trái luật này.

Đánh bài uống nước có phạm luật không? (Ảnh minh họa)

Mức phạt khi đánh bài uống nước trái luật mới nhất

Khi hành vi đánh bài uống nước để giải trí và không phải hành vi trái luật thì những người chơi bài sẽ không bị phạt.

Ngược lại, nếu nhằm mục đích được thua tiền, hiện vật… thì người vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc phải chịu trách nhiệm hình sự. Cụ thể:

Xử phạt vi phạm hành chính

Căn cứ Điều 28 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, đánh bạc trái phép bằng một trong các hành vi ở trên sẽ bị phạt từ 01 - 02 triệu đồng.

Nếu rủ rê, lôi kéo hoặc tụ tập người khác để đánh bạc trái phép thì bị phạt tiền từ 05 - 10 triệu đồng cho hành vi tổ chức đánh bạc.

Đồng thời, những người vi phạm phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được từ hành vi đánh bạc trái phép.

Chịu trách nhiệm hình sự

Căn cứ khoản 120 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự, đánh bạc sẽ bị:

- Phạt tiền từ 20 - 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 nếu:

  • Đánh bạc trái phép bằng bất kỳ hình thức nào mà được thua bằng tiền/hiện vật có giá trị từ 05 - dưới 50 triệu đồng;
  • Đánh bạc trái phép bằng bất kỳ hình thức nào mà được thua bằng tiền/hiện vật có giá trị dưới 05 triệu đồng nhưng đã bị phạt hành chính hoặc bị kết án về tội này hoặc Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

- Bị phạt tù từ 03 - 07 năm:

  • Có tính chất chuyên nghiệp
  • Giá trị của tiền/hiện vật từ 50 triệu đồng trở lên
  • Dùng mạng để phạm tội
  • Tái phạm nguy hiểm

- Hình phạt bổ sung: Phạt tiền từ 10 - 50 triệu đồng.

Trên đây là quy định về đánh bạc uống nước.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Trò chơi điện tử trên mạng đang trở nên ngày càng thịnh hành đối với mọi lứa tuổi. Do đó, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã ban hành các quy định dành riêng cho việc cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4 trên mạng cùng với mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4.

Làm thế nào để được cung cấp trò chơi điện tử G1?

Để đảm bảo cho việc cung cấp và sử dụng các trò chơi điện tử trên mạng được an toàn cho người dùng, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã quy định chặt chẽ hơn các nội dung liên quan đến hoạt động này. Vậy làm thế nào để được cung cấp trò chơi điện tử G1 trên mạng?

Mẫu đơn đề nghị cung cấp dịch vụ mạng xã hội

Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã được ban hành ngày 09/11/2024. Trong đó, đáng chú ý là các quy định chi tiết về cung cấp dịch vụ mạng xã hội. Vậy để đề nghị cung cấp dịch vụ mạng xã hội, doanh nghiệp phải sử dụng mẫu đơn nào?

Điều kiện cung cấp dịch vụ mạng xã hội là gì?

Mạng xã hội là trang mạng điện tử rất phổ biến hiện nay. Vậy điều kiện để được cung cấp dịch vụ mạng xã hội là gì và những quy định nào doanh nghiệp cần biết khi cung cấp dịch vụ mạng xã hội?