Công văn về việc ban hành Điều lệ mẫu Khu công nghiệp

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải văn bản
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Công văn 7902-BKH/KCN

Công văn về việc ban hành Điều lệ mẫu Khu công nghiệp
Cơ quan ban hành: Bộ Kế hoạch và Đầu tưSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:7902-BKH/KCNNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công vănNgười ký:Trần Xuân Giá
Ngày ban hành:08/12/1997Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:Đang cập nhậtTình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực:

tải Công văn 7902-BKH/KCN

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CÔNG VĂN

CỦA BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ SỐ 7902-B KH/KCN NGÀY 8
THÁNG 12 NĂM 1997VỀ VIỆC BAN HÀNH ĐIỀU LỆ MẪU KCN

 

Kính gửi: - Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương,

- Các Ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh,

 

Căn cứ Quy chế khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao ban hành kèm theo Nghị định số 36/CP ngày 24-4-1997 của Chính phủ và thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ số 264/TTg ngày 24 tháng 4 năm 1997 về việc ban hành các văn bản hướng dẫn và triển khai một số công việc thực hiện Quy chế khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, nay Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành kèm theo văn bản này Điều lệ mẫu về quản lý khu công nghiệp.

Căn cứ Điều lệ mẫu và điều kiện cụ thể của các khu công nghiệp, Ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh lập Điều lệ từng khu công nghiệp trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê chuẩn và ban hành. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh, đề nghị Ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kịp thời phản ánh với Bộ Kế hoạch và Đầu tư để có điều chỉnh, bổ sung kịp thời.

 

 

 

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
(THÀNH PHỐ)..............

Số........

 

CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

......., ngày... tháng... năm 19...

 

 

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH (THÀNH PHỐ)

 

 

- Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam qua ngày 21 tháng 6 năm 1994;

- Căn cứ Quy chế khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao ban hành kèm theo Nghị định số 36/CP ngày 24 tháng 4 năm 1997 của Chính phủ;

- Căn cứ vào Văn bản số..... BKH/KCN ngày... tháng... năm 1997 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Điều lệ Khu công nghiệp mẫu;

- Xét đề nghị của Trưởng ban Ban quản lý Khu công nghiệp tỉnh, (thành phố)........... tại văn bản số........ ngày... tháng... năm 199... về việc ban hành điều lệ Khu công nghiệp...

QUYẾT ĐỊNH

 

Điều 1.

Phê chuẩn và ban hành điều lệ Khu công nghiệp............ tại........... kèm theo Quyết định này.

 

Điều 2.

Quyết định này có hiệu lực từ ngày......

 

Điều 3.

Ban quản lý Khu công nghiệp......... Công ty phát triển hạ tầng Khu công nghiệp, các doanh nghiệp trong khu công nghiệp........... chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

T/M UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH (THÀNH PHỐ)

Chủ tịch

 

 

ĐIỀU LỆ KHU CÔNG NGHIỆP

(Ban hành kèm theo Quyết định số... ngày... tháng... năm 199...
của Uỷ ban nhân dân tỉnh (thành phố)....................)

 

CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1.

Điều lệ này quy định cụ thể việc quản lý và điều hành Khu công nghiệp... được Chính phủ quyết định thành lập tại Quyết định số..... /TTg ngày... tháng... năm 199... .(sau đây gọi tắt là Khu công nghiệp).

 

Điều 2.

Việc quản lý và điều hành Khu công nghiệp được phân định như sau:

2.1. Ban quản lý......... (sau đây gọi tắt là Ban quản lý), được thành lập và hoạt động theo..., thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước đối với Khu công nghiệp theo chức năng và thẩm quyền của mình và theo uỷ quyền của các Bộ, ngành và của các cơ quan quản lý Nhà nước phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam.

2.2. Công ty............. (sau đây gọi tắt là Công ty phát triển hạ tầng), được thành lập và hoạt động theo.................... của......................, thực hiện nhiệm vụ xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp.

 

CHƯƠNG II
BAN QUẢN LÝ

 

Điều 3. Ban quản lý............... là cơ quan quản lý Khu công nghiệp có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

(Ghi theo quy định của Quy chế khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao hoặc/và Quyết định thành lập Ban quản lý).

 

Điều 4.

Ban quản lý chịu sự quản lý Nhà nước của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và thực hiện một số nhiệm vụ về quản lý Nhà nước trong Khu công nghiệp theo văn bản uỷ quyền của các cơ quan này.

 

Điều 5.

Ban quản lý được Uỷ ban nhân dân... (tên Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ quy định tại Quy chế khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao ban hành kèm theo Nghị định số 36/CP ngày 24 tháng 4 năm 1997 của Chính phủ (sau đây gọi tắt là Quy chế Khu công nghiệp) và các văn bản uỷ quyền của các Bộ, ngành Trung ương và Uỷ ban nhân dân......., điều lệ quản lý xây dựng theo quy hoạch Khu công nghiệp và Điều lệ này. Ban quản lý ban hành các quy định, nội quy, quy trình nghiệp vụ cụ thể áp dụng trong Khu công nghiệp.

 

CHƯƠNG III
CÔNG TY PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG

 

Điều 6.

Công ty phát triển hạ tầng có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: (Ghi theo Quyết định đầu tư hoặc Giấy phép đầu tư).

 

Điều 7.

Công ty phát triển hạ tầng vận động đầu tư vào Khu công nghiệp trên cơ sở quy hoạch đã được phê duyệt.

 

Điều 8.

Công ty phát triển hạ tầng trực tiếp thực hiện hoặc uỷ thác và công ty khác thực hiện việc duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa các công trình cơ sở hạ tầng và các công trình xây dựng, nhà xưởng, máy móc, thiết bị khác thuộc vốn đầu tư của Công ty trong suốt thời hạn hiệu lực của Quyết định đầu tư hoặc Giấy phép đầu tư (sau đây gọi chung là Giấy phép đầu tư), kể cả thời gian được gia hạn (nếu có). Trong trường hợp Công ty phát triển hạ tầng uỷ thác các công ty khác thực hiện các công việc nói trên, Công ty phát triển hạ tầng vẫn phải chịu trách nhiệm về chất lượng, thời hạn hoàn thành trước các doanh nghiệp Khu công nghiệp trong phạm vi Hợp đồng kinh tế đã ký kết.

 

Điều 9.

Trong quá trình hoạt động, Công ty phát triển hạ tầng phải tuân thủ các quy định của Giấy phép đầu tư, quy định của pháp luật hiện hành. Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng, quy hoạch Khu công nghiệp, Điều lệ này và các quy định khác do Ban quản lý ban hành.

 

CHƯƠNG IV
DOANH NGHIỆP KHU CÔNG NGHIỆP

 

Điều 10.

Nhà đầu tư Việt Nam và nước ngoài muốn đầu tư xây dựng doanh nghiệp tại Khu công nghiệp phải đáp ứng các điều kiện quy định tại các văn bản pháp luật hiện hành có liên quan và phải tuân thủ các quy định tại bản Điều lệ này. Điều 11.

Các ngành sản xuất các sản phẩm sau đây được đầu tư vào Khu công nghiệp: Ghi theo danh mục ngành nghề đã được phê duyệt).

 

Điều 12.

Nhà đầu tư được thành lập doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp khác trong Khu công nghiệp.

 

Điều 13.

Nhà đầu tư nước ngoài được lựa chọn hình thức đầu tư theo Luật đầu tư nước ngoài để hoạt động theo Quy chế Khu công nghiệp.

 

Điều 14.

Nhà đầu tư tự quyết định cách xây dựng doanh nghiệp thành lập tại Khu công nghiệp trên cơ sở:

1- Thuê lại đất của Công ty phát triển hạ tầng đã được xây dựng cơ sở hạ tầng để tự mình thiết kế, xây dựng nhà xưởng và lắp đặt thiết bị hình thành doanh nghiệp.

2- Mua hoặc thuê nhà xưởng tiêu chuẩn do Công ty phát triển hạ tầng xây dựng để thiết kế dây chuyền công nghệ, lắp đặt thiết bị hình thành doanh nghiệp.

 

Điều 15.

Doanh nghiệp Khu công nghiệp được sử dụng các dịch vụ xử lý nước thải, chất thải, cấp điện, cấp nước, vệ sinh và các tiện ích công cộng trong Khu công nghiệp thông qua Hợp đồng kinh tế với Công ty phát triển hạ tầng hoặc Công ty cung cấp dịch vụ.

Điều 16.

Nhà đầu tư nộp đơn và hồ sơ xin cấp Giấy phép đầu tư thành lập doanh nghiệp Khu công nghiệp tại Ban quản lý.

 

Điều 17.

Thời hạn hoạt động của doanh nghiệp Khu công nghiệp được quy định cụ thể trong Giấy phép đầu tư.

Khi kết thúc thời hạn, doanh nghiệp có thể làm đơn xin gia hạn gửi đến cơ quan cấp Giấy phép đầu tư.

Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, thời hạn hoạt động của doanh nghiệp Khu công nghiệp, kể cả sau khi được gia hạn, không dài hơn thời hạn hoạt động còn hiệu lực của Công ty phát triển hạ tầng.

 

Điều 18.

Mọi thay đổi về hoạt động của doanh nghiệp Khu công nghiệp so với Giấy phép đầu tư phải được cơ quan cấp Giấy phép đầu tư chấp thuận bằng văn bản trước khi thực hiện.

Mọi thay đổi về thành phần, cơ cấu lãnh đạo doanh nghiệp phải báo cáo kịp thời cho Ban quản lý.

 

Điều 19.

Doanh nghiệp Khu công nghiệp chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Doanh nghiệp có quyền và nghĩa vụ như quy định tại Quy chế Khu công nghiệp.

 

CHƯƠNG V
SỬ DỤNG ĐẤT VÀ NHÀ XƯỞNG

 

Điều 20.

Địa điểm lập doanh nghiệp cho chủ đầu tư thoả thuận lựa chọn với Công ty phát triển với sự giám sát của Ban quản lý, phù hợp với quy hoạch phát triển Khu công nghiệp đã được phê duyệt.

 

Điều 21.

Sau khi vị trí và diện tích lô đất để xây dựng doanh nghiệp hoặc vị trí và diện tích nhà xưởng tiêu chuẩn đã được lựa chọn như quyết định sử dụng tại Điều 20, nhà đầu tư ký Hợp đồng sơ bộ với Công ty phát triển hạ tầng và đặt cọc tiền giữ chỗ. Thời hạn hiệu lực, số tiền đặt cọc và các điều khoản khác của Hợp đồng sơ bộ do Công ty phát triển hạ tầng và nhà đầu tư thoả thuận.

Quá thời hạn ghi trong Hợp đồng sơ bộ nếu Nhà đầu tư không nộp đơn và hồ sơ xin thành lập Doanh nghiệp thì Hợp đồng sơ bộ hết hiệu lực và số tiền đặt cọc không được hoàn trả cho Nhà đầu tư.

Trường hợp đơn xin đầu tư thành lập doanh nghiệp Khu công nghiệp không được chấp thuận, Nhà đầu tư được hoàn trả tiền đặt cọc.

 

Điều 22.

Sau khi được cấp Giấy phép đầu tư, Nhà đầu tư ký hợp đồng chính thức với Công ty phát triển hạ tầng thuê lại đất, thuê hoặc mua nhà xưởng tiêu chuẩn để hình thành doanh nghiệp.

Hợp đồng làm theo mẫu do Công ty phát triển hạ tầng soạn thảo thành ba (03) bản, mỗi bên giữ một bản và một bản đăng ký tại Ban quản lý.

 

Điều 23.

Thời hạn thuê đất để xây dựng doanh nghiệp hoặc thuê nhà xưởng tiêu chuẩn ghi trong Hợp đồng phù hợp với thời hạn hoạt động ghi trong Giấy phép đầu tư.

 

Điều 24.

Trường hợp doanh nghiệp được gia hạn hoạt động như nói tại Điều 17 Chương IV thì doanh nghiệp được tiếp tục thuê đất, thuê nhà xưởng tương ứng với thời hạn được gia hạn ghi trong Giấy phép đầu tư.

Giá tiền thuê đất, thuê nhà xưởng cho thời gian được gia hạn do doanh nghiệp và Công ty phát triển hạ tầng thoả thuận trên cơ sở Hợp đồng mới được ký kiết như nói tại Điều 22 Chương này.

 

Điều 25.

Nếu việc xây dựng công trình nhà xưởng đòi hỏi phải phân kỳ sử dụng đất, nhà đầu tư vẫn được thuê một lần toàn bộ diện tích đất cần thiết để hình thành xí nghiệp, nhưng phải có kế hoạch xây dựng, sử dụng hết lô đất trong thời hạn tối đa là hai năm. doanh nghiệp Khu công nghiệp phải gửi kế hoạch phân kỳ sử dụng đất được thuê về Công ty phát triển hạ tầng, Sở địa chính và Ban quản lý. Nếu vì lý do bất khả kháng hoặc lý do chính đáng khác mà không hoàn thành kế hoạch sử dụng đất đã cam kết thì ít nhất 30 (ba mươi) ngày trước khi kết thúc thời hạn quy định doanh nghiệp phải xin gia hạn sử dụng đất. Quá thời hạn quy định và trong trường hợp Hợp đồng không được phép gia hạn, phần đất chưa sử dụng sẽ bị thu hồi.

 

Điều 26.

Trong thời hạn 10 ngày kể từ khi ký hợp đồng cho thuê lại đất, bên cho thuê lại đất đăng ký việc cho thuê lại đất tại Sở địa chính theo quy định hiện hành.

 

Điều 27.

Việc thẩm định thiết kế xây dựng các công trình trong Khu công nghiệp được thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Xây dựng về việc lập, xét duyệt quy hoạch chi tiết, quản lý xây dựng theo quy hoạch và thẩm định thiết kế kỹ thuật công trình thuộc các dự án đầu tư vào Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao.

 

Điều 28.

Các dường ranh giới giữa các xí nghiệp, giới hạn xây dựng trong từng lô đất, điểm đấu nối công trình kỹ thuật hạ tầng của doanh nghiệp vào hệ thống công trình kỹ thuật hạ tầng chung của toàn khu công nghiệp do Công ty phát triển hạ tầng xác định.

 

Điều 29.

Khi thiết kế và xây dựng nhà xưởng phải đảm bảo mật độ xây dựng và hệ số sử dụng đất theo các quy định của pháp luật về xây dựng và quy hoạch phát triển khu công nghiệp đã được phê duyệt.

Trong trường hợp việc xây dựng được thực hiện theo nhiều giai đoạn thì ở giai đoạn đầu, mật độ xây dựng và hệ số sử dụng đất có thể chưa đạt mức quy định, nhưng khi các công trình xây dựng hoàn thành, các quy định nói trên phải được thực hiện.

 

Điều 30.

Trong quá trình xây dựng do nhu cầu thi công, nếu phải rỡ toàn bộ hoặc một phần các công trình công cộng (kể cả công trình kỹ thuật hạ tầng, chặt hạ cây xanh, đào hè đường...) hoặc cần sử dụng các công trình và các tiện ích công cộng (vỉa hè, điện, nước, đường giao thông...) thì doanh nghiệp phải thoả thuận trước với Công ty phát triển hạ tầng về thời hạn, giá trị đền bù phương thức thanh toán, phục hồi nguyên dạng công trình và các điều kiện khác nếu có.

Sau khi hoàn tất công việc và phục hồi nguyên trạng công trình, doanh nghiệp phải bàn giao công trình phục hồi cho Công ty phát triển hạ tầng và báo cáo Ban quản lý kèm theo Biên bản bàn giao.

 

Điều 31.

Đất đã giao theo hợp đồng thuê lại đất chưa được sử dụng vào mục đích đã ghi trong Giấy phép đầu tư. Khi có nhu cầu thay đổi mục đích sử dụng đất, doanh nghiệp phải thoả thuận lại với Công ty phát triển hạ tầng, báo cáo với Ban quản lý và làm lại thủ tục liên quan khác.

 

Điều 32.

Nhà xưởng đã thuê hoặc mua chưa được sử dụng vào mục đích đã ghi trong Giấy phép đầu tư. Khi có nhu cầu thay đổi mục đích sử dụng phải thoả thuận lại với Công ty phát triển hạ tầng và phải báo cáo Ban quản lý.

 

Điều 33.

Trong thời hạn còn hiệu lực của Giấy phép đầu tư, sau khi được cơ quan cấp Giấy phép đầu tư chấp thuận, doanh nghiệp có thể chuyển nhượng tài sản của mình xây dựng trên đất thuê hoặc tài sản lắp đặt trong nhà xưởng thuê hoặc mua của Công ty phát triển hạ tầng cho nhà đầu tư khác, phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam. Bên được chuyển nhượng có quyền và trách nhiệm tiếp tục thực hiện các hợp đồng mà bên chuyển nhượng đã ký kết với Công ty phát triển hạ tầng.

 

CHƯƠNG VI
CÁC VẤN ĐỀ TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN VÀ NGOẠI HỐI

 

Điều 34.

Các doanh nghiệp Khu công nghiệp có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định hiện hành và chịu sự kiểm tra tài chính của cơ quan tài chính Việt Nam. Người lao động trong Khu công nghiệp phải nộp thuế thu nhập theo Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao.

 

Điều 35.

Các doanh nghiệp Khu công nghiệp có thể áp dụng chế độ kế toán thống kê hiện hành của Việt Nam hoặc áp dụng chế độ kế toán thống kê khác theo quy tắc và tiêu chuẩn quốc tế phổ biến được Bộ Tài chính và Tổng cục Thống kê chấp thuận và chịu sự kiểm tra của các cơ quan tài chính và thống kê Việt Nam.

 

Điều 36.

Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán về giá trị là đồng Việt Nam hoặc có thể sử dụng một đơn vị tiền tệ nước ngoài do doanh nghiệp đề nghị và được Bộ Tài chính chấp thuận. Trường hợp chứng từ kế toán ghi bằng đơn vị tiền tệ khác thì phải quy đổi ra đơn vị tiền tệ đã chọn theo tỉ giá mua vào do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. Về hiện vật, phải sử dụng các đơn vị đo lường chính thức của Việt Nam. Trường hợp chứng từ kế toán đã được ghi bằng đơn vị đo lường khác thì phải quy đổi ra đơn vị đo lường chính thức của Việt Nam.

 

Điều 37.

Các doanh nghiệp Khu công nghiệp nộp thuế, nộp các loại phí, lệ phí bằng tiền Việt Nam hoặc bằng một đồng tiền nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận. Trường hợp nộp bằng tiền nước ngoài thì quy đổi ra đơn vị tiền tệ đã chọn theo tỉ giá mua vào do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm nộp.

 

Điều 38.

Niên độ kế toán tính theo năm dương lịch từ ngày 1 tháng 1 đến hết ngày 31 tháng 12. Riêng năm Tài chính đầu tiên được tính từ ngày cấp giấy phép đến hết ngày 31 tháng 12 của năm đó. Quý tính từ ngày 1 tháng đầu của quý đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý.

Tháng tính từ ngày 1 đến ngày cuói cùng của tháng. Doanh nghiệp có thể áp dụng năm tài chính 12 tháng không trùng với năm dương lịch nhưng phải được Bộ Tài chính chấp thuận.

 

Điều 39.

Các doanh nghiệp Khu công nghiệp phải lập báo cáo kế toán theo đúng chế độ kế toán đã đăng ký và được chấp thuận.

Báo cáo kế toán của doanh nghiệp phải được một Công ty kiểm toán độc lập xác nhận trước khi gửi đi.

Báo cáo kế toán phải gửi cho Ban quản lý và các cơ quan Nhà nước khác theo quy định hiện hành.

 

Điều 40.

Các doanh nghiệp Khu công nghiệp phải thực hiện kiểm kê tài sản khi kết thúc niên độ kế toán để xác định số thực về tài sản, vật tư, hàng hoá, tiền mặt, tiền gửi... của xí nghiệp. Các tài liệu kế toán (sổ sách, chứng từ, báo cáo kế toán và các tài liệu khác có liên quan đến kế toán) phải được lưu giữ, bảo quản theo quy định của Bộ Tài chính Việt Nam.

 

Điều 41.

Các hoạt động giao dịch và thanh toán bằng ngoại tệ trong Khu công nghiệp được thực hiện theo quy định của Nhà nước Việt Nam về quản lý ngoại hối.

 

CHƯƠNG VII
LAO ĐỘNG TRONG KHU CÔNG NGHIỆP

 

Điều 42.

Ban quản lý, theo uỷ quyền của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo dõi kiểm tra, đôn đốc các doanh nghiệp Khu công nghiệp thực hiện các chính sách, chế độ về lao động đối với người lao động làm việc tại Khu theo quy định của pháp luật về lao động.

 

Điều 43.

Doanh nghiệp Khu công nghiệp ưu tiên sử dụng lao động người Việt Nam. Đối với những loại công việc mà lao động Việt Nam chưa đáp ứng được thì doanh nghiệp được phép sử dụng lao động người nước ngoài trong thời hạn nhất định. Trong thời hạn đó, doanh nghiệp phải có kế hoạch đào tạo lao động người Việt Nam làm được công việc đó để thay thế.

 

Điều 44.

Sau khi được cấp Giấy phép đầu tư, doanh nghiệp lập và chuyển đến Ban quản lý kế hoạch về nhu cầu lao động, kế hoạch và yêu cầu tuyển dụng, kế hoạch đào tạo, huấn luyện kể cả gửi đi đào tạo huấn luyện ở nước ngoài, nếu có.

 

Điều 45.

Việc tuyển dụng lao động Việt Nam vào làm việc tại các doanh nghiệp Khu công nghiệp được thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về lao động. Người lao động Việt Nam được doanh nghiệp Khu công nghiệp tuyển vào làm việc phải nộp hồ sơ đăng ký tại Ban quản lý.

 

Điều 46.

Trong trường hợp sát nhập, phân chia doanh nghiệp, chuyển quyền sở hữu, quyền quản lý hoặc quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp thì chủ sơ hữu mới hoặc người sử dụng lao động kế tiếp phải có trách nhiệm thực hiện thoả ước lao động tập thể và các Hợp đồng lao động đã ký kết cho tới khi các bên thoả thuận sửa đổi, chấm dứt hoặc ký kết Hợp đồng mới.

 

CHƯƠNG VIII
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

 

Điều 47.

Trường hợp Công ty phát triển hạ tầng yêu cầu và được quy định trong Hợp đồng thuê lại đất, doanh nghiệp Khu công nghiệp phải xử lý sơ bộ nước thải đạt tiêu chuẩn quy định trước khi xả vào hệ thống nước thải chung của Khu công nghiệp do Công ty phát triển hạ tầng vận hành.

 

Điều 48.

Nước thải từ Khu công nghiệp trước khi đưa ra ngoài phải bảo đảm đạt độ sạch theo các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường của Nhà nước Việt Nam. Trường hợp nước thải từ Khu công nghiệp chưa được xử lý đúng mức, gây ô nhiễm môi trường quá giới hạn cho phép thì người gây ra ô nhiễm phải bồi thường mọi thiệt hại và phải có biện pháp khắc phục theo quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường.

 

Điều 49.

Công ty phát triển hạ tầng cung cấp dịch vụ xử lý nước thải cho doanh nghiệp Khu công nghiệp thông qua Hợp đồng kinh tế, trong sổ ghi rõ lượng nước thải, thông qua số hoá - lý của nước thải của xí nghiệp phù hợp với công suất và khả năng xử lý của nhà máy xử lý nước thải do Công ty phát triển hạ tầng vận hành.

 

Điều 50.

Doanh nghiệp Khu công nghiệp tự mình xử lý khí thải và bụi công nghiệp đảm bảo các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường do Nhà nước Việt Nam quy định và chịu trách nhiệm về những thiệt hại do khí thải làm ô nhiễm gây ra. Các chất thải rắn là phế liệu, phế phẩm, doanh nghiệp không tận dụng được nhưng có giá trị thương mại, doanh nghiệp có thể bán và thực hiện các nghĩa vụ về thuế tương tự như đối với trường hợp tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá khác của doanh nghiệp.

 

Điều 51.

Việc xử lý các chất thải rắn, không có giá trị thương mại do các doanh nghiệp thực hiện, thông qua Hợp đồng kinh tế ký với từng doanh nghiệp Khu công nghiệp.

 

CHƯƠNG IX
AN NINH - AN TOÀN, TRẬT TỰ CÔNG CỘNG
KHU CÔNG NGHIỆP

 

Điều 52.

Doanh nghiệp được quyền quy định cụ thể chế độ kiểm tra, quản lý đối với hàng hoá, phương tiện, người làm việc trong biên chế, đối với khách hàng, khách thăm của doanh nghiệp nhằm bảo đảm an toàn, bí mật công nghệ và quản lý của doanh nghiệp.

 

Điều 53.

Doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm về tổ chức phòng và chống cháy, nổ tại cơ sở của mình và tuân thủ mọi quy định của Nhà nước Việt Nam về phòng, chống cháy nổ.

 

Điều 54.

Hệ thống đường giao thông Khu công nghiệp phải được phân tuyến phân làn, được trang bị biển báo và hiệu lệnh giao thông phù hợp với luật an toàn giao thông của Việt Nam.

 

Điều 55.

Các doanh nghiệp Khu công nghiệp phải thực hiện nghiêm chỉnh các quy định, các Lệnh của Ban chỉ huy chống lụt bão...

 

 

 

 

 

 

CHƯƠNG X
XỬ LÝ TRANH CHẤP VÀ CHẾ TÀI

 

Điều 56.

Các tranh chấp liên quan đến việc thực hiện Hợp đồng kinh tế trước hết phải được giải quyết thông qua thương lượng và hoà giải giữa các bên có liên quan. Trong trường hợp không hoà giải được, các bên đưa vụ tranh chấp ra trọng tài hoặc toà án mà các bên đã thoả thuận khi ký hợp đồng.

 

Điều 57.

Các tranh chấp về quan hệ lao động giữa người lao động và giới chủ phải được giải quyết trước hết thông qua thương lượng giữa công đoàn hoặc đại diện tập thể lao động với chủ doanh nghiệp, có sự chứng kiến, tham gia của cơ quan công đoàn cấp trên của doanh nghiệp.

Trong trường hợp không hoà giải được, vấn đề tranh chấp được đưa ra xem xét, giải quyết theo quy định của Bộ Luật Lao động của Nhà nước Việt Nam.

 

Điều 58.

Các vụ án hình sự xảy ra trong Khu công nghiệp thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án Việt Nam.

 

CHƯƠNG XI
MỘT SỐ QUY ĐỊNH RIÊNG ÁP DỤNG CHO DOANH NGHIỆP CHẾ XUẤT KHÔNG NẰM TRONG KHU CHẾ XUẤT
VÀ KHU CHẾ XUẤT

 

Điều 59.

1- Khu chế xuất và Doanh nghiệp chế xuất không nằm trong khu chế xuất được ngăn cách với các vùng lãnh thổ bên ngoài bằng hệ thống tường rào, có cổng và cửa ra vào.

2- Việc ra vào khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất của người và phương tiện phải được phép của Ban quản lý.

 

Điều 60.

Hàng hoá của doanh nghiệp chế xuất, không bao gồm sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra, bán vào thị trường nội địa hoặc mua từ thị trường nội địa, bao gồm cả doanh nghiệp Khu công nghiệp trong cùng một Khu công nghiệp, được coi như hàng hoá do Việt Nam nhập khẩu từ nước ngoài hoặc xuất khẩu ra nước ngoài và tuân thủ các quy định của pháp luật xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam nhưng được miễn thủ tục xét duyệt kế hoạch xuất, nhập khẩu.

Hàng hoá là nguyên liệu, vật tư, phụ tùng mua ở thị trường nội địa để phục vụ sản xuất chính của doanh nghiệp chế xuất phải được sự chấp thuận của Ban quản lý, phải có Hợp đồng mua bán với các thành phần kinh tế có tư cách pháp nhân của Việt Nam, phải chịu thuế xuất khẩu và các loại thuế, lệ phí liên quan khác.

Hàng hoá là lương thực, thực phẩm, văn phòng phẩm của doanh nghiệp chế xuất mua ở thị trường nội địa để phục vụ sinh hoạt và hoạt động của bộ máy văn phòng được Hải quan Khu công nghiệp trực tiếp, ghi sổ theo dõi; không phải xin phê duyệt của Ban quản lý; không phải có hợp đồng kinh tế nhưng phải nộp hoá đơn hợp lệ và không phải chịu thuế xuất khẩu.

 

Điều 61.

Đối với hàng hoá là sản phẩm do doanh nghiệp chế xuất sản xuất ra, kể cả phế liệu, phế phẩm có giá trị thương mại, khi bán vào thị trường nội địa, được coi như hàng hoá nhập khẩu, phải có văn bản phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền, hợp đồng mua bán với tổ chức được phép kinh doanh và phải nộp thuế như hàng nhập khẩu.

 

Điều 62.

Hàng hoá, máy móc, thiết bị của doanh nghiệp chế xuất nếu cần được sửa chữa, trắc nghiệm, hiệu chỉnh, kiểm nghiệm mà không thể thực hiện tại doanh nghiệp hoặc trong Khu chế xuất, Ban quản lý có thể cho phép chuyển ra ngoài doanh nghiệp hoặc Khu chế xuất trên cơ sở doanh nghiệp cam kết đưa trở về doanh nghiệp trong thời hạn do Ban quản lý quy định. Trong trường hợp này, doanh nghiệp phải làm thủ tục kiểm hoá, tạm miễn nộp thuế và đăng ký vào sổ của Hải quan Khu công nghiệp.

Hàng hoá, máy móc, thiết bị nêu trên khi đưa về doanh nghiệp phải là hàng hoá, máy móc, thiết bị nguyên gốc phù hợp với danh mục đăng ký tại Hải quan Khu công nghiệp và có thể nhận dạng được.

 

Điều 63.

1- Doanh nghiệp chế xuất được ký hợp đồng gia công và hợp đồng dịch vụ với các doanh nghiệp Việt Nam thuộc các thành phần kinh tế và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, sau khi được Ban quản lý chuẩn y.

2- Để thực hiện hợp đồng gia công, hợp đồng dịch vụ, doanh nghiệp chế xuất làm đơn kèm theo chứng từ liên quan xin Ban quản lý chấp thuận về việc xuất nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm vào nội địa và làm các thủ tục hải quan khi đưa hàng hoá ra khỏi doanh nghiệp chế xuất hoặc khu chế xuất. Doanh nghiệp chế xuất phải cung cấp bảng định mức sử dụng nguyên liệu để hải quan Khu công nghiệp tiện việc kiểm tra khi hàng gia công xong chuyển về doanh nghiệp.

3- Nguyên liệu, vật tư hay bán thành phẩm xuất vào nội địa phải giao đúng đơn vị ký hợp đồng. Nếu doanh nghiệp giao nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm không đúng đơn vị nhận gia công và không chuyển hàng đã gia công về doanh nghiệp đúng thời hạn quy định thì xem như vi phạm pháp luật Việt Nam.

4- Hàng gia công xong phải chuyển về doanh nghiệp đúng thời hạn cho phép và phù hợp với hợp đồng gia công.

5- Trường hợp, khi nhận gia công cho doanh nghiệp chế xuất có cung ứng thêm một phần nguyên phụ liệu thì các doanh nghiệp nhận gia công phải nộp thuế xuất khẩu đối với các nguyên phụ liệu cung ứng thêm này. Việc nhận cung ứng thêm nguyên phụ liệu phải thể hiện trong hợp đồng gia công.

 

Điều 64.

Đối với sản phẩm phải đem vào nội địa gia công, doanh nghiệp chế xuất có thể đưa khuôn mẫu, công cụ, máy móc thử nghiệm sẵn có của mình cho các đơn vị nhận gia công sử dụng sau khi được sự chấp thuận của Ban quản lý và phải chuyển trở về doanh nghiệp khi kết thúc hợp đồng.

 

Điều 65.

Doanh nghiệp chế xuất được phép nhận gia công của các doanh nghiệp Việt Nam và nếu có cung ứng thêm một phần nguyên phụ liệu thì khi trả sản phẩm gia công. Doanh nghiệp Việt Nam phải nộp thuế nhập khẩu đối với phần nguyên phụ liệu cung ứng thêm. Việc nhận cung ứng thêm nguyên phụ liệu phải thể hiện trong hợp đồng gia công.

 

Điều 66.

Hàng hoá vận chuyển giữa doanh nghiệp chế xuất với doanh nghiệp chế xuất khác trong cùng Khu công nghiệp nhưng không cùng Khu chế xuất hoặc doanh nghiệp chế xuất ở Khu công nghiệp khác hoặc Khu chế xuất khác được thực hiện theo phương thức công-ten-nơ (container), thùng và kiện hàng niêm phong hải quan, có nhân viên hải quan áp tải và được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

 

CHƯƠNG XII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

Điều 67.

Trong quá trình thực hiện bản Điều lệ này có thể được bổ sung, sửa đổi theo đề nghị của Ban quản lý, Công ty phát triển hạ tầng hoặc theo quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh (thành phố)..........

Điều 68.

Bản Điều lệ này có liệu lực kể từ ngày....... cho đến khi có quyết định mới. Ban quản lý............, Công ty phát triển hạ tầng............. và các doanh nghiệp Khu công nghiệp............... chịu trách nhiệm thực hiện các quy định tại Điều lệ này

T/M UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH (THÀNH PHỐ)

Chủ tịch

PHỤ LỤC

DANH MỤC KHU CÔNG NGHIỆP ƯU TIÊN ĐẦU TƯ ĐẾN NĂM 2000

 

 

1- Theo Quyết định số 519/TTg ngày 6/8/1996 của Thủ tướng Chính phủ.

 

 

Tên Khu công nghiệp

Địa điểm

Diện tích đến
2000 (ha)

Phía Bắc

 

 

1- Đông Bắc (Sài Đồng A, Sài đồng B)

Hà Nội

220

2- Bắc Thăng Long

nt

350

3- Nam Thăng Long

nt

200

4- Sóc Sơn

nt

100

5- Hoà Lạc

Hà Tây

100

6- Nomura

Hải Phòng

150

7- Minh Đức

nt

200

8- Đồ Sơn

nt

100

9- Cái Lân

Quảng Ninh

70-80

10- Hoành Bồ

nt

100

Phía Nam

 

 

1- Tân Thuận

TP.Hồ Chí Minh

300

2- Linh Trung

nt

60

3- Hiệp Phước

nt

200

4- KCN Tân Tạo

nt

100

5- KCN Tân Bình

nt

120

6- Biên Hoà II

Đồng Nai

376

7- Hố Nai

nt

100

8- Sông Mây

nt

150

9- Long Bình (Amata)

nt

294

10- Tuy Hạ

nt

300

11- Gò Dầu

nt

300

12- Mỹ Xuân

Bà Rịa - Vũng Tàu

200

13- Phú Mỹ

nt

200

14- Sóng Thần

Sông Bé

185

15- Bình Đường

nt

36

16- Bình Hoà

nt

200

17- Tân Định

nt

150


TÌNH HÌNH CÁC KHU CHẾ XUẤT VÀ KHU CÔNG NGHIỆP
Đà THÀNH LẬP Ở VIỆT NAM ĐẾN 31-10-1997

 

Số

Tên KCX, KCN

Năm

Diện

Xây dựng hạ tầng

Đầu tư nước ngoài

TT

 

cấp G P

tích (ha)

Chủ đầu tư
xây dựng

Vốn
đầu tư
(tr USD)

Vốn
thực hiện (tr USD)

Số dự án
đã cấp G P

Tổng vốn
(tr USD

Vốn
thực hiện
(tr USD)

1

KCX Tân Thuận

1991

300

Đài Loan

89

40

100

402

255

2

KCX Linh Trung

1992

60

Trung Quốc

14

14

19

50

23

3

KCX Đà Nẵng

1994

63

Malaysia

12

12

2

10

5

4

KCX Cần Thơ

1994

135,7

Việt Nam

14,2

5

10

80

60

5

KCX Nội Bài

1994

100

Malaysia

30

20

3

25

 

6

KCN Nomura Hải Phòng

1994

153

Singapore (Nhật)

163,5

163

6

29,5

5

7

KCN AMATA

1994

100

Thái Lan (Nhật)

46

30

6

203

67

8

KCN Nhơn Trạch I

1995

488

Việt Nam

28

5

10

176

75

9

KCN Biên Hoà II

1995

376

Việt Nam

18

5

83

967

625

10

KCN Đài Tư - Hà Nội

1995

40

Đài Loan (100%)

12

3

-

-

-

11

KCN Sóng Thần

1995

180

Việt Nam

25

5

7

26

-

12

KCN Gò Dầu

1995

210

Việt Nam

18

5

15

387

100

13

KCN VN - Singapore

1996

100/500

Singapore

52

25

11

96

10

14

KCN LOTECO

1996

100

Nhật Bản

41

20

5

60

25

15

KCN Sài Đồng B

1996

97

Việt Nam

12

20

11

433,2

250

16

KCN Mỹ Xuân A

1996

122,6

Việt Nam

18

7

1

36

-

17

KCN Daewoo Hanel

1996

290

Hàn Quốc

152

 

 

 

 

18

KCN Đông Xuyên

1996

164

Việt Nam

29,7

 

 

 

 

19

KCN Điện Ngọc

1996

145

Việt Nam

17

 

 

 

 

20

KCN Bình Chiểu

1996

28

Việt Nam

-

 

4

13,3

2

21

KCN Hiệp Phước

1996

322

Việt Nam

65

 

 

 

 

22

KCN Tân Tạo

1996

181

Việt Nam

50

 

2

35

1

23

KCN Sóng Thần II

1996

442

Việt Nam

45

 

 

 

 

24

KCN Liên Chiều - Hoà Khánh

1996

119,5

Việt Nam

36,9

 

4

150

30

25

KCN Đồng An

1996

64

Việt Nam

11

 

 

 

 

26

KCN Việt Hương

1996

19,8

Việt Nam

10

 

14

27,5

20

27

KCN Thắng Long

1997

128

Nhật Bản

53,2

 

 

 

 

28

KCN Vĩnh Lộc

1997

200

Việt Nam

38

 

1

1,4

 

29

KCN Tân Bình

1997

178

Việt Nam

72

 

 

 

 

30

KCN Đình Vũ

1997

164

Virgin Island

80

 

 

 

 

31

KCN Hải Phòng 96

1997

150

Hong Kong

75

 

 

 

 

32

KCN Tân Thới Hiệp

1997

215

Việt Nam

52

 

 

 

 

33

KCN Nhơn Trạch II

1997

350

Việt Nam

37

 

6

949

97

34

KCN Nhơn Trạch III

1997

350

Việt Nam

39

3

234

10

 

35

KCN Cái Lân

1997

78

Việt Nam

11

 

 

 

 

36

KCN Tịnh Phong

1997

142

Việt Nam

25

 

 

 

 

37

KCN Lê Minh Xuân

1997

100

Việt Nam

18

 

 

 

 

38

KCN Cát Lái

1997

127

Việt Nam

30

 

 

 

 

39

KCN Tân Đông Hiệp

1997

215/362

Việt Nam

25

 

 

 

 

40

KCN Tây Bắc Củ Chi

1997

 

Việt Nam

 

 

 

 

 

41

KCN Mỹ Tho

1997

79

Việt Nam

9

 

 

 

 

 

Cộng

 

6658

 

1574

379

325

4291

1660

 

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư

 


ĐỊA CHỈ BAN QUẢN LÝ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP

 

1- Trung ương

 

Tên gọi

Địa chỉ

Điện thoại

Ban quản lý các Khu công nghiệp Việt Nam

4 Bà Huyện Thanh Quan, Hà Nội

080.42789

Fax: 84.080.48109

 

2. các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương (tính đến tháng 10 năm 1997)

 

Số TT

Ban quản lý các Khu công nghiệp

Địa chỉ

Điện thoại

1

Hà Nội

52, Tuệ Tĩnh, Hà Nội

04.9430763

2

TP.Hồ Chí Minh

35 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Q1 thành phố Hồ Chí Minh

08.8290405

3

Hải Phòng

24 Cù Chính Lan, Thành phố Hải Phòng

031.842426

4

Quảng Nam - Đà Nẵng

58 Nguyễn Chí Thanh, Thành phố Đà Nẵng

0511.830016

5

Dung Quất

168 Hùng Vương, TX Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi

055.825684

6

Đồng Nai

Ngã Ba Vũng Tàu, TP Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai

061.836413

Fax: 061.836.415

7

Bà Rịa - Vũng Tàu

Biệt thự 19 Võ Thị Sáu, TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

064.858533

8

Bình Dương

1 Quang Trung, TX Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương

065.827.840

9

Việt Nam - Singapo

99-QL13 Phú Thọ, TX Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương

065.827.601

10

Cần Thơ

105 Trần Hưng Đạo, TP Cần Thơ, tỉnh Cần Thơ

071.830.238

Fax: 071.830773

11

Quảng Ninh

Đường Nguyễn Văn Cừ, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

 

12

Quảng Ngãi

Thị xã Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi

 

13

Phú Thọ

TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ

 

14

Tiền Giang

TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang

 

Nguồn: N-M-Đ & L.Q.A

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi