Cướp tài sản làm chết người, tội có chồng thêm tội?

Để hành vi cướp tài sản được thực hiện một cách suôn sẻ, các đối tượng không ngần ngại thẳng tay gây thương tích cho nạn nhân. Thế nhưng, hành vi này có thể để lại hậu quả nghiêm trọng, thậm chí là làm chết người.

Trong trường hợp này, để xác định tội danh cho người phạm tội cần xác minh xem hành vi gây tại nạn cho nạn nhân có mục đích làm chết người hay không theo hai trường hợp dưới đây:

1. Cướp tài sản nhưng “lỡ” tay làm chết người

Cướp tài sản là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài.

Trong quá trình cướp tài sản, các đối tượng vô ý gây ra tai nạn hoặc cố ý gây ra tai nạn nhưng chỉ nhằm mục đích trốn chạy chứ không cố ý gây chết người thì người phạm tội chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cướp tài sản với tình tiết định khung hình phạt là làm chết người.

Theo điểm c khoản 4 Điều 168 Bộ luật Hình sự 2015, phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 18 năm - 20 năm hoặc tù chung thân:

- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500 triệu đồng trở lên;

- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên;

- Làm chết người...

Như vậy, với trường hợp “lỡ” tay làm chết người, người phạm tội chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cướp tài sản với mức phạt tù từ 18 năm - 20 năm hoặc tù chung thân.

Cướp tài sản làm chết người, tội có chồng thêm tội? (Ảnh minh họa)

2. Cướp tài sản rồi giết người nhằm che giấu hành vi phạm tội

Có không ít trường hợp sau khi thực hiện hành vi cướp tài sản, người thực hiện hành vi phạm tội ra tay với nạn nhân để che giấu tội phạm. Với trường hợp này, ngoài Tội cướp tài sản, người phạm tội còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội giết người.

Theo đó, giết người để che giấu tội phạm là trường hợp mà trước khi giết người, người phạm tội đã thực hiện một hiện một tội phạm khác và để che giấu tội phạm đó nên người phạm tội đã giết người, giữa hành vi giết người với tội phạm đã thực hiện phải có mối liên hệ với nhau. Về mặt thời gian thì tội phạm muốn che giấu xảy ra trước so với tội giết người.

Tóm lại, người thực hiện hành vi cướp tài sản sau đó giết người để che giấu hành vi phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hai tội danh:

- Tội cướp tài sản;

- Tội giết người.

Trong đó, với Tội Giết người với tình tiết định khung quy định tại điểm g khoản 1 Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 (Giết người để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác), người phạm tội có thể bị phạt tù từ 12 - 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

Trên đây là giải đáp về cướp tài sản làm chết người, bị xử lý thế nào? Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ.

>> Người khác mượn xe đi cướp tài sản, chủ xe có có phạm tội không?

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Trò chơi điện tử trên mạng đang trở nên ngày càng thịnh hành đối với mọi lứa tuổi. Do đó, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã ban hành các quy định dành riêng cho việc cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4 trên mạng cùng với mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4.

Làm thế nào để được cung cấp trò chơi điện tử G1?

Để đảm bảo cho việc cung cấp và sử dụng các trò chơi điện tử trên mạng được an toàn cho người dùng, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã quy định chặt chẽ hơn các nội dung liên quan đến hoạt động này. Vậy làm thế nào để được cung cấp trò chơi điện tử G1 trên mạng?

Mẫu đơn đề nghị cung cấp dịch vụ mạng xã hội

Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã được ban hành ngày 09/11/2024. Trong đó, đáng chú ý là các quy định chi tiết về cung cấp dịch vụ mạng xã hội. Vậy để đề nghị cung cấp dịch vụ mạng xã hội, doanh nghiệp phải sử dụng mẫu đơn nào?

Điều kiện cung cấp dịch vụ mạng xã hội là gì?

Mạng xã hội là trang mạng điện tử rất phổ biến hiện nay. Vậy điều kiện để được cung cấp dịch vụ mạng xã hội là gì và những quy định nào doanh nghiệp cần biết khi cung cấp dịch vụ mạng xã hội?