Công văn về việc thuốc cấm sử dụng trên Nho

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải văn bản
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Công văn 393-BVTV/CV

Công văn về việc thuốc cấm sử dụng trên Nho
Cơ quan ban hành: Cục Bảo vệ thực vậtSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:393-BVTV/CVNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công vănNgười ký:Trần Quý Hùng
Ngày ban hành:20/07/1995Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:Đang cập nhậtTình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực:

tải Công văn 393-BVTV/CV

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CÔNG VĂN

CỦA CỤC TRƯỞNG CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT SỐ 393-BVTV/CV
NGÀY 20 THÁNG 7 NĂM 1995 VỀ VIỆC
THUỐC CẤM SỬ DỤNG TRÊN NHO

 

Kính gửi: Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường

 

Theo Báo cáo của các Chi cục Bảo vệ thực vật tại các vùng trồng nho ở các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận thì mức độ và lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng hiện nay trên nho là rất lớn, tính trung bình số lần phun thuốc bảo vệ thực vật cho một vụ nho (3,5 tháng) là 120 lần vào mùa mưa, 70 lần vào mùa khô; việc sử dụng thuốc lại không đúng kỹ thuật như không đúng chủng loại thuốc, không đúng liều lượng, không tuân thủ thời gian cách ly để thu hái sản phẩm...

Để đảm bảo an toàn cho người tiêu thụ nho, không bị ảnh hưởng bởi dư lượng thuốc bảo vệ thực vật còn tồn lưu trong nho. Cục Bảo vệ thực vật dự định tuyển chọn một số loại thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng trên nho bao gồm:

1. Các loại thuốc trong danh mục hạn chế sử dụng.

2. Các loại thuốc trong danh mục được phép sử dụng ở Việt Nam nhưng có độc tính cao, tồn lưu lâu trong môi trường và trong nông sản và có thời gian cách ly dài, cụ thể là:

 

Số TT

Tên hoá chất

Tác dụng

Độc cấp tính đường miệng đối với chuột Lds

mg/kg

Lượng cho phép hấp thụ vào cơ thể người (ADI) mg/kg/ngày

Thời gian cách ly (ngày)

Thời gian bán phân huỷ (ngày)

1

Dirnethoate

Trừ sâu

150

0,002

14

2-4 trong đất

2

Fenitrothion

Trừ sâu

800

0,003

21

4 trong lá

3

Fenvalerate

Trừ sâu

451

0,02

21

30-60 trong đất

4

Methidathion

Trừ sâu

44

0,005

21-28

7 trong đất

5

Methomyl

Trừ sâu

17-24

 

1-4

 

6

Phenthoate

Trừ sâu

300-400

0,003

14-30

10 trong lá, 12 trong H2O ở pH=8

7

Phosalone

Trừ sâu

120

0,006

28

3-7 trong đất

8

Quinalphos

Trừ sâu

62-137

 

21

6-9 trong đất, 40 trong nước ở pH=7

9

Triazphos

Trừ sâu

57-68

0,0002

28

56, 40, 30, trong nước ở pH= 5, 7, 9

10

Carbendazim

Trừ bệnh

15.000

0,01

14

30-150 trong đất

11

Fosetyl Aluminium

Trừ bệnh

5.800

 

35

 

12

Hexaconazole

Trừ bệnh

2.189-6070

 

14

 

13

Iprodione

Trừ bệnh

3.500

0,3

28

20-160 trong đất

14

Mancoxeb

Trừ bệnh

8.000

0,05

56

6-15 trong đất

15

Thirame

Trừ bệnh

560

 

21

14-21 trong đất

16

Triadimefon

Trừ bệnh

602

0,03

35

6-18 trong đất, trên 360 trong H2O ở pH=3,6 và 9

17

Triadimenol

Trừ bệnh

700

 

30-35

Trên 360 trong H2O ở pH=3,6 và 9

 

Cục Bảo vệ thực vật đề nghị các thành viên Hội đồng tư vấn thuốc bảo vệ thực vật góp ý kiến về danh mục các loại thuốc bảo vệ thực vật mà Cục Bảo vệ thực vật dự kiến cấm sử dụng trên nho nêu trên; bằng văn bản và gửi về Cục Bảo vệ thực vật số 2 Ngọc Hà, Bách Thảo, Ba Đình, Hà Nội trước ngày 5 tháng 8 năm 1995.

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi