Công văn về việc sản xuất xe đạp trong nước sau khi dán tem xe đạp nhập khẩu

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải văn bản
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Công văn 4380/CV-KHĐT

Công văn về việc sản xuất xe đạp trong nước sau khi dán tem xe đạp nhập khẩu
Cơ quan ban hành: Bộ Công nghiệpSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:4380/CV-KHĐTNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công vănNgười ký:Nguyễn Xuân Chuẩn
Ngày ban hành:15/12/1997Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:Đang cập nhậtTình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực:

tải Công văn 4380/CV-KHĐT

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CÔNG VĂN

CỦA BỘ CÔNG NGHIỆP SỐ 4380/CV-KHĐT NGÀY 15 THÁNG 12
NĂM 1997 VỀ VIỆC SẢN XUẤT XE ĐẠP TRONG NƯỚC
SAU KHI DÁN TEM XE ĐẠP NHẬP KHẨU

 

Kính gửi: Các đơn vị sản xuất xe đạp

 

Nhà nước đã có Quyết định từ 01/12/1997 dán tem thuế đối với mặt hàng xe đạp nhập khẩu. Sau khi quyết định này được ban hành, giá xe đạp nhập khẩu trên thị trường đã tăng khoảng 10-15% do mất cân đối về quan hệ cung - cầu. Để tránh tình trạng thương nhân lợi dụng chủ trương của Nhà nước để tăng giá xe sau khi có quyết định dán tem, Bộ Công nghiệp lưu ý các đơn vị sản xuất xe đạp một số điểm sau đây:

 

1. Số lượng xe đạp nhập khẩu chắc chắn sẽ giảm sau khi có quyết định dán tem của Nhà nước. Việc cung ứng sản phẩm xe đạp để đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường phần lớn sẽ do các nhà sản xuất xe đạp nội địa đảm nhận. Tuy nhiên, không vì nhu cầu thị trường tăng mà làm giảm chất lượng của xe đạp xuất xưởng, gây thiệt hại cho người tiêu dùng.

 

2. Các đơn vị sản xuất xe đạp, các đại lý bán xe cố gắng duy trì giá xe đạp ổn định, tạo tâm lý tin tưởng của người mua, đối với sản phẩm xe đạp nội địa và chính sách vĩ mô của Nhà nước đối với ngành hàng này.

 

3. Các doanh nghiệp cần tính toán kỹ và thời sự hoá lại theo yêu cầu mới của mình trong việc đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị, công nghệ để thực hiện các mục tiêu trên trong chương trình sản xuất xe đạp. Bộ Công nghiệp đã trình Chính phủ đề án khôi phục ngành sản xuất xe đạp và đang tiếp tục xem xét, kiến nghị với Nhà nước các chính sách, cơ chế đầu tư thích hợp cho việc khôi phục và phát triển ngành hàng này.

 

4. Các doanh nghiệp phải theo dõi chặt chẽ các động thái của thị trường xe đạp, phối hợp, giúp đỡ các cơ quan chức năng của Nhà nước như Công an, Thuế vụ, Quản lý thị trường, Hải quan v.v... để phát hiện những hành vi, thủ đoạn gian lận trong việc kinh doanh xe đạp nhập khẩu, làm hàng giả để có các biện pháp ngăn chặn kịp thời.

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi