Đã có bản So sánh Luật sửa đổi bổ sung Luật Bảo hiểm y tế 2024

Luật sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế 2024 sẽ chính thức có hiệu lực từ 01/7/2025. Để giúp quý khách hàng dễ dàng nắm bắt và áp dụng các quy định mới, LuatVietnam đã cập nhật bản so sánh Luật sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế 2024 với các văn bản đã được ban hành.

Tại sao nên mua bản So sánh Luật sửa đổi bổ sung Luật Bảo hiểm y tế 2024?

Luật Bảo hiểm y tế là một trong những văn bản vô cùng quan trọng, thiết thực trong đời sống người dân.

Nhằm giúp khách hàng nhanh chóng nắm bắt đầy đủ các thay đổi quan trọng trong Luật sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế 2024, có hiệu lực từ 01/7/2025, LuatVietnam đã biên soạn Bản so sánh chi tiết giữa Luật sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế 2024 với các văn bản đã được ban hành.

Cụ thể, nội dung của bản So sánh Luật sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế 2024 bao gồm:

📌 Đối chiếu các Luật và Dự thảo liên quan (bao gồm Luật Bảo hiểm y tế 2008; Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014; Luật Cư trú 2020 và dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế) trên File Excel chi tiết đến từng điều, từng khoản.

📌 Tóm tắt các điểm mới và giải thích rõ ràng, dễ hiểu về những thay đổi trong từng quy định.

📌 Trích dẫn nguyên văn các quy định pháp luật để tiện tra cứu.

📌 Đặc biệt phù hợp với các đối tượng pháp chế, chủ doanh nghiệp, và các đơn vị hành chính sự nghiệp…

🎯 Phí tải bản So sánh: 299.000 đồng

* Mức giá này chỉ áp dụng trước ngày 01/5/2025.

🎯 Thông tin chuyển khoản:

Số tài khoản: 0451000475999 tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, chi nhánh Thành Công, Hà Nội.

Đơn vị nhận tiền: Công ty Cổ phần Truyền thông Luật Việt Nam

Nội dung thanh toán: Phí cung cấp bản so sánh Luật BHYT 2024

Quét mã QR dưới đây để chuyển khoản nhanh hơn:

📞 Sau khi chuyển khoản, liên hệ ngay LuatVietnam theo số  0936385236  (điện thoại/Zalo) để nhận bản So sánh hoặc để được hỗ trợ đăng ký mua. 

Điểm qua những điểm mới đáng chú ý tại Luật sửa đổi bổ sung Luật Bảo hiểm y tế 2024​ 

(1) Bổ sung đối tượng trong nhóm tự đóng bảo hiểm y tế:

- Người sinh sống và làm việc, người được nuôi dưỡng, chăm sóc trong các tổ chức, cơ sở từ thiện, tôn giáo;

- Người lao động trong thời gian nghỉ không hưởng lương hoặc tạm hoãn hợp đồng lao động

- Người không thuộc các trường hợp trên và trường hợp thuộc hộ gia đình tham gia bảo hiểm y tế theo hình thức hộ gia đình

(2) Bổ sung quy định chi trả 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám chữa bệnh ban đầu bao gồm:

+ Trạm y tế.

+ Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình.

+ Trạm y tế quân+ dân y, phòng khám quân+ dân y.

+ Trung tâm y tế cấp huyện có giấy phép hoạt động theo hình thức phòng khám.

+ Y tế cơ quan, đơn vị, tổ chức (theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế).

+ Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban đầu trong quân đội, công an (theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an).

(3) Bổ sung quy định chi trả 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú tại Phòng khám đa khoa khu vực.

(4) Sửa đổi, bổ sung quy định về thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế như sau:

- Đối với người tham gia BHYT khi khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình đồng thời thông tin về thẻ BHYT và giấy tờ chứng minh nhân thân (Luật BHYT năm 2008 quy định chỉ cần xuất trình thẻ BHYT có ảnh, trường hợp thẻ không có ảnh thì mới phải xuất trình thẻ BHYT và giấy tờ chứng minh nhân thân).

- Bổ sung quy định trẻ em dưới 6 tuổi và người đã hiến bộ phận cơ thể người chưa được cấp thẻ BHYT thì xuất trình giấy tờ hợp pháp khác.

Và nhiều quy định mới đáng chú ý khác...

Tất cả đều được cập nhật đầy đủ tại bản So sánh Luật sửa đổi bổ sung Luật Bảo hiểm y tế 2024 của LuatVietnam.

📞 Liên hệ ngay LuatVietnam theo số 0936385236 (điện thoại/Zalo) để được hỗ trợ. 
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Vì sao phản đối nhãn hiệu lại cần thiết ở Việt Nam?

Nhiều chủ nhãn hiệu có thể nghĩ rằng, thẩm định viên tại Cục SHTT Việt Nam sẽ tự động từ chối các đơn đăng ký nhãn hiệu bị xem là tương tự rõ ràng với các nhãn hiệu có trước, nhưng thực tế có thể khác biệt một cách bất ngờ. Việc cho rằng các nhãn hiệu rất giống nhau, đặc biệt là những nhãn hiệu đăng ký cho các hàng hóa và dịch vụ tương tự hoặc liên quan, chắc chắn sẽ bị từ chối, là một lầm tưởng phổ biến. Vì những lý do không lường trước được trong quá trình thẩm định, ngay cả những nhãn hiệu có vẻ tương tự gây nhầm lẫn đôi khi vẫn có thể được bảo hộ.

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam có miễn trừ trách nhiệm vi phạm bản quyền?

Nhãn hiệu và bản quyền - hai khái niệm tưởng chừng như quen thuộc nhưng lại ẩn chứa vô vàn những vấn đề pháp lý phức tạp. Nhiều người lầm tưởng rằng, có được Giấy chứng nhận Đăng ký Nhãn hiệu là "vô tư" sử dụng logo mà không cần quan tâm đến bất kỳ điều gì khác. Tuy nhiên, thực tế lại không hề đơn giản như vậy. Thực tế chỉ ra rằng, việc đăng ký nhãn hiệu và vấn đề vi phạm bản quyền là hai phạm trù pháp lý hoàn toàn khác biệt. KENFOX IP & Law Office phân tích những khác biệt cốt lõi, khám phá những điểm giao thoa và đặc biệt, làm sáng tỏ lý do vì sao, ngay cả khi bạn đã có nhãn hiệu được đăng ký, nguy cơ vi phạm bản quyền vẫn luôn rình rập.

Thế chấp tài sản trí tuệ - Nhãn hiệu tại Việt Nam: Phân tích pháp lý và triển vọng thị trường

Việt Nam đang khẳng định vị thế là một nền kinh tế năng động, hội nhập quốc tế sâu rộng và đạt được tốc độ tăng trưởng ấn tượng, và vai trò của tài sản trí tuệ (TSTT) ngày càng trở nên quan trọng, đặc biệt trong các lĩnh vực kinh tế chủ chốt như công nghệ, thương mại điện tử và dược phẩm. Cùng với sự gia tăng đầu tư nước ngoài, một vấn đề pháp lý then chốt được đặt ra là: Khung pháp lý hiện hành của Việt Nam có đủ khả năng bảo đảm TSTT được công nhận và bảo vệ như một loại tài sản có thể thế chấp, từ đó tạo điều kiện cho việc sử dụng TSTT như một công cụ tài chính hữu hiệu cho doanh nghiệp và nhà đầu tư hay không?