Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền thế nào?

Đăng ký nhãn hiệu độc quyền giúp xác lập quyền sở hữu và sử dụng độc quyền nhãn hiệu đối với hàng hóa, dịch vụ. Dưới đây, LuatVietnam sẽ cung cấp đến bạn đọc các nội dung liên quan đến quy trình đăng ký nhãn hiệu độc quyền và dịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền.

1. Quy trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thế nào?

Hồ sơ, quy trình đăng ký nhãn hiệu độc quyền được quy định tại Quyết định 3675/QĐ-BKHCN. Theo đó, hồ sơ đăng ký cần chuẩn bị gồm:

- Tờ khai (02 bản);

- Mẫu nhãn hiệu (05 mẫu kích thước 80 x 80 mm) và danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu;

- Đối với đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận phải có:

+ Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận;

+ Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý);

+ Bản đồ khu vực địa lý (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);

+ Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cho phép đăng ký nhãn hiệu.

- Giấy ủy quyền (nếu nộp đơn thông qua đại diện);

- Tài liệu chứng minh quyền đăng ký nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;

- Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;

- Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí.

Quy trình đăng ký nhãn hiệu được thực hiện theo các bước dưới đây:

Bước 1: Nộp đơn

Đơn đăng ký có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới:

- Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội;

- Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

Bước 2: Thẩm định hình thức đơn

Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, trong đó:

- Trường hợp đơn hợp lệ: Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ;

- Trường hợp đơn không hợp lệ: Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ trong đó nêu rõ các lý do, thiếu sót khiến cho đơn có thể bị từ chối chấp nhận và ấn định thời hạn 2 tháng để người nộp đơn có ý kiến hoặc sửa chữa thiếu sót.

Nếu người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót, sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu hay không có ý kiến phản đối, ý kiến phản đối không xác đáng thì ra quyết định từ chối chấp nhận đơn.

Bước 3: Công bố đơn

Sau khi có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, đơn sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.

Bước 4: Thẩm định nội dung đơn

Đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ, qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.

Bước 5: Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ:

- Nếu đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ;

- Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, và người nộp đơn nộp phí, lệ phí đầy đủ, đúng hạn thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về nhãn hiệu và công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp.

Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền thế nào? (Ảnh minh họa)

2. Chi phí đăng ký nhãn hiệu hiện nay bao nhiêu?

Các khoản phí, lệ phí đăng ký nhãn hiệu gồm:

Phí, lệ phí cần nộp

Mức thu

Lệ phí nộp đơn

150.000 đồng

Phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên:

600.000 đồng/mỗi đơn/mỗi yêu cầu

Phí công bố đơn

120.000 đồng

Phí thẩm định nội dung

550.000 đồng (cho mỗi nhóm có 6 sản phẩm/dịch vụ)

(từ sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi trong mỗi nhóm: 120.000 đồng/1 sản phẩm/dịch vụ)

Phí tra cứu thông tin nhằm phục vụ việc thẩm định:

180.000 đồng (cho mỗi nhóm có 6 sản phẩm/dịch vụ, từ sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi: 30.000 đồng/1 sản phẩm/dịch vụ)

Phí phân loại quốc tế hàng hóa/dịch vụ

100.000 đồng (cho mỗi nhóm có 6 sản phẩm/dịch vụ, từ sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi: 20.000 đồng/1 sản phẩm/dịch vụ)

Lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

120.000 đồng (cho 1 nhóm sản phẩm/dịch vụ đầu tiên, từ nhóm sản phẩm/dịch vụ thứ 2 trở đi: 100.000 đồng/1nhóm)

Phí đăng bạ Quyết định cấp Văn bằng bảo hộ

120.000 đồng

Phí công bố Quyết định cấp Văn bằng bảo hộ:

120.000 đồng.

3. Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền của LuatVietnam

Hiện nay LuatVietnam đã vad đang phát triển dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyền. Với đội ngũ chuyên gia pháp lý nhiều kinh nghiệm và hệ thống luật sư đối tác uy tín, LuatVietnam hỗ trợ khách hàng làm thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyền gồm các nội dung:

- Tư vấn về nhãn hiệu, điều kiện để nhãn hiệu được bảo hộ.

- Tư vấn, tra cứu đánh giá khả năng đăng ký để được bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam và nước ngoài.

- Phân loại nhãn hiệu theo đúng danh mục quy định.

- Chuẩn bị hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cho khách hàng, bao gồm soạn thảo tất cả các biểu mẫu liên quan đến thủ tục đăng ký nhãn hiệu:

+ Viết tờ khai đăng ký bảo hộ nhãn hiệu theo mẫu chuẩn.

+ Hỗ trợ tra cứu và tư vấn nhãn hiệu.

+ Chuẩn bị các tài liệu:

  • Tài liệu chứng minh quyền đăng ký nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;
  • Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu yêu cầu hưởng quyền ưu tiên.

- Đại diện khách hàng nộp hồ sơ và làm các thủ tục tại Cục Sở hữu trí tuệ.

- Theo dõi hồ sơ đăng ký, kịp thời sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

- Nhận văn bằng bảo hộ và chuyển cho khách hàng.

- Tiến hành các thủ tục, gia hạn, chuyển nhượng, xử lý vi phạm.

Trên đây là những thông tin đáng chú ý liên quan đến việc đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam. Nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu hoặc muốn tư vấn pháp lý liên quan, quý khách hàng vui lòng liên hệ 0938.36.1919 để được hỗ trợ miễn phí.
Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Trò chơi điện tử trên mạng đang trở nên ngày càng thịnh hành đối với mọi lứa tuổi. Do đó, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã ban hành các quy định dành riêng cho việc cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4 trên mạng cùng với mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4.

Làm thế nào để được cung cấp trò chơi điện tử G1?

Để đảm bảo cho việc cung cấp và sử dụng các trò chơi điện tử trên mạng được an toàn cho người dùng, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã quy định chặt chẽ hơn các nội dung liên quan đến hoạt động này. Vậy làm thế nào để được cung cấp trò chơi điện tử G1 trên mạng?

Mẫu đơn đề nghị cung cấp dịch vụ mạng xã hội

Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã được ban hành ngày 09/11/2024. Trong đó, đáng chú ý là các quy định chi tiết về cung cấp dịch vụ mạng xã hội. Vậy để đề nghị cung cấp dịch vụ mạng xã hội, doanh nghiệp phải sử dụng mẫu đơn nào?

Điều kiện cung cấp dịch vụ mạng xã hội là gì?

Mạng xã hội là trang mạng điện tử rất phổ biến hiện nay. Vậy điều kiện để được cung cấp dịch vụ mạng xã hội là gì và những quy định nào doanh nghiệp cần biết khi cung cấp dịch vụ mạng xã hội?