Công văn hướng dẫn nghiệp vụ tín dụng đối với người Việt Nam hồi hương từ CHLB Đức nhằm tạo lập cuộc sống theo Hiệp định Việt -Đức

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải văn bản
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Công văn 455/NHCT-TD

Công văn hướng dẫn nghiệp vụ tín dụng đối với người Việt Nam hồi hương từ CHLB Đức nhằm tạo lập cuộc sống theo Hiệp định Việt -Đức
Cơ quan ban hành: Ngân hàng Công Thương Việt NamSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:455/NHCT-TDNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công vănNgười ký:Vũ Xuân Sinh
Ngày ban hành:08/05/1993Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực:

tải Công văn 455/NHCT-TD

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CÔNG VĂN

CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM SỐ 455/NHCT-TD
NGÀY 08 THÁNG 5 NĂM 1993 HƯỚNG DẪN NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG
ĐỐI VỚI NGƯỜI VIỆT NAM HỒI HƯƠNG TỪ CỘNG HOÀ LIÊN BANG ĐỨC NHẰM TẠO LẬP CUỘC SỐNG THEO HIỆP ĐỊNH VIỆT - ĐỨC

 

- Để thực hiện Hiệp định ngày 9-6-1992 giữa Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hoà Liên bang Đức về hỗ trợ tài chính nhằm tạo lập doanh nghiệp và hoà nhập nghề nghiệp cho lực lượng chuyên môn của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

- Để thực hiện hợp đồng vay vốn giữa Ngân hàng Công thương Việt Nam và Ngân hàng Cân đối Đức về 5 triệu DM ký ngày 19-3-1993;

- Căn cứ vào văn bản "Bảo đảm đối với những người tạo lập doanh nghiệp theo Hiệp định Việt - Đức" ký ngày 19-3-1993 giữa Ngân hàng Công thương Việt Nam và Ngân hàng Cân đối Đức;

- Căn cứ vào các "Quy định hướng dẫn thực hiện Hiệp định ngày 09-6-1992 giữa Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hoà Liên bang Đức" ký ngày 19-3-1993 giữa Ngân hàng Công thương Việt Nam và Ngân hàng Cân đối Đức;

- Căn cứ vào các quy chế tín dụng hiện hành của Ngân hàng Công thương Việt Nam;

- Thực hiện Điều 1 khoản 4 Hiệp định Việt - Đức nói trên;

Ngân hàng Công thương Việt Nam hướng dẫn nghiệp vụ cho vay vốn đối với công dân Việt Nam từ Cộng hoà Liên bang Đức trở về nhằm để tạo lập cuộc sống như sau:

 

I- MỤC ĐÍCH CHO VAY

 

Ngân hàng Công thương Việt Nam dùng 5 triệu DM vay của Cộng hoà Liên bang Đức và số vốn tự có bằng VND tương đương 1 triệu DM để cho những công dân Việt Nam hồi hương từ Cộng hoà Liên bang Đức vay để họ tạo lập cuộc sống, có nghề nghiệp làm ăn lâu dài hoà nhập vào nền kinh tế Việt Nam.

 

II- NHỮNG NGƯỜI ĐƯỢC QUYỀN LÀM ĐƠN XIN VAY VỐN

 

1- Những công dân Việt Nam đã sống ở Cộng hoà Liên bang Đức có ý định hoà nhập vào nền kinh tế Việt Nam đã về nước (hoặc sẽ về nước) sau ngày 3-10-1990 hoặc sau ngày 1-7-1990 (nếu có lý do chính đáng).

 

Những người này phải có đủ trình độ nghề nghiệp chuyên môn và hiểu biết về quản lý doanh nghiệp phù hợp với dự án xin vay. Cụ thể là:

- Chủ doanh nghiệp tư nhân, cá thể và hộ gia đình.

- Tham gia điều hành, quản lý doanh nghiệp và đại diện cho doanh nghiệp đứng ra vay vốn.

Tất cả các trường hợp nêu trên nếu có đủ bằng chứng xác minh thì đều được làm đơn xin vay vốn.

2- Những người làm đơn không có quyền pháp lý đòi hỏi bắt buộc Ngân hàng phải cho vay - mà Ngân hàng Công thương căn cứ vào khả năng nguồn vốn, các nguyên tắc, đối tượng và điều kiện vay vốn để xem xét giải quyết cho vay.

 

III- ĐỐI TƯỢNG CHO VAY

 

Ngân hàng Công thương Việt Nam cho những người hồi hương từ Cộng hoà Liên bang Đức trở về vay vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn để mua nguyên nhiên vật liệu, hàng hoá... mua sắm lắp đặt máy móc thiết bị xây dựng nhà xưởng phục vụ cho sản xuất kinh doanh dịch vụ trên tất cả các lĩnh vực, ngành nghề phù hợp pháp luật Việt Nam. Ưu tiên cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đặc biệt là các dự án tạo ra nhiều công ăn việc làm lâu dài, ổn định cho người lao động. Ngân hàng Công thương Việt Nam cho vay vào các đối tượng cụ thể sau đây:

1- Thành lập doanh nghiệp:

Những công dân Việt Nam từ Đức trở về đứng ra thành lập (sáng lập) doanh nghiệp mới dưới hình thức: Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân... phù hợp pháp luật Việt Nam.

2- Mua lại một doanh nghiệp:

Những công dân Việt Nam từ Đức trở về mua lại về cơ bản cơ sở vật chất và kỹ thuật công nghệ của doanh nghiệp (đặc biệt là những bộ phận cơ bản của tài sản cố định như nhà xưởng, máy móc, thiết bị) không thay đổi sản phẩm mà doanh nghiệp đã sản xuất và về cơ bản vẫn tiếp tục những hoạt động của chủ cũ.

3- Tham gia đầu tư vào một doanh nghiệp sẵn có:

Những người hồi hương tham gia mua cổ phần của các doanh nghiệp có sẵn, đồng thời tham gia vào việc lãnh đạo quản lý và đại diện doanh nghiệp.

- Mức cổ phần tham gia ít nhất là 20% giá trị cổ phần của doanh nghiệp đó.

 

IV- NGUYÊN TẮC CHO VAY

 

1- Vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích đã nêu trong dự án và đã ghi trong đơn xin vay.

2- Vốn vay phải đựơc hoàn trả đủ tiền gốc và lãi, đúng thời hạn đã cam két.

3- Vốn vay phải được đảm bảo bằng giá trị vật tư, hàng hoá hoặc chứng từ có giá, tài sản tương đương của người vay vốn.

 

V- ĐIỀU KIỆN VAY VỐN

 

Người làm đơn muốn được vay vốn phải hội đủ các điều kiện sau đây:

1- Là đối tượng được quyền làm đơn vay vốn nói ở mục II và có đầy đủ tư cách pháp nhân vay vốn.

2- Bên vay phải có vốn tự có tối thiểu bằng 20% giá trị tổng chi phí dự án xin vay (vốn tự có bao gồm giá trị tài sản cố định, phục vụ trong dự án xin vay, giá trị tài sản lưu động của cá nhân hay tổ chức vay vốn, vốn cổ phần của các cổ đông). Trong đó vốn của bản thân người đứng ra xin vay phải có mức tối thiểu bằng 10% giá trị tổng chi phí dự án xin vay.

3- Phải có giá trị tài sản thế chấp, cầm cố theo quy định của Ngân hàng Công thương, nếu không có đủ tài sản thế chấp thì phải:

- Đựơc cá nhân hay tổ chức khác (người thứ 3) bảo lãnh bằng tài sản.

- Được Ngân hàng bảo lãnh tín dụng.

4- Các quy định về tài sản thế chấp, cầm cố và người bảo lãnh thứ 3 thực hiện theo hướng dẫn tại Quyết định 305/NHCT-TD ngày 12-11-1992 "Về quy định cho vay khu vực kinh tế ngoài quốc doanh" của Tổng giám đốc Ngân hàng Công thương Việt Nam. Quy định về Ngân hàng Công thương bảo lãnh theo quy định "Bảo lãnh những người lập nghiệp theo Hiệp định Việt - Đức ngày 9-6-1992" giữa Ngân hàng Công thương Việt Nam và Ngân hàng Cân đối Đức ký ngày 19-3-1993 và bản hướng dẫn thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh tín dụng của Ngân hàng Công thương Việt Nam số 454/NHCT-TD ngày 8-5-1993.

5- Dự án xin vay được Ngân hàng trực tiếp cho vay thẩm định là đúng đối tượng cho vay và có hiệu quả kinh tế, có khả năng thu hồi được nợ cả gốc và lãi đúng thời hạn.

6- Cung cấp đầy đủ, kịp thời và chịu trách nhiệm về tính trung thực của các tình hình, số liệu báo cáo liên quan đến dự án vay vốn cho Ngân hàng Công thương (ví dụ: Bảng tính toán lỗ lãi, bảng tổng kết tài sản...) và đồng ý để Ngân hàng Công thương chuyển tiếp các báo cáo đó đến Ngân hàng Cân đối Đức khi có yêu cầu.

7- Chấp thuận và thực hiện đầy đủ mọi quy định trong quy chế cho vay của Ngân hàng Công thương

 

VI- THỦ TỤC GIẤY TỜ HỒ SƠ VAY VỐN

 

Người vay phải gửi đến Ngân hàng trực tiếp cho vay hồ sơ vay vốn bao gồm các loại giấy tờ sau đây:

1- Các giấy tờ xác nhận là công dân Việt Nam từ Cộng hoà Liên bang Đức trở về được quyền làm đơn vay vốn theo tinh thần Hiệp dịnh.

- Giấy xác nhận thời gian thường trú ở Cộng hoà Liên bang Đức (hoặc giấy xác nhận của phòng quản lý nhân khẩu, giấy phép lưu trú hoặc giấy tờ tương tự khác).

- Bản lý lịch trong đó trình bày về quá trình công tác và những công việc đã làm cho đến nay và các chứng chỉ về trình độ chuyên môn tay nghề hoặc lãnh đạo quản lý doanh nghiệp.

- Quyết định của Ban quản lý lao động ở Đức.

-Giấy thu hồi hộ chiếu.

2- Các giấy tờ xác nhận tư cách pháp nhân vay vốn:

- Đơn xin vay có xác nhận nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, xác nhận cuả chính quyền địa phương là không vi phạm pháp luật (không bị truy nã, truy cứu hình sự).

- Quyết định thành lập doanh nghiệp (nếu có).

- Giấy phép đăng ký kinh doanh (phải có).

- Giấy phép hoạt động (nếu có).

- Điều lệ hoạt động của doanh nghiệp (nếu có).

- Các giấy tờ bổ nhiệm hoặc bầu giám đốc, kế toán trưởng, Hội đồng quản trị (nếu có).

- Các hợp đồng đấu thầu mua lại doanh nghiệp, hợp đồng tuyển dụng lao động dài hạn (nếu có).

3- Hồ sơ dự án xin vay:

- Nếu xin vay trung dài hạn, vay xây dựng cơ bản thì phải có luận chứng kinh tế kỹ thuật được duỵêt và các giấy tờ thủ tục khác về xây dựng cơ bản... theo chế độ cho vay trung dài hạn hiện hành.

- Phương án sử dụng vốn và trả nợ Ngân hàng.

- Giấy phép xuất nhập khẩu (nếu có nhập khẩu, xuất khẩu).

- Các giấy tờ về thế chấp, cầm cố, bảo lãnh của người thứ 3 bằng tài sản.

- Báo cáo quyết toán doanh nghiệp trong 2 năm gần nhất (nếu mua lại xí nghiệp cũ hoặc tham gia mua cổ phần vào xí nghiệp sẵn có).

- Các hợp đồng mua bán, cung cấp nguyên nhiên vật liệu, cung ứng dịch vụ có liên quan.

- Hợp đồng mua bảo hiểm về các phương tiện vận tải tàu thuyền xe cơ giới (nếu hoạt động ngành Giao thông vận tải).

- Trường hợp người vay chưa có đủ tư cách pháp nhân (chưa có quyết định thành lập doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần...), chưa có hợp đồng mua bảo hiểm về các phương tiện vận tải tàu thuyền xe cơ giới (nếu hoạt động ngành Giao thông vận tải) nhưng nếu có hồ sơ dự án xin vay và có cam kết nếu được Ngân hàng xét cho vay sẽ tiếp tục hoàn chỉnh thủ tục tư cách pháp nhân vay vốn thì Ngân hàng vẫn nhận hồ sơ để điều tra, thẩm định. Nêú xét thấy dự án xin vay có hiệu quả kinh tế, có khả năng trả nợ thì ghi ý kiến xác nhận là sẽ cho vay khi có đủ thủ tục trong một thơì hạn hợp lý để họ hoàn chỉnh hồ sơ vay vốn.

 

 

 

VII- QUY TRÌNH LÀM ĐƠN VÀ XÉT DUỴÊT CHO VAY

 

1- Tại chi nhánh Ngân hàng Công thương

a) Nhận hồ sơ vay vốn:

- Khi người hồi hương có nhu cầu xin vay cán bộ tín dụng có trách nhiệm tư vấn, hướng dẫn giúp đỡ người làm đơn hoàn chỉnh thủ tục hồ sơ xin vay nói ở mục VI.

- Người vay gửi hồ sơ xin vay đến Ngân hàng quận, huyện nơi họ đăng ký hộ khẩu thường trú.

- Trường hợp người vay có cơ sở sản xuất kinh doanh chính không nằm trên điạ bàn quận huyện nơi họ đăng ký hộ khẩu thưòng trú, muốn vay vốn gần nơi họ sản xuất kinh doanh nhất thì đơn xin vay phải nói rõ điều đó và phải được Ngân hàng quận huyện, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú xác nhận chưa có vay vốn ở đó.

- Trường hợp ở quận huyện, nơi người vay đăng ký hộ khẩu không có chi nhánh Ngân hàng Công thương thì gửi đơn đến chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh, thành phố.

b) Thẩm định hồ sơ vay vốn:

Sau khi nhận hồ sơ, cán bộ tín dụng phải khẩn trương thẩm định về tư cách ngưòi vay vốn, các điều kiện vay vốn, thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính của bên vay, tính toán hiệu quả kinh tế, khả năng trả nợ cua dự án vay vốn. Sau khi thẩm định lập tờ trình (theo mẫu số 2) báo cáo trưởng phòng tín dụng.

Trưởng phòng tín dụng kiểm tra, xem xét ghi ý kiến trình giám đốc.

Giám đốc chi nhánh kiểm tra ghi ý kiến, ký tên đóng dấu.

- Nếu không đồng ý cho vay, trả lại hồ sơ cho bên vay.

- Nếu đồng ý cho vay và trong mức phán quyết thì lập bảng kê tổng hợp danh sách người vay (mẫu số 3) gửi về Ngân hàng Công thương Việt Nam.

- Nếu đủ điều kiện vay vốn nhưng vượt mức phán quyết thì lập bản kê danh sách (mẫu số 3 nhưng thêm dòng "Vượt mức phán quyết" ở tiêu đề và kèm theo toàn bộ hồ sơ về Ngân hàng Công thương Việt Nam (Phòng tín dụng).

- Khi nhận được thông báo bằng văn bản của Ngân hàng Công thương Việt Nam thì Giám đốc chi nhánh mới phát tiền vay cho doanh nghiệp.

Tùy nhu cầu số lượng đơn vay vốn đã được duyệt mà chi nhánh tổng hợp gửi bảng kê hàng ngày hoặc hàng tuần về Ngân hàng Công thương Việt Nam nhưng tối thiểu 1 tháng phải gửi 2 kỳ về Ngân hàng Công thương Việt Nam (kỳ 1 từ ngày 01 đến 15, kỳ 2 từ ngày 16 đến ngày 31 hàng tháng).

2- Tại Ngân hàng Công thương Việt Nam:

a) Căn cứ vào các bảng kê dự án xin vay đã được các chi nhánh duyệt, phòng tín dụng tổng hợp nhu cầu vốn để trình Tổng giám đốc làm thủ tục vay vốn Ngân hàng Cân đối Đức, sau đó thông báo cho chi nhánh để phát tiền vay.

b) Thẩm định các món vay vựơt mức phán quyết cho của các chi nhánh trình Tổng giám đốc quyết định.

c) Thẩm định các món vay vượt mức phán quyết cho vay tối đa của Ngân hàng Công thương Việt Nam, báo cáo Ngân hàng Cân đối Đức quyết định.

VIII- MỨC TIỀN CHO VAY

 

Một doanh nghiệp được Ngân hàng Công thương cho vay tới mức tối đa tương đương 50.000DMM (khoảng 340 triệu đồng). Nhưng trong phạm vi:

- Tối đa bằng 70% giá trị tài sản thế chấp.

-Tối đa bằng 80% tổng chi phí dự án xin vay.

Nếu dự án xin vay vượt mức tương đương 50.000ĐM phải được sự đồng ý của Ngân hàng Cân đối Đức.

 

IX- MỨC PHÁN QUYẾT CHO VAY

 

Tổng Giám đốc Ngân hàng Công thương Việt Nam uỷ quyền cho các Giám đốc chi nhánh tỉnh, thành phố được quyền quyết định cho vay tối đa 200 triệu đồng đối với một doanh nghiệp.

Trong phạm vi trên, Giám đốc chi nhánh tỉnh, thành phố uỷ quyền cho các Giám đốc chi nhánh quận, huyện.

Nếu vượt mức được ủy quyền, trình Ngân hàng cấp trên giải quyết.

Khi có trả lời bằng văn bản của Ngân hàng cấp trên, Giám đốc chi nhánh cấp dưới mới được thực hiện.

 

X- THỜI HẠN CHO VAY

 

Tuỳ theo nhu cầu vay vốn, mục đích sử dụng vốn và khả năng hoàn trả nợ, mà Ngân hàng áp dụng các loại cho vay ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn. Một dự án vay có thể áp dụng tổng hợp cả 3 loại cho vay:

- Thơi gian vay ngắn hạn: đến 12 tháng

- Thời gian vay trung hạn: Trên 12 tháng đến 60 tháng.

- Thời gian vay dài hạn: Trên 60 tháng đến 10 năm.

Trên cơ sở đặc điểm chu chuyển vốn của đối tượng vay kết hợp khả năng trả nợ của bên vay, Ngân hàng tính toán mức trả nợ từng kỳ hạn và ngày trả nợ cuối cùng theo chế độ cho vay hiện hành.

 

XI- THỜI GIAN ÂN HẠN

 

(Thời gian chỉ mới phải trả tiền lãi, chưa phải trả nợ gốc).

1- Đối với món vay đến 3 năm, thời gian ân hạn tối đa 6 tháng.

2- Đối với món vay đến 5 năm, thời gian ân hạn tối đa 12 tháng.

3-Đối với món vay trên 5 năm - 10 năm, thời gian ân hạn tối đa 2 năm.

 

XII- LàI SUẤT CHO VAY

 

Lãi suất cho vay trong hạn của tất cả các loại cho vay ngắn, trung và dài hạn: 1,2% / 1tháng.

Lãi suất nợ quá hạn bằng 1,8% / 1 tháng.

 

XIII- THU NỢ THU LàI

 

Theo thời hạn quy định trên đơn xin vay kiêm giấy nhận nợ, bên vay có trách nhiệm trả đủ nợ tiền gốc và lãi cho Ngân hàng- Nếu bên vay không tự trả, Ngân hàng có quyền trích tiền gửi để thu nợ. Trường hợp bên vay không trả đủ nợ, nếu không có lý do chính đáng để được Ngân hàng cho gia hạn thì Ngân hàng sẽ chuyển qua nợ quá hạn phần còn thiếu.

 

XIV- GIA HẠN NỢ

 

Đến kỳ hạn nợ, vì lý do khách quan bên vay không trả được đủ mức tiền phải trả thì bên vay có thể làm đơn xin gia hạn.

Mỗi món vay Giám đốc Ngân hàng cho vay được gia hạn nợ một lần, số ngày gia hạn nợ không được vượt quá một kỳ hạn cho vay và tối đa không quá 3 tháng, vượt mức trên trình Tổng Giám đốc Ngân hàng Công thương Việt Nam giải quyết.

 

XV- KIỂM TRA XỬ LÝ CỦA NGÂN HÀNG

 

1- Ngân hàng thực hiện kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay. Bên vay có trách nhiệm cung cấp hồ sơ, tài liệu chính xác, kịp thời cho ngân hàng.

2- Kiểm tra trước khi cho vay: chủ yếu xem xét các điều kiện vay vốn:

- Kiểm tra tư cách người vay, tính hợp pháp hợp lệ của hồ sơ thủ tục, kiểm tra tài sản thế chấp.

- Thẩm định hiệu quả kinh tế, khả năng trả nợ của phương án vay.

3- Kiểm tra trong quá trình cho vay: Kiểm tra mục đích sử dụng vốn, tiến độ thực hiện phương án vay, tiến độ thực hiện các hợp đồng mua bán... để phát tiền vay phù hợp nhu cầu sử dụng vốn.

4- Kiểm tra sau khi cho vay: Kiểm tra hiệu quả sử dụng vốn, vật tư đảm bảo, tài sản thế chấp, theo dõi sự vận động của vật tư hàng hoá để đôn đốc thu hồi nợ.

5- Việc kiểm tra có thể tiến hành theo định kỳ hoặc đột xuất. Nếu phát hiện có hiện tượng không bình thường phải lập biên bản và xử lý kịp thời.

6- Tuỳ theo mức độ vi phạm của bên vay mà xử lý thích hợp như: Chuyển qua nợ quá hạn, hạn chế cho vay, đình chỉ cho vay, thu hồi nợ trước hạn xử lý tài sản thế chấp cầm cố và tài sản dùng làm bảo lãnh để thu hồi nợ theo chế độ hiện hành.

Nếu sau khi đã áp dụng các chế tài tín dụng mà bên vay vẫn không trả đủ nợ gốc và lãi, Ngân hàng khởi kiện trước Hội đồng trọng tài kinh tế Nhà nước hoặc Toà án.

 

XVI- LƯU TRỮ HỒ SƠ VÀ CHẤP HÀNH CHẾ ĐỘ
THÔNG TIN - BÁO CÁO

 

- Cán bộ tín dụng phải có hồ sơ lưu trữ đầy đủ các giấy tờ thủ tục nói ở mục 6 và các biên bản kiểm tra, xử lý nợ và các giấy tờ có liên quan.

- Báo cáo theo định kỳ một quý 1 lần (theo mẫu số 4) cũng như đột xuất theo yêu cầu của Ngân hàng Công thương Việt Nam và Ngân hàng Cân đối Đức.

 

XVII- ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

Văn bản này có hiệu lực kể từ ngày ký trong toàn bộ hệ thống Ngân hàng Công thương Việt Nam. Các đồng chí Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh, thành phố; quận, huyện, Giám đốc Sở giao dịch và các phòng chức năng Ngân hàng Công thương Việt Nam chịu trách nhiệm thi hành.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mẫu số 1/NHCT-TD

Số:

 

CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

ĐƠN XIN VAY VỐN KIÊM GIẤY NHẬN NỢ THEO
HIỆP ĐỊNH VIỆT - ĐỨC NGÀY 09-6-1992

 

Kính gửi: Chi nhánh Ngân hàng Công thương...........

 

1- Tên doanh nghiệp vay vốn...................................................................

Địa chỉ...................... Điện thoại..............................................................

Quyết định thành lập số.......... do..................... cấp ngày.........................

Giấy phép kinh doanh số................. do.................... cấp ngày..................

Ngành nghề.............................................................................................

Cấp chủ quản...........................................................................................

Tài khoản tiền gửi tại NHCT....................................................................

Đã có vốn đầu tư vào (N, T, S)

Tổng chi phí của dự án............................................... đ

Trong đó: - Vốn tự có................................................. đ

- Vốn Ngân hàng........................................ đ

- Vốn khác................................................. đ

2- Họ tên người đại diện vay vốn..................................... nam, nữ

Sinh năm................................................. nghề nghiệp.................

Hộ khẩu thường trú................................. (phường, xã).................

CMT số.................................................... ngày và nơi cấp...........

Ngày tháng năm từ Cộng hoà Liên bang Đức trở về nước..............

3- Họ tên người thừa kế................................................. tuổi......

Địa chỉ................................................. .......................................

Quan hệ với người vay................................................................

Đề nghị chi nhánh NHCT............................................................

Xem xét và cho doanh nghiệp chúng tôi được vay vốn theo nội dung dưới đây:

4- Nội dung xin vay

- Số tiền xin vay................................................................

Bằng chữ........................................................................

- Mục đích sử dụng.................. ........................................

- Thời hạn.........................................................................

Kể từ ngày.................................... đến ngày......................

- Lãi suất.....................................................%/tháng.

5- Điều kiện đảm bảo tiền vay:

- Giá trị tài sản thế chấp, cầm cóo bảo lãnh bằng tài sản của người thứ ba......... đ

(Hồ sơ kèm theo)............................................................

6- Chúng tôi xin cam kết

a) Sử dụng vốn đúng mục đích xin vay.

b) Trả nợ cả tiền vốn và tiền lãi đúng kỳ hạn

c) Chấp hành mọi điều khoản quy định trong bản hướng dẫn nghiệp vụ cho vay, nghiệp vụ BLTD theo Hiệp định Việt - Đức ngày 09-6-1992 của Ngân hàng Công thương Việt Nam.

 

d) Cung cấp các tình hình số liệu báo cáo liên quan đến dự án vay vốn cho Ngân hàng Công thương Việt Nam (ví dụ: bảng tính toán lãi lỗ, TKTS v.v...) và đồng ý để Ngân hàng Công thương Việt Nam chuyển tiếp báo cáo trên cho Ngân hàng Cân đối Đức khi có yêu cầu.

e) Nếu vi phạm những điều đã cam kết chúng tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật Nhà nước và nhất trí đề nghị các cơ quan có thẩm quyền phát mại tài sản thế chấp để trả nợ Ngân hàng.

 

Ngày.... tháng..... năm 199...

Người thừa kế

(đối với DNTN)

(Ký, ghi rõ họ tên)

Kế toán trưởng

(Ký, ghi rõ họ tên)

Người đại diện vay vốn

Ký, ghi rõ họ tên đóng dấu (nếu có)

 

Xác nhận của chính quyền địa phương

- Về hộ khẩu thường trú

- Tư cách đạo đức, không vi phạm pháp luật

Ngày.... tháng... năm 199...

Cơ quan xác nhận

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

NGÂN HÀNG DUỴỆT CHO VAY

 

1- Đồng ý cho vay số tiền................................................. đ

(Bằng chữ)........................................................................

Thời hạn cho vay.............................................................. tháng

Kế hoạch phát tiền vay:

Ngày tháng năm Số tiền

........................... ...........................

........................... ...........................

2- Kế hoạch thu nợ

Ngày tháng năm Số tiền

........................... ...........................

........................... ...........................

- Lãi suất: Trong hạn...................................................... % tháng

Quá hạn......................................................... %tháng

- Hàng tháng trả lãi tiền vay vào ngày

 

 

Ngày..... tháng.... năm ........

Cán bộ tín dụng

(Ký, ghi rõ họ tên)

Trưởng phòng kinh doanh

(Ký, ghi rõ họ tên)

Giám đốc Ngân hàng

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

Ghi chú:

- Tên doanh nghiệp ghi rõ cụ thể là:

Công ty trách nhiệm hữu hạn hay Công ty cổ phẩn hay Doanh nghiệp tư nhân.

- Ký hiệu: N là thành lập doanh nghiệp mới

T là mua lại doanh nghiệp cũ

S là tham gia cổ phần vào một doanh nghiệp.

- Cán bộ TD giữ một bản, cán bộ kế toán giữ một bản để cùng theo dõi.

 


I- THEO DÕI PHÁT TIỀN VAY VÀ KÝ NHẬN NỢ
CỦA BÊN VAY

 

Ngày tháng năm

Số tiền cho vay lần này

Luỹ kế

Họ tên, chữ ký của giám đốc NH (đóng dấu NH)

Số tiền nhận nợ

Luỹ kế

Họ tên, chữ ký của người nhận nợ

1

2

3

4

5

6

7

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II- THEO DÕI THU NỢ

 

Nợ trong hạn

Nợ quá hạn

Ngày tháng năm

Số tiền thu nợ

Dư nợ trong hạn

Ngày tháng năm

Số tiền chuyển sang nợ quá hạn

Số tiền thu nợ quá hạn

Dư nợ quá hạn

 

Gốc

Lãi

 

 

 

Gốc

Lãi

 

1

2

3

4

5

6

7

8

9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

Mẫu số 5

NHCT-TD

NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

Chi nhánh...................

CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN XIN BẢO LàNH TÍN DỤNG THEO HIỆP ĐỊNH VIỆT ĐỨC
Ngày 09 tháng 6 năm 1992

 

Tên doanh nghiệp xin vay vốn và xin bảo lãnh tín dụng...........................

........................... Địa chỉ: ........................................................................

Họ và tên người đại diện xin vay vốn và xin BLTD.................................

........................... Chức vụ........................................................................

Hộ khẩu thường trú..................................................................................

CMT số........................... Ngày và nơi........................... cấp....................

Theo đơn xin vay vốn số........................... ngày.......................................

và hồ sơ kèm theo của doanh nghiệp mà tôi làm đại diện đã xin vay

Số tiền........................... (bằng chữ)...........................................................

Dùng vào mục đích...................................................................................

Tổng giá trị tài sản yêu cầu phải có để làm thế chấp cho món vay là:

........................... (Bằng chữ: ) ..................................................................

Giá trị tài sản hiện có dùng để thế chấp cầm cố........................................

........................... (Bằng chữ: ) .................................................................

So với giá trị TS thế chấp, cầm cố cần phải có tôi còn thiếu nên đề nghị Ngân hàng Công thương bảo lãnh tín dụng với số tiền.......... (bằng chữ)....................

Tôi cam kết:

- Đã đưa hết tài sản hiện có để thế chấp, cầm cố đảm bảo cho khoản vay.

- Thực hiện đầy đủ mọi quy định về cho vay vốn và bảo lãnh tín dụng của Ngân hàng Công thương Việt Nam.

- Thanh toán cho Ngân hàng Công thương Việt Nam tất cả các khoản chi phí trực tiếp, gián tiếp phát sinh liên quan việc bảo lãnh khoản vay nêu trên.

 

Ngày.... tháng.... năm 199...

Người làm đơn

Ký, ghi rõ họ tên đóng dấu (nếu có)

 

Mẫu số 6

NHCT-TD

NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG

Chi nhánh...........

CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

HỢP ĐỒNG BẢO LàNH TÍN DỤNG THEO TINH THẦN
HIỆP ĐỊNH VIỆT ĐỨC

Ngày 09 tháng 6 năm 1992

 

- Căn cứ vào văn bản (bảo đảm đối với những người tạo lập doanh nghiệp theo Hiệp định Việt - Đức ngày 09-6-1992) đã ký kết ngày 19-3-1993 giữa Ngân hàng Công thương Việt Nam và Ngân hàng Cân đối Đức;

- Căn cứ vào bản hướng dẫn nghiệp vụ tín dụng số 455 ngày 08 tháng 5 năm 1993 và bản hướng dẫn nghiệp vụ bảo lãnh tín dụng số 454 ngày 08 tháng 5 năm 1993 của Tổng giám đốc Ngân hàng Công thương Việt Nam.

Hôm nay, ngày tháng năm 199..

Chúng tôi gồm:

A- BÊN DOANH NGHIỆP VAY VỐN VÀ XIN BẢOLàNH TÍN DỤNG

Tên doanh nghiệp vay vốn và xin BLTD........................................................

Địa chỉ............................................................................................................

Họ và tên người đại diện vay vốn, xin BLTD.................. Nam, nữ................

- Ngày tháng năm sinh: .................................................................................

- Địa chỉ: ........................................................................................................

- Chức vụ trong doanh nghiệp........................................................................

- Ngày trở về nước........................................................ .................................

- Hộ khẩu thường trú......................................................................................

- CMTND số.................. ngày cấp......................... tại...................................

Họ tên người thừa kế.............................................. tuổi...... nam, nữ............

- Địa chỉ..........................................................................................................

- Quan hệ với người vay vốn..........................................................................

B- ĐẠI DIỆN NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

- Chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh, thành phố...................................

- Họ và tên giám đốc.....................................................................................

- Địa chỉ........................................................ Điện thoại...............................

Hai bên đã thoả thuận ký Hợp đồng bảo lãnh tín dụng như sau:

 

 

Điều 1:

- Theo đơn xin vay vốn kiêm giấy nhận nợ số:............ ngày...........................

- Theo đơn xin bảo lãnh tín dụng số:............................ ngày...........................

và hồ sơ kèm theo của Ông/Bà........................................................................

Ngân hàng xét thấy bên vay đã đủ điều kiện vay vốn theo quy định và được ngân hàng đồng ý cho vay số tiền: ...................................................................................

(Bằng chữ........................................................................................................)

Bên vay đã có giá trị tài sản thế chấp, cầm cố/bảo lãnh của người thứ 3 là

................................ (Bằng chữ):.....................................................................

Chiếm tỷ lệ trong tổng giá trị tài sản thế chấp cầm cố cần phải có là............. %

Số tiền vay chưa có tài sản thế chấp được NHCT bảo lãnh là

............................. (Bằng chữ:.......................................................................)

Tỷ lệ bảo lãnh của Ngân hàng................................................................... %

Tổng số tiền bảo lãnh này sẽ tự động giảm đi tương ứng với mỗi lần trả nợ vay theo tỷ lệ đã được Ngân hàng Công thương bảo lãnh.

 

Điều 2:

Bên vay vốn được bảo lãnh phải nộp lệ phí bảo lãnh 2%/năm tính trên số tiền được bảo lãnh.

Vào ngày đầu mỗi quý bên vay phải chủ động nộp phí bảo lãnh cho Ngân hàng, nếu không tự nộp Ngân hàng sẽ trích tài khoản tiền gửi để thu. Nếu tài khoản tiền gửi không có tiền, Ngân hàng sẽ thông báo cho bên vay để chuẩn bị tiền nộp.

- Nếu hết hạn thông báo mà bên vay vẫn không đến nộp thì Ngân hàng sẽ ghi nợ tiền vay để thu phí bảo lãnh.

 

Điều 3:

Khi xảy ra rủi ro 2 bên sẽ xử lý:

a) Kiểm tra lập biên bản xác minh số bị thiệt hại, phân tích nguyên nhân xảy ra rủi ro có chứng nhận cuả các cơ quan chức năng (Công an, chính quyền địa phương, tài chính, cấp chủ quản...).

b) Xử lý tài sản thế chấp, cầm cố, của người vay tài sản dùng làm bảo lãnh của người thứ 3 để thu nợ.

c) Nếu vẫn còn dư nợ, lập báo cáo gửi kèm hồ sơ về Ngân hàng Công thương Việt Nam chờ xử lý.

d) Ngân hàng công thưong Việt Nam sẽ kiểm tra, nếu có lý do chính đáng sẽ trích quỹ bảo lãnh tín dụng để bù đắp nhưng mức bù đắp tối đa bằng số tiền được bảo lãnh còn lại tương ứng với số dư nợ.

e) Bên vay vốn được bảo lãnh phải thanh toán cho Ngân hàng Công thương các chi phí trực tiếp, gián tiếp phát sinh có liên quan đến bảo lãnh vay vốn.

 

Điều 4:

Hợp đồng này có giá trị từ ngày ký đến ngày .................... nếu cần bổ sung, sửa đổi, gia hạn thì phải được 2 bên thoả thuận bằng văn bản. Nếu bên nào vi phạm sẽ bị khởi kiện trước trọng tài kinh tế hoặc Tòa án.

 

Điều 5:

Hợp đồng này được lập thành 4 bản chính, mỗi bên giữ 2 bản. Các bản có giá trị như nhau.

Người thừa kế

(Ký, ghi rõ họ tên)

Đại diện bên vay vốn xin bảo lãnh

(Ký, ghi rõ họ tên đóng dấu nếu có)

Đại diện NHCTVN

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi