Công văn hướng dẫn nghiệp vụ bảo lãnh tín dụng theo tinh thần Hiệp định Việt - Đức ngày 9/6/1992
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Công văn 454/NHCT-TD
Cơ quan ban hành: | Ngân hàng Công Thương Việt Nam |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 454/NHCT-TD |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn |
Người ký: | Vũ Xuân Sinh |
Ngày ban hành: | 08/05/1993 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Đang cập nhật |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: |
tải Công văn 454/NHCT-TD
CÔNG VĂN
CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM SỐ 454/NHCT-TD
NGÀY 08 THÁNG 5 NĂM 1993 HƯỚNG DẪN NGHIỆP VỤ
BẢO LàNH TÍN DỤNG THEO TINH THẦN HIỆP ĐỊNH VIỆT - ĐỨC
NGÀY 09 THÁNG 6 NĂM 1992
- Căn cứ Điều 2 khoản 1 văn bản: "Thoả thuận về khoản đóng góp tài chính không hoàn lại" ký ngày 20-3-1993 giữa "Trung tâm Xúc tiến việc làm Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam" với "Trung tâm môi giới việc làm Đức và Ngân hàng Cân đối Đức";
- Căn cứ vào văn bản "Bảo đảm đối với những người tạo lập doanh nghiệp theo Hiệp định Việt - Đức" ký ngày 19-3-1993 giữa Ngân hàng Công thương Việt Nam và Ngân hàng Cân đối Đức;
- Căn cứ vào bản "Quy định hướng dẫn thực hiện Hiệp định ngày 09-6-1992 giữa Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hoà Liên bang Đức ký ngày 19-3-1993 giữa Ngân hàng Công thương Việt Nam và Ngân hàng Cân đối Đức";
- Căn cứ vào bản quy định cho vay đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh (Ban hành theo QĐ 305/NHCT-QĐ ngày 12-11-1992 của Tổng giám đốc Ngân hàng Công thương Việt Nam);
Tổng giám đốc Ngân hàng Công thương Việt Nam hướng dãn nghiệp vụ bảo lãnh tín dụng theo tinh thần Hiệp định Việt - Đức như sau:
1- Mục đích thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh tín dụng:
Ngân hàng Công thương nhận bảo lãnh tín dụng cho các khoản vay theo tinh thần Hiệp định Việt -Đức ngày 09-6-1992 nhằm bảo hiểm rủi ro tín dụng khi người vay không còn đủ khả năng hoàn trả nợ gốc, lãi và các chi phí khác đúng kỳ hạn đã cam kết khi vay.
2- Đối tượng được bảo lãnh tín dụng:
Các dự án vay vốn để tạo lập doanh nghiệp đã được Ngân hàng trực tiếp cho vay thẩm định là đủ điều kiện vay vốn có hiệu quả nhưng người vay không có đủ tài sản thế chấp, cầm cố hoặc được người thứ ba bảo lãnh bằng tài sản theo quy định của văn bản số 305/NHCT-QĐ ngày 12-11-1992.
3- Nguyên tắc bảo lãnh tín dụng:
3.1- Ngân hàng chỉ xét nhận bảo lãnh ngay từ khi bắt đầu xin vay vốn - Không xét nhận bảo lãnh sau khi đã phát tiền vay.
3.2- Trường hợp đặc biệt sau khi vay vốn nếu tài sản thế chấp, cầm cố có nguy cơ không đảm bảo khả năng hoàn trả nợ thì người vay làm đơn xin bảo lãnh ghi rõ lý do có xác nhận của chính quyền địa phương và Ngân hàng trực tiếp cho vay gửi Ngân hàng Công thương Việt Nam để báo cáo Ngân hàng Cân đối Đức quyết định.
3.3- Người được bảo lãnh vay vốn phải chấp nhận quy chế vay vốn và bảo lãnh tín dụng cuả Ngân hàng va nộp lệ phí bảo lãnh tín dụng đầy đủ.
4- Điều kiện bảo lãnh tín dụng:
4.1- Dự án xin vay đã được Ngân hàng trực tiếp cho vay thẩm định, đảm bảo đủ các điều kiện vay vốn như quy định tại mục 2 và mục 5 bản hướng dẫn nghiệp vụ cho vay đối với người Việt Nam hồi hương từ Cộng hoà Liên bang Đức để tạo lập cuộc sống theo hiệp định Việt - Đức.
4.2- Các tài sản thế chấp hiện có đã được đưa ra để thế chấp tín dụng hoặc được người thứ ba bảo lãnh bằng tài sản trong dự án xin vay chưa đủ, mới đạt tối thiểu bằng 40% yêu cầu giá trị tài sản phải thế chấp theo cơ chế tín dụng hiện hành.
5- Thủ tục bảo lãnh tín dụng:
Ngoài các thủ tục hồ sơ vay vốn bình thường, nếu không có đủ tài sản thế chấp cầm cố theo quy định, người vay còn phải làm đơn xin bảo lãnh tín dụng (theo mẫu số 5/NHCT-TD).
Sau khi được Ngân hàng chấp nhận bảo lãnh, người vay vốn và Ngân hàng trực tiếp cho vay ký hợp đồng bảo lãnh tín dụng (theo mẫu số 6/NHCT-TD).
6- Mức tiền vay được bảo lãnh tín dụng:
Ngân hàng Công thương xét nhận bảo lãnh phần tiền vay còn chưa đủ tài sản thế chấp, cầm cố bảo lãnh của người thứ 3, nhưng mức được bảo lãnh tối đa bằng 60% yêu cầu giá trị tài sản thế chấp cầm cố theo quy định tại mục 7, điều 1 "Quy định cho vay đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh" (ban hành theo quyết định 305/NHCT-QĐ ngày 12-11-1992 của Tổng giám đốc Ngân hàng Công thương Việt Nam).
Tổng số tiền bảo lãnh này sẽ tự động giảm đi tương ứng với mỗi lần trả nợ vay theo tỷ lệ đã được Ngân hàng Công thương bảo lãnh.
Cách tính toán cụ thể qua các bước sau:
Bước 1: Tính yêu cầu giá trị tài sản thế chấp, cầm cố cần phải có để đảm bảo cho khoản vay (A):
100
A = Số tiền xin vay/được duyệt cho vay x
70
Bước 2: Kiểm tra tỷ lệ giữa giá trị TSTC cầm cố hiện có so với yêu cầu giá trị TSTC, cầm cố cần phải có (B):
Giá trị tài sản thế chấp, cầm cố hiện có
B =
Yêu cầu giá trị tài sản thế chấp, cầm cố phải có (A)
Theo quy định B > 40% của A
Bước 3: Tính tỷ lệ bảo lãnh của Ngân hàng (C): C = 100% - B
Theo quy định C < 60%
Bước 4: Tính số tiền được bảo lãnh (D):
D = Số tiền được duỵêt cho vay x Tỷ lệ bảo lãnh của Ngân hàng (C )
Sau mỗi lần thu nợ tính toán số tiền bảo lãnh còn lại (D1, D2, D3,....) theo công thức:
|
| Số dư nợ còn lại sau mỗi lần thu nợ |
| 100
|
| Tỷ lệ bảo lãnh của Ngân hàng (C) |
7- Thu phí bảo lãnh:
Ngoài lãi suất tiền vay, người vay còn phải trả phí bảo lãnh 2% năm tính trên số tiền được bảo lãnh.
Ngân hàng trực tiếp cho vay thu phí bảo lãnh 1 quý 1 lần vào ngày đầu mỗi quý - ngày phát tiền vay là ngày thu phí bảo lãnh của quý đầu tiên - công thức tính thu phí bảo lãnh:
Số tiền được bảo lãnh tín dụng x 2% x Số ngày tính thu phí
360 ngày
8- Thời hạn bảo lãnh:
Sự bảo lãnh này có thời hạn đến hạn phải trả phần cuối cùng của khoản tiền vay. Nó sẽ được tự động rút ngắn lại trong trường hợp những thời hạn được thoả thuận rút ngắn lại sau này. Sự gia hạn cần thiết của việc bảolãnh (thí dụ qua việc thoả thuận gia hạn thêm thời gian trả nợ) phải được đề nghị bằng đơn qua Ngân hàng trực tiếp cho vay tới ngân hàng Công thương chậm nhất là 1 tháng trước khi hết hạn bảo lãnh.
9- Xử lý khi xảy ra rủi ro và hồ sơ thủ tục để xử lý:
- Cán bộ tín dụng phải thường xuyên theo dõi nắm tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh và tài chính của người vay để giúp đỡ họ giải quyết các vấn đề khó khăn một cách kịp thời và đôn đốc thu hồi nợ đúng hạn.
Khi phát sinh các hiện tượng không bình thường ảnh hưỏng đến việc trả nợ Ngân hàng, do mọi nguyên nhân chủ quan (do quản lý yếu kém, để hàng hoá tồn đọng, công nợ không thu hồi được... dẫn đến thua lỗ) hoặc do nguyên nhân khách quan (thiên tai bão lụt, dịch bệnh, tai nạn...) đều phải có biên bản kiểm tra, xác minh kịp thời số thiệt hại có các cơ quan chức năng xác nhận (chính quyền địa phưong, công an, tài chính, cấp chủ quản...). Sau đó tiến hành xử lý như sau:
- Trước hết người vay phải dùng tất cả các nguồn vốn của mình và xử lý tài sản thế chấp, cầm cố tài sản của người thứ 3 dùng làm bảo lãnh để trả nợ Ngân hàng.
- Sau khi đã dùng tất cả nguồn vốn của mình mà vẫn không trả được hết nợ, người vay vốn được bảo lãnh tín dụng phải làm đơn trình bày lý do kèm theo các biên bản có đầy đủ cơ sở pháp lý gửi đến Ngân hàng trực tiếp cho vay xin dùng quỹ bảo hiểm tín dụng để bù đắp số nợ còn lại.
Ngân hàng trực tiếp cho vay phải kiểm tra lại mọi tình hình và các số liệu về nợ gốc, lãi và các chi phí khác có liên quan đến món vay và bảo lãnh mà người vay còn phải thanh toán cho Ngân hàng Công thương, lập báo cáo kèm theo hồ sơ cho vay, hồ sơ xử lý rủi do gửi về Ngân hàng Công thương Việt Nam giải quyết. Ngân hàng Công thương Việt Nam kiểm tra xem xét nếu thấy hợp lý sẽ chuyển quỹ - Bảo hiểm tín dụng về cho chi nhánh có nguồn thu nợ. Nhưng số tiền chuyển tối đa chỉ bằng số tiền được bảo lãnh còn lại tương ứng với số dư nợ.
- Nếu sau khi đã dùng tất cả các nguồn trên đây để thu nợ mà vẫn còn một phần dự nợ thì Ngân hàng trực tiếp cho vay sẽ tiếp tục quản lý theo dõi để thu nợ khi có nguồn. Nếu người vay có khả năng trả nợ nhưng cố tình chây ỳ thì Ngân hàng sẽ khởi kiện trước Hội đồng trọng tài kinh tế Nhà nước hoặc Toà án.
10. Điều khoản thi hành:
Bản hưóng dẫn nghiệp vụ bảo lãnh tín dụng này có hiệu lực kể từ ngày ký và chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp được vay vốn của Ngân hàng Công thương Việt Nam để tạo lập cuộc sống theo tinh thần Hiệp định Việt - Đức ngày 09 tháng 6 năm 1992. Các Đồng chí Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh, thành phố, quận huyện, khu vực, giám đốc Sở giao dịch và các phòng chức năng của Ngân hàng Công thương Việt Nam có trách nhiệm thi hành.
Quá trình thực hiện có gì khó khăn vướng mắc báo cáo Tổng giám đốc Ngân hàng Công thương Việt Nam giải quyết.
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây