Công văn về việc phục vụ tết Đinh sửu 1997

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải văn bản
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Công văn 5144-TM/KD

Công văn về việc phục vụ tết Đinh sửu 1997
Cơ quan ban hành: Bộ Thương mạiSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:5144-TM/KDNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công vănNgười ký:Tạ Cả
Ngày ban hành:11/11/1996Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:Đang cập nhậtTình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực:

tải Công văn 5144-TM/KD

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CÔNG VĂN

CỦA BỘ THƯƠNG MẠI SỐ 5144 TM/KD NGÀY 11 THÁNG 11 NĂM 1996 VỀ VIỆC PHỤC VỤ TẾT ĐINH SỬU NĂM 1997

 

Kính gửi: Các đồng chí giám đốc:

- Sở Thương mại tỉnh, thành phố thuộc Trung ương

- Tổng công ty xăng dầu, muối

- Công ty: thực phẩm, nông sản, bách hoá, vải sợi,

điện máy thuộc Bộ.

 

Ngày 07/2/1997 là mồng một Tết Đinh Sửu.

Trong mười năm đổi mới theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước; ngành TNQD với vai trò chủ đạo cùng các thành phần kinh tế khác đã làm tốt việc nghiên cứu nắm nhu cầu tiêu dùng, chủ động chuẩn bị lực lượng hàng hoá phục vụ tốt nhu cầu Tết của nhân dân, giữ ổn định giá cả thị trường. Đồng thời, với thời gian trên, toàn ngành và từng doanh nghiệp cũng đã rút ra được những bài học kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo, trong việc chuẩn bị lực lượng hàng hoá, mở rộng mạng lưới bán lẻ, quản lý tốt thị trường Tết.

Tuy vậy, Tết nguyên đán năm nay, Bộ thấy cần lưu ý các sở Thương mại, Tổng công ty và Công ty trong ngành một số việc sau đây:

 

1. Nhìn chung năm 1996 nền kinh tế vẫn có nhịp độ tăng trưởng tổng sản phẩm GDP ở mức 9,5%; giá trị sản phẩm nông nghiệp tăng xấp xỉ 5%, trong đó lương thực đạt trên 28 triệu tấn, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 14%; chỉ số trượt giá và lạm phát tăng 5-6%.

Song, năm nay trên thực tế đời sống nhân dân, đặc biệt ở những vùng bão lụt đang gặp nhiều khó khăn không những ảnh hưởng đến công việc cung ứng hàng hoá, nhất là lương thực thực phẩm tươi sống cho các đô thị, khu công nghiệp tập trung mà còn có tác động trực tiếp đến tình hình mua sắm hàng tết của các tầng lớp dân cư. Vì vậy, việc chuẩn bị hàng hoá phục vụ Tết này chủ yếu cần tập trung vào những mặt hàng thiết yếu nhất là lương thực, thực phẩm, muối, đường cho các vùng bão lụt bị tàn phá nặng nề vừa qua.

Riêng đối với đồng bào miền núi, các Tổng công ty Xăng dầu, muối cần đảm bảo 2 mặt hàng chính sách là dầu hoả và muối i ốt; giao đủ chỉ tiêu kế hoạch năm 1996 và tổ chức vận chuyển đến các địa điểm quy định theo hợp đồng hai bên đã ký càng sớm càng tốt để Thương nghiệp Quốc doanh địa phương kịp đưa hàng đến các điểm bán ở vùng sâu, xa xôi, hẻo lánh phục vụ đồng bào trong dịp Tết.

 

2. Tuy đã chuyển sang cơ chế thị trường, nhưng mấy năm quan vào dịp Tết nguyên đán Nhà nước đều có chính sách hỗ trợ lãi suất tiền vay cho các công ty thực phẩm Hà Nội, Công ty Vissan và Công ty nông sản 2 thành phố Hồ Chí Minh để các doanh nghiệp này đảm bảo kinh doanh thịt lợn, đậu xanh theo chỉ tiêu quy định nhằm góp phần đáp ứng tốt nhu cầu ổn định giá cả thị trường.

Nhưng từ Tết này trở đi, Nhà nước sẽ không còn duy trì chủ trương, chính sách hỗ trợ lãi suất tiền vay như những năm trước. Do đó đòi hỏi các công ty thực phẩm, nông sản và Sở Thương mại các thành phố phải tự cân đối cung cầu nguồn hàng Tết ở địa phương, nếu thiếu cần chủ động vốn, liên hệ mua hàng ở các tỉnh lân cận để vừa có đủ lực lượng hàng hoá đáp ứng nhu cầu mua sắm hàng tết của các tầng lớp dân cư, vừa đem lại hiệu quả kinh doanh, không bị thua lỗ.

 

3. Trong dịp Tết, các Chi cục quản lý thị trường cần tăng cường chỉ đạo và phối hợp với các ngành hữu quan của địa phương để làm tốt công tác quản lý thị trường. Cụ thể:

- Trước hết, triển khai việc chấp hành chế độ đăng ký kinh doanh và cấp giấy phép kinh doanh nhằm đưa các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh vào nề nếp, ổn định trật tự thị trường.

- Tổ chức kiểm tra, kiểm soát thị trường trong dịp Tết nhằm ngăn chặn và xử lý kịp thời tình trạng đầu cơ, tích trữ, nâng giá lũng đoạn thị trường, sản xuất và lưu thông hàng rởm, hàng giả, hàng không đảm bảo chất lượng và vệ sinh thực phẩm.

- Chống buôn lậu trên các tuyến ven biển, cửa sông, cửa khẩu và cả những hàng nhập lậu đang lưu thông trên thị trường nội địa.

 

4. Các đơn vị kinh doanh trong ngành cần tăng cường công tác bảo vệ an toàn hàng hoá, tài sản, phòng chống tốt, tuyệt đối không để vụ cháy, nổ nào xẩy ra.

Yêu cầu các đồng chí Giám đốc Sở, các Tổng công ty, Công ty khẩn trương triển khai kế hoạch, chuẩn bị phục vụ Tết Đinh Sửu và gửi báo cáo về Bộ trước ngày 31/12/1996.

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi