Đàm phán giá trong đấu thầu là gì? Được áp dụng khi nào?

Cụ thể, đảm phán giá trong đấu thầu hiện nay được quy định như thế nào theo Luật Đấu thầu 2023 vừa có hiệu lực. Cùng tham khảo bài viết sau để nắm rõ vấn đề.

1. Đàm phán giá trong đấu thầu là gì?

Đàm phán giá trong đấu thầu là gì?
Đàm phán giá trong đấu thầu là gì? (Ảnh minh hoạ)

Điều 20 Luật Đấu thầu 2023 có quy định các hình thức đầu thầu hiện nay được áp dụng bao gồm: Đấu thầu hạn chế; Chỉ định thầu; Mua sắm trực tiếp; Chào hàng cạnh tranh; Tự thực hiện; Đàm phán giá; Tham gia thực hiện của cộng đồng; Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt.

Như vậy đàm phán giá là một trong những hình thức đấu thầu được áp dụng theo quy định hiện hành.

2. Đàm phán giá được áp dụng khi nào?

Trước đây, tại Điều 48 Luật Đấu thầu 2013 chỉ quy định hình thức đàm phán giá được thực hiện đối với các gói thầu mua thuốc mà chỉ có 01 - 02 nhà sản xuất, thuốc hiếm; thuốc biệt dược gốc, thuốc trong thời gian còn bản quyền và những trường hợp đặc thù khác.

Tuy nhiên, mới nhất tại Điều 28 Luật Đấu thầu 2023 đã bổ sung nội dung quy định về đàm phán giá đối với thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm. Cụ thể, theo quy định hiện hành, đàm phán giá được áp dụng đối với những gói thầu sau:

- Trường hợp 1: Mua biệt dược gốc sinh phẩm tham chiếu;

- Trường hợp 2: Mua thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm mà chỉ có một hoặc hai hãng sản xuất.

Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ y tế quyết định về việc áp dụng hình thức đàm phán giá và ban hành danh mục thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm áp dụng hình thức đàm phán giá cùng quy định quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu đối với những gói thầu áp dụng hình thức đàm phán giá.

Hiện nay, Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BYT là văn bản đang còn hiệu lực có quy định Danh mục thuốc được áp dụng hình thức đàm phán giá.

Mới nhất, Bộ Y tế đã có dự thảo Thông tư ban hành danh mục thuốc, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế được áp dụng hình thức đàm phán giá và quy định quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu áp dụng hình thức đàm phám giá.

Thông tư này vẫn chưa được ban hành chính thức, do đó danh mục thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm được áp dụng hình thức đàm phán giá theo quy định Luật Đấu thầu 2023 vẫn chưa có quy định cụ thể.

Bên cạnh đó, tại dự thảo Thông tư Bộ Y tế đề xuất Danh mục vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế được đàm phá giá bao gồm 6 loại và Danh mục thuốc được đàm phán giá bao gồm 315 loại, bao gồm 286 thuốc biệt dược gốc, sinh phẩm tham chiếu; 15 thuốc điều trị HIV-AIDS, 1 thuốc điều trị lao, 13 vắc xin cho Chương trình Tiêm chủng mở rộng có từ 01 hoặc 02 nhà sản xuất.

3. Quy trình đàm phán giá trong đấu thầu?

Quy trình đàm phán giá trong đấu thầu
Quy trình đàm phán giá trong đấu thầu (Ảnh minh hoạ)

Như đã đề cập đến tại phần trên, hiện nay Thông tư mới quy định về quy trình và thủ tục lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu áp dụng hình thức đàm phán giá theo quy định mới tại Luật Đấu thầu 2023 vẫn chưa được ban hành.

Tuy nhiên, căn cứ quy định hiện hành tại Chương V Thông tư 15/2019/TT-BYT (vẫn còn hiệu lực) và tham khảo nội dung tại Điều 78 Nghị định 63/2014/NĐ-CP thì quy trình, thủ tục đàm phám giá thuốc trong đấu thầu bao gồm các bước sau:

- Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia xây dựng lộ trình đàm phán giá dựa trên nhu cầu sử dụng thuốc thực tế, nhân lực và thời gian thực hiện đàm phán giá.

- Xây dựng kế hoạch đàm phán giá: Xác định nhu cầu, lập kế hoạch đàm phán giá,..

- Thẩm định và phê duyệt kế hoạch đàm phán giá

- Lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ yêu cầu

- Tổ chức đàm phán giá thuốc:

+ Gửi thông báo mời đàm phán đến các nhà thầu cung cấp (nêu rõ địa điểm, thời gian, loại thuốc cần đàm phán về giá);

+ Nhà thầu chuẩn bị và nộp hồ sơ đề xuất;

+ Đánh giá hồ sơ đề xuất, chuẩn bị phương án đàm phán giá;

+ Hội đồng đàm phán tiến hành đàm phán giá với từng nhà thầu và quyết định.

- Thẩm định, phê duyệt kết quả đàm phán giá và tổ chức thực hiện kết quả đàm phán giá thuốc

4. Mua sắm tập trung có được đàm phán giá không?

Căn cứ khoản 3 Điều 53 Luật Đấu thầu 2023 có quy định đối với những trường hợp hàng hóa thuộc danh mục mua sắm tập trung đáp ứng đủ các điều kiện đàm phán giá theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Đấu thầu 2023 thì được áp dụng hình thức đàm phán giá.

Như vậy, nếu hàng hóa thuộc danh mục mua sắm tập trung là biệt dược gốc sinh phẩm tham chiếu; Hoặc thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm mà chỉ có một hoặc hai hãng sản xuất thì được áp dụng hình thức đàm phán giá.

Trên đây là thông tin về vấn đề đàm phán giá trong đấu thầu. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ theo số 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Trong thời đại hội nhập quốc tế, việc thông thạo tiếng Anh không chỉ là một kỹ năng quan trọng mà còn là lợi thế cạnh tranh để vươn xa hơn trong học tập và sự nghiệp. Trong số các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, IELTS (International English Language Testing System) nổi bật như một tiêu chuẩn vàng được công nhận toàn cầu.

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Thông tư 50/2024/TT-NHNN đã bổ sung một số quy định mới nhằm tăng cường bảo mật, phòng ngừa các sự cố thông tin xảy ra. Vậy, doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?