Công văn về việc bổ sung điểm b mục 5 phần II hướng dẫn số 331/CS

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải văn bản
Văn bản tiếng việt
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Công văn 362/CS

Công văn về việc bổ sung điểm b mục 5 phần II hướng dẫn số 331/CS
Cơ quan ban hành: Cục Chính sách Bộ Quốc phòngSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:362/CSNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công vănNgười ký:Nguyễn Mạnh Đẩu
Ngày ban hành:06/11/1996Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:Đang cập nhậtTình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực:
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CÔNG VĂN

CỦA CỤC CHÍNH SÁCH SỐ 362/CS NGÀY 06 THÁNG 11 NĂM 1996
VỀ VIỆC BỔ SUNG ĐIỂM B MỤC 5 PHẦN II HƯỚNG DẪN SỐ 331/CS

 

Kính gửi: Các đơn vị

 

Tại mục b điểm 5 phần II Hướng dẫn số 331/CS ngày 20-12-1995 của Cục Chính sách - Tổng cục Chính trị về thủ tục, hồ sơ quản lý người có công quy định:

"Nhưng quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng bị thương từ ngày 31-12-1994 trở về trước quy định tại điểm 4 mục IV Thông tư số 2285/QP-TT ngày 21-11-1995 của Bộ Quốc phòng chỉ xem xét vết thương thực thể và được giải quyết theo diện tồn đọng về chính sách sau chiến tranh phải có:

- Bản khai cá nhân về quá trình hoạt động và bị thương có xác nhận và đề nghị của cơ quan, đơn vị quản lý. Nếu đã xuất ngũ thì kèm theo quyết định xuất ngũ hoặc giấy xác nhận của chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự quận, huyện nơi quân nhân về cư trú.

- Giấy chứng nhận bị thương gốc do đơn vị khi bị thương cấp. Trường hợp không còn giấy chứng nhận bị thương thì phải có một trong các chứng từ như: Phiếu chuyển thương hoặc giấy ra viện, hoặc hồ sơ bệnh án điều trị khi bị thương. Căn cứ vào những chứng từ này, Thủ trưởng đơn vị theo phân cấp quản lý, hoặc chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố cấp giấy chứng nhận bị thương và kèm theo các chứng từ gốc"

Quy định trên là dựa vào yếu tố pháp lý nhằm chủ động đề phòng các hiện tượng tiêu cực có thể xảy ra. Nhưng qua thực hiện, theo phản ánh của nhiều đơn vị, địa phương thấy rằng, quy định đó không phù hợp với một số trường hợp, gây khó khăn, trở ngại cho cán bộ, chiến sỹ bị thương trong các cuộc chiến tranh do những lý do khách quan, chủ quan, đến nay các giấy tờ, hồ sơ gốc không còn hoặc không có để làm căn cứ pháp lý giải quyết.

Vì vậy, Cục Chính sách báo cáo và đã được Thủ trưởng Tổng cục Chính trị đồng ý; đồng thời ngày 15-7-1996 Cục Chính sách và Vụ Thương binh - Lệt sỹ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã họp bàn thống nhất.

Trong khi chờ ban hành Thông tư liên Bộ, để giải quyết vấn đề này, Cục Chính sách - Tổng cục Chính trị bổ sung mục b điểm 5 phần II của Hướng dẫn số 331/CS như sau:

....." Trường hợp quân nhân, công nhân viện chức quốc phòng bị thương trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu hiện nay không có hoặc không còn giấy tờ gốc, thì lấy ý kiến 2 người cùng đơn vị biết rõ trường hợp bị thương làm chứng để xem xét cấp giấy chứng nhận bị thương. Nhưng việc lấy ý kiến người làm chứng để cấp giấy chứng nhận bị thương phải tiến hành chặt chẽ theo nguyên tắc:

+ Người làm chứng và người bị thương phải có cùng thời gian chiến đấu, phục vụ chiến đấu trong cùng một đơn vị từ tiểu đoàn hoặc tương đương trở xuống. Chính quyền địa phương hoặc cơ quan, đơn vị quản lý người làm chứng, căn cứ quá trình công tác trong lý lịch người làm chứng (lý lịch quân nhân hoặc lý lịch cán bộ, lý lịch đảng viên) để xác nhận và gửi kèm lý lịch đó trong hồ sơ để đảm bảo tính pháp lý, nếu là bản chụp (photocopi) phải được công chứng Nhà nước hoặc cơ quan quản lý hồ sơ xác nhận;

+ Người bị thương phải có lý lịch cũ (lý lịch quân nhân hoặc lý lịch cán bộ, đảng viên) có ghi quá trình công tác để đối chiếu với quá trình công tác người làm chứng để cơ quan chức năng xem xét giải quyết;

+ Chỉ giải quyết đối với các trường hợp có vết thương thực thể".

Giải quyết tồn đọng về chính sách sau các cuộc chiến tranh trong đó có vấn đề xác nhận thương binh - là một việc khó khăn, phức tạp. Trên thực tế đã không ít trường hợp tiêu cực xảy ra ở một số đơn vị, địa phương, gây bất bình trong bộ đội, nhân dân, ảnh hưởng lớn đến chính sách của đảng và Nhà nước. Vì vậy, khi triển khai thực hiện, đề nghị các đơn vị tiến hành thận trọng, chính xác, chặt chẽ đề phòng tiêu cực xảy ra. Khi phát hiện ra có dấu hiệu vi phạm, phải kiên quyết xử lý nghiêm minh theo pháp luật.

Nhận được công văn này các đơn vị tổ chức thực hiện. Quá trình tổ chức thực hiện có vướng mắc, phản ánh kịp thời về bộ Quốc phòng (qua Cục Chính sách) để hướng dẫn bổ sung.

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi