Nghi ngờ lừa đảo, đăng ảnh người này lên mạng có được không?

Nhằm đưa ra cảnh giác với những người xung quanh hoặc nhờ “cộng đồng mạng” tìm ra kẻ lừa đảo, nhiều người đã đăng ảnh người nghi ngờ lừa đảo lên các mạng xã hội. Vậy, theo quy định, hành vi này có phạm luật không?

1. Có được đăng ảnh người nghi ngờ là lừa đảo lên mạng không?

Việc đăng ảnh người nghi ngờ là kẻ xấu lừa đảo lên mạng khá phổ biến, nhất là khi các mạng xã hội như facebook, zalo,… ngày càng được nhiều người sử dụng. Thế nhưng nếu không tìm hiểu kỹ trước khi đăng ảnh sẽ rất dễ phạm luật.

Điều 32 Bộ luật Dân sự 2015 quy định cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình. Theo đó, việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý. Trường hợp sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Trong đó, trường hợp sử dụng hình ảnh của cá nhân để đăng lên mạng kèm theo đó là nội dung bịa đặt, sai sự thật, vu khống… là một trong các hành vi vi phạm pháp luật.

Tuy nhiên, tại Điều Luật này cũng quy định 02 trường hợp sử dụng hình ảnh cá nhân mà không cần sự đồng ý của người đó:

- Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng;

- Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.

Như vậy, đối chiếu với các quy định nêu trên, trường hợp có nghi ngờ ai đó có hành vi lừa đảo và chứng minh được hành vi lừa đảo đó, người dân có thể đăng hình ảnh người này lên mạng để cảnh giác với bạn bè, người thân hoặc để tìm ra đối tượng lừa đảo.

Bởi, việc đăng ảnh đối tượng lừa đảo trong trường hợp này được coi là sử dụng hình ảnh cá nhân vì lợi ích cộng đồng. Cần lưu ý rằng, ảnh và nội dung kèm theo cần phải đúng sự thật, không thêm bớt thông tin hay có yếu tố bịa đặt.

Ngoài ra, người dân cũng có thể đăng lại những hình ảnh đã được đưa tin bới các trang thông tin chính thống như: Thông tin Chính phủ, trang của các cơ quan Công an…

Đăng ảnh người nghi ngờ là lừa đảo lên mạng được không
Một số trường hợp được sử dụng hình ảnh người khác mà không cần xin phép (Ảnh minh họa)

2. Trường hợp nào đăng ảnh người khác trên mạng xã hội bị xử phạt?

Hành vi sử dụng hình ảnh cá nhân không thuộc trường hợp không cần xin phép hoặc khi chưa được người đó cho phép thì được xác định là sử dụng trái phép hình ảnh của người khác.

Tương tự, trường hợp sử dụng hình ảnh của người khác đăng lên mạng mà không chứng minh được hành vi lừa đảo của người này thì được coi là hành vi đăng ảnh lên mạng xã hội nhằm bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác… Khi đó, ngươi đăng ảnh có thể bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự.

Do vậy, trước khi đăng bất kỳ hình ảnh hay thông tin nào lên mạng xã hội, người dân cần kiểm chứng về độ chính xác của hình ảnh và thông tin để không vi phạm pháp luật.

3. Mức phạt khi tự ý đăng ảnh người khác trên mạng xã hội

Khi sử dụng hình ảnh người khác trên mạng xã hội trái phép, người vi phạm có thể bị xử lý như sau:

3.1 Xử phạt hành chính

- Phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng: Nếu tiết lộ thông tin về bí mật đời tư của cá nhân (trong đó có sử dụng hình ảnh của người khác mà không được cho phép) nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự (khoản 2 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP).

- Phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng: Nếu sử dụng trái phép hình ảnh người khác nhằm mục đích vu khống, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người có hình ảnh (điểm e khoản 3 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP).

3.2 Chịu trách nhiệm hình sự

Tuỳ vào mục đích của việc sử dụng hình ảnh người khác trên mạng xã hội, người vi phạm có thể phải chịu trách nhiệm hình sự với tội danh tương ứng, trong đó thông thường được xác định là Tội làm nhục người khác tại Điều 155 Bộ luật Hình sự với khung hình phạt cao nhất là 05 năm tù giam.

Trên đây là giải đáp vấn đề Đăng ảnh người nghi ngờ là lừa đảo lên mạng được không? Nếu còn vấn đề vướng mắc, vui lòng liên hệ 19006192 để được LuatVietnam hỗ trợ, giải đáp.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Trong thời đại hội nhập quốc tế, việc thông thạo tiếng Anh không chỉ là một kỹ năng quan trọng mà còn là lợi thế cạnh tranh để vươn xa hơn trong học tập và sự nghiệp. Trong số các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, IELTS (International English Language Testing System) nổi bật như một tiêu chuẩn vàng được công nhận toàn cầu.

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Thông tư 50/2024/TT-NHNN đã bổ sung một số quy định mới nhằm tăng cường bảo mật, phòng ngừa các sự cố thông tin xảy ra. Vậy, doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

5 bước kích hoạt tài khoản định danh không cần điện thoại thông minh

5 bước kích hoạt tài khoản định danh không cần điện thoại thông minh

5 bước kích hoạt tài khoản định danh không cần điện thoại thông minh

Hiện nay có không ít người dân vẫn còn sử dụng điện thoại di động thông thường (không hỗ trợ mạng) hoặc điện thoại thông minh nhưng không đáp ứng yêu cầu để cài đặt ứng dụng định danh điện tử VNeID. Khi đó, người dân vẫn có thể kích hoạt tài khoản định danh theo hướng dẫn sau.