Công văn về viẹc giải quyết vướng mắc tồn tại về chế độ bảo hiểm xã hội

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải văn bản
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Công văn 3049/LĐTBXH

Công văn về viẹc giải quyết vướng mắc tồn tại về chế độ bảo hiểm xã hội
Cơ quan ban hành: Bộ Lao động Thương binh và Xã hộiSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:3049/LĐTBXHNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công vănNgười ký:Lê Duy Đồng
Ngày ban hành:12/09/1996Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:Đang cập nhậtTình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực:

tải Công văn 3049/LĐTBXH

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CÔNG VĂN

SỐ 3049/LĐ-TBXH NGÀY 12 THÁNG 9 NĂM 1996 CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ Xà HỘI VỀ VIỆC GIẢI QUYẾT VƯỚNG MẮC
TỒN TÀI VỀ CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM Xà HỘI

 

Kính gửi: - Bộ quốc phòng

- Bảo hiểm xã hội Việt Nam,

 

Trả lời công văn số 1696/QP ngày 22/8/1996 của Bộ Quốc phòng về nội dung ghi trích yếu, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có ý kiến như sau:

 

1. Công nhân viên quốc phòng là đối tượng thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều lệ Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26/1/1995 của Chính phủ và các Thông tư hướng dẫn thực hiện Điều lệ Bảo hiểm xã hội (bao gồm cả văn bản số 843/LĐ-TBXH ngày 25/3/1996) do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Quốc phòng, Tài chính ban hành.

2. Về một số vướng mắc, tồn tại trong quá trình thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội đối với quân nhân giải quyết như sau:

a) Về chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:

- Quân nhân bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã được giám định thương tật trước ngày 1/1/1995 nhưng chưa được giải quyết trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì nay được giải quyết theo quy định về chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của Nhà nước ở thời điểm giám định thương tật. Những người đủ điều kiện hưởng trợ cấp hàng tháng thì được hưởng trợ cấp từ ngày có kết quả giám định thương tật.

- Quân nhân bị tai nạn lao động trước ngày 1/1/1995 chưa được giám định thương tật thì nay được cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giới thiệu đến Hội đồng Giám định y khoa giám định thương tật. Sau khi có kết quả giám định thương tật được giải quyết chế độ theo quy định của Điều lệ Bảo hiểm xã hội đối với quân nhân, công an nhân dân ban hành kèm theo Nghị định số 45/CP ngày 15/7/1995 của Chính phủ. Những người đủ điều kiện hưởng trợ cấp hàng tháng thì được hưởng từ ngày có kết quả giám định thương tật.

b) Về chế độ hưu trí:

Quân nhân đã hưởng lương hưu hàng tháng theo Nghị định số 66/CP ngày 10/9/1993 của Chính phủ, nếu tính lại lương hưu theo mức bình quân của tiền lương đóng bảo hiểm xã hội trong 5 năm cuối mà thấp hơn mức lương hưu tính theo mức bình quân của tiền lương 10 năm cuối thì được giữ nguyên mức lương hưu tính theo quy định tại Nghị định 66/CP.

c) Về chế độ tử tuất:

Quân nhân bị chết trước ngày 1/1/1995 có thân nhân đủ điều kiện hưởng tiền tuất (khi quân nhân chết) mà chưa được trợ cấp tiền tuất thì được cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố căn cứ vào thời điểm quân nhân chết để giải quyết chế độ theo quy định tại Nghị định số 236/HĐBT ngày 18/9/1985 hoặc Nghị định số 66/CP ngày 30/9/1993 của Chính phủ.

3. Về ghi sổ bảo hiểm xã hội.

a) Do yêu cầu bí mật của quân đội, không thể ghi địa điểm đóng quân ở cột 3 trong sổ bảo hiểm xã hội, Bộ Quốc phòng cần có biện pháp quản lý theo dõi để khi giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội cho quân nhân có đủ căn cứ địa bàn đóng quân làm cơ sở tính chế độ bảo hiểm xã hội.

b) Về phụ cấp thâm niên quân đội, yêu cầu ghi mức phụ cấp được hưởng trong cột 5 và ghi tổng số tiền đóng bảo hiểm xã hội (kể cả phụ cấp thâm niên) 1 tháng ở cột 8.

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi