Công văn về việc chuyển giao quỹ nhà ở

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải văn bản
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Công văn 227/BXD-QLN

Công văn về việc chuyển giao quỹ nhà ở
Cơ quan ban hành: Bộ Xây dựngSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:227/BXD-QLNNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công vănNgười ký:Nguyễn Mạnh Kiểm
Ngày ban hành:25/02/2000Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:Đang cập nhậtTình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực:

tải Công văn 227/BXD-QLN

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CÔNG VĂN

CỦA BỘ XÂY DỰNG SỐ 227/BXD-QLN NGÀY 25 THÁNG 2 NĂM 2000
VỀ VIỆC CHUYỂN GIAO QUỸ NHÀ Ở

 

Kính gửi: - Các Bộ, Ngành Trung ương

- Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Ngày 3/2/2000 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 20/2000/QĐ-TTg"về việc hỗ trợ người hoạt động cách mạng trước Cách mạng tháng 8 năm 1945 cải thiện nhà ở", trong đó quy định các Bộ, Ngành, cơ quan đang quản lý nhà ở của những người thuộc diện được hỗ trợ có nhiệm vụ chuyển giao quỹ nhà đó cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quản lý xong trước ngày 30/6/2000 để thực hiện việc hỗ trợ.

Để đảm bảo việc chuyển giao quỹ nhà được thực hiện thống nhất trong cả nước, Bộ Xây dựng đề nghị các Bộ, Ngành Trung ương và Uỷ ban nhân dân các tỉnh tiến hành công tác chuyển giao theo đúng các quy định sau đây:

1/ Nhà ở thuộc diện phải chuyển giao từ các Bộ, Ngành Trung ương cho Uỷ ban nhân dân các tỉnh là nhà ở thuộc sơ hữu Nhà nước do các Bộ, Ngành Trung ương cũng như các đơn vị trực thuộc đang quản lý và cho người hoạt động cách mạng từ trước Cách mạng tháng 8 năm 1945 thuê ở. Trong trường hợp người hoạt động cách mạng trước Cách mạng thánh 8 năm 1945 đã chết nhưng vợ (hoặc chồng) của người đó đang ở nhà của Nhà nước thì nhà này cũng thuộc diện phải chuyển giao.

2/ Các đơn vị trực thuộc Bộ, Ngành Trung ương (gọi chung là bên giao nhà) lập danh sách những người hoạt động cách mạng trước Cách mạng tháng 8 năm 1945 đang sử dụng nhà do đơn vị mình quản lý (phụ lục số 1) và gửi trực tiếp cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà đó trước ngày 31/3/2000 để Uỷ ban nhân dân tỉnh kịp tổng hợp và lập kế hoạch hỗ trợ chung.

3/ Bên giao nhà lập Danh mục nhà ở thuộc diện phải chuyển giao (phụ lục số 2) gửi cho Bộ chủ quản để Bộ chủ quản có văn bản chuyển giao nhà đó cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

4/ Sau khi nhận được công văn kèm theo Danh mục nhà ở thuộc diện phải chuyển giao do Bộ, Ngành gửi, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo ngay việc hoàn tất thủ tục tiếp nhận.

5/ Việc bàn giao phải được tiến hành nhanh, gọn, đơn giản, trên nguyên tắc bàn giao theo đúng hiện trạng về nhà ở, đất ở và người đang sử dụng nhà ở đó tại thời điểm bàn giao và hoàn tất chậm nhất là ngày 30/6/2000.

Cụ thể là:

a- Về đất ở: Bên giao nhà bàn giao toàn bộ khu đất ở do đơn vị đó đang quản lý, kèm theo các loại hồ sơ hiện có, như: quyết định giao đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trích lục thửa đất, biên lai thu thuế đất,v.v...

Trường hợp không có hồ sơ về đất thì hai bên cắm mốc giới thửa đất và bàn giao theo các mốc giới đó, đồng thời phải ghi rõ lý do không có hồ sơ đất, như: thất lạc hồ sơ, tiếp quản nhà từ chế độ cũ mà không có hồ sơ đất, không có quyết định giao đất,v.v...

b- Về nhà ở: Bàn giao theo từng ngôi nhà (nếu bên giao đang quản lý cả ngôi nhà) hoặc bàn giao theo từng căn hộ (nếu bên giao chỉ quản lý một vài căn hộ trong một nhà có nhiều căn hộ).

Nhà hoặc căn hộ bàn giao phải kèm theo các hồ sơ hiện có, như: Bản vẽ thiết kế, giấy phép xây dựng, quyết định giao quản lý nhà (đối với nhà tiếp quản từ chế độ cũ), biên bản nhận bàn giao nhà từ đơn vị khác chuyển sang, hồ sơ mua bán nhà (nếu là nhà mua của chủ sở hữu khác), v.v...

Trường hợp không có hồ sơ về nhà ở thì hai bên tiến hành bàn giao trên cơ sở vẽ mặt bằng nhà hiện có trên thửa đất hoặc mặt bằng căn hộ (nếu đơn vị chỉ quản lý một vài căn hộ trong một ngôi nhà).

Không tiến hành đo vẽ chi tiết nhà ở khi bàn giao.

Không bàn giao nhà ở do người ở xây dựng thêm (vì đó không phải là nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước), nhưng phải thể hiện phần xây dựng thêm trên mặt bằng để có biện pháp xử lý sau này.

Trường hợp nhà của Nhà nước đã được người thuê cải tạo lại, hoặc phá đi xây dựng nhà mới, thì bên giao nhà phải ghi rõ nhà thuộc sở hữu Nhà nước trước khi phá dỡ là nhà cấp mấy để sau này bên nhận nhà có cơ sở xác định giá khi bán cho người đang ở thuê

c- Về người sử dụng nhà: Bàn giao danh sách các hộ đang thực tế sử dụng, kể cả có hợp đồng, không có hợp đồng hoặc hợp đồng mang tên người thuê cũ (nhà hoả hồng).

Việc bàn giao đất ở, nhà ở kèm theo các hộ đang sử dụng nhà được thực hiện thông qua biên bản bàn giao nhà ở, đất ở (phụ lục số 3).

6/ Cùng với việc bàn giao nhà ở, các cơ quan tài chính cùng cấp quản lý trực tiếp bên giao nhà hướng dẫn về tài chính với từng trường hợp bàn giao, trong đó phải ghi rõ giá trị nhà ở (hiện đang theo dõi trên sổ sách kế toán của nhà và nguồn kinh phí xây dựng nhà đó) để có cơ sở ghi tăng, giảm vốn tài sản cố định của bên nhận và bên giao nhà.

Không tổ chức xác định giá trị còn lại của nhà ở khi bàn giao nhà.

7/ Trong trường hợp bên giao nhà đang quản lý đồng bộ cả một khu tập thể, gồm cả nhà ở, đất ở và hệ thống công trình kỹ thuật hạ tầng, thì hai bên tiến hành bàn giao đồng bộ cả khu tập thể đó.

8/ Sau khi tiếp nhận nhà ở, bên nhận nhà có trách nhiệm tổ chức bán và hỗ trợ cho người hoạt động cách mạng trước Cách mạng tháng 8 năm 1945 theo đúng quy định của Quyết định số 20/2000/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Đối với các trường hợp khác thì bán theo đúng các quy định hiện hành. Trường hợp bên thuê không mua thì bên nhận nhà có trách nhiệm tiếp tục quản lý nhà theo đúng Quyết định 118/TTg và 33/TTg của Thủ tướng Chính phủ.

9/ Việc chuyển giao quỹ nhà ở là công tác trọng tâm phải được khẩn trương triển khai để thực hiện việc hỗ trợ người hoạt động cách mạng trước Cách mạng tháng 8 năm 1945 cải thiện nhà ở theo Quyết định số 20/2000/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Vì vậy, đề nghị các Bộ, Ngành Trung ương và Uỷ ban nhân dân các tỉnh tập trung chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện đúng các trình tự, thủ tục bàn giao nhà nêu tại công văn này, không đề ra các quy định phức tạp khác gây ách tắc công việc. Trong quá trình chuyển giao nhà ở, nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh về Cục Quản lý nhà - Bộ Xây dựng để hướng dẫn giải quyết.


PHỤ LỤC SỐ 1

 

Tên đơn vị đang quản lý nhà
(bên giao nhà)

.................................

Thuộc Bộ:.................

 

 

DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG
TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG 8 NĂM 1945 SỬ DỤNG NHÀ Ở THUỘC SỞ HỮU NHÀ NƯỚC DO ĐƠN VỊ ĐANG QUẢN LÝ
TẠI TỈNH (THÀNH PHỐ):..........................

 

Số TT

Họ và tên

Thời gian hoạt động cách mạng

Số nhân khẩu thường trú

Địa chỉ nhà ở đang sử dụng

Loại nhà

Diện tích đang sử dụng (m2)

Ghi chú

1

2

3

4

5

6

7

8

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

.... Ngày..... tháng.... năm 2000

Thủ trưởng đơn vị

(Ký tên, đóng dấu)

 

Hướng dẫn cách ghi:

Cột (2): a- Ghi tên người đang sử dụng nhà, không phân biệt người đó do cơ quan nào quản lý, đang công tác hay đã nghỉ hưu.

b- Trường hợp người hoạt động cách mạng trước Cách mạng tháng 8 năm 1945 đã chết mà vợ (hoặc chồng) người đó còn sống thì ghi tên người vợ (hoặc chồng) đang sử dụng nhà, đồng thời phải ghi tên và thời gian hoạt động cách mạng của người đã chết.

Cột (3): Ghi theo các mốc thời gian sau đây:

- Từ 31/12/1935 trở về trước;

- Từ 01/01/1936 đến 31/12/1944;

- Từ 01/01/1945 đến Tổng Khởi nghĩa tháng 8/1945.

Cột (4): Ghi số nhân khẩu thường trú theo sổ hộ tịch.

Cột (5): Ghi theo địa chỉ đăng ký tại bưu điện.

Cột (6): Ghi theo 2 loại nhà:

- Nhà 1 tầng hoặc nhiều tầng 1 hộ ở (ghi tắt là "nhà 1 tầng").

- Nhà nhiều tầng nhiều hộ ở (ghi tắt là "nhà nhiều tầng").

Cột (7): Ghi theo diện tích sử dụng, kèm theo chữ "khép kín" hay "không khép kín". Thí dụ: 24 m2 khép kín.......

PHỤ LỤC SỐ 2

 

Tên đơn vị đang quản lý nhà

(bên giao nhà)

.................................

Thuộc Bộ:.................

 

DANH MỤC NHÀ Ở THUỘC DIỆN CHUYỂN GIAO
THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 20/2000/QĐ-TTG
TẠI TỈNH (THÀNH PHỐ):.........

 

Số TT

Địa chỉ nhà ở

Tầng cao

Ghi chú

1

2

3

4

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

.... Ngày..... tháng.... năm 2000

Thủ trưởng đơn vị

(Ký tên, đóng dấu)

 

Hướng dẫn cách ghi:

Cột (2): Ghi theo địa chỉ đăng ký tại bưu điện.

Cột (3): Ghi theo số tầng của nhà, ví dụ: 5 tầng, 1 tầng v.v...

Cột (4): Trong trường hợp bên giao nhà chỉ quản lý một vài căn (phòng) trong số nhiều căn (phòng) của cả ngôi nhà, hoặc chỉ có một số căn làm nhà ở, còn lại một số căn sử dụng mục đích khác (trụ sở làm việc, nhà kho, cửa hàng...) thì ghi rõ số căn (phòng) mà đơn vị đang quản lý.

Thí dụ: - Đơn vị tự quản lý 8 căn, từ căn 101 đến 108 của nhà D1;

- Đơn vị tự quản lý 3 phòng ở tầng 2 nhà số 86 Hàng Bạc v.v....

 


PHỤ LỤC SỐ 3

 

CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

...... ngày..... tháng.... năm 2000

 

BIÊN BẢN BÀN GIAO NHÀ Ở, ĐẤT Ở (1)

 

I- Bên bàn giao nhà (2)

II- Bên nhận nhà (3)

III- Địa chỉ nhà bàn giao (4)

IV- Nội dung bàn giao

1/ Đất ở: a- Tổng diện tích đất ở:................m2

b- Hồ sơ kèm theo (5)

2/ Nhà ở: a- Loại nhà (6)

b- Tầng cao (7)

c- Giá trị nhà ở (8)

d- Hồ sơ kèm theo (9)

3/ Hiện đang sử dụng:

- Số hộ đang sử dụng nhà (10)

(Danh sách các hộ và sơ đồ nhà kèm theo)

Biên bản này được thành lập 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.

 

Bên nhận nhà

Thủ trưởng đơn vị

(Ký tên, đóng dấu)

Bên giao nhà

Thủ trưởng đơn vị

(Ký tên, đóng dấu)

 

Hướng dẫn cách ghi:

(1): Mỗi biên bản bàn giao nhà ở, đất ở được lập cho 01 ngôi nhà. Trong trường hợp bên giao nhà chỉ quản lý một vài căn (phòng) trong số nhiều căn (phòng) của cả ngôi nhà thì phải ghi rõ trong biên bản là bàn giao bao nhiêu căn (phòng) trong ngôi nhà đó.

Thí dụ: Biên bản bàn giao 8 căn từ 101 đến 108 nhà D1 Trung Tự...

(2): Ghi tên đơn vị đang quản lý nhà.

(3): Ghi tên đơn vị nhận nhà.

(4): Ghi theo địa chỉ đăng ký tại bưu điện.

(5): Ghi danh mục các hồ sơ (nếu có); Nếu không có thì ghi rõ: Không có hồ sơ gốc.

(6): Ghi 1 trong 2 loại nhà sau đây:

- Nhà 1 tầng hoặc nhiều tầng 1 hộ ở thì ghi: "nhà 1 tầng";

- Nhà nhiều tầng nhiều hộ ở thì ghi: "nhà nhiều tầng".

(7): Ghi số tầng của ngôi nhà. Thí dụ: nhà 5 tầng, 1 tầng, v.v...

(8): Ghi theo sổ sách kế toán.

(9): Ghi danh mục các hồ sơ (nếu có); Nếu không rõ thì ghi rõ: Không có hồ sơ gốc.

(10): Ghi số hộ theo hợp đồng thuê hoặc theo Quyết định phân phối nhà. Không ghi theo sổ hộ tịch.

 

Danh sách các hộ sử dụng nhà ở...............(1)

 

STT

Họ và Tên

Số căn hộ (phòng)

Diện tích sử dụng (m2)

Ghi chú

1

2

3

4

5

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú: Kèm theo danh sách này có sơ đồ nhà và tên người thuê ứng với từng căn hộ cụ thể.

.... Ngày..... tháng.... năm 2000

Bên giao nhà

Thủ trưởng đơn vị

(Ký tên, đóng dấu)

 

Hướng dẫn cách ghi:

- Cột (1): Ghi địa chỉ nhà bàn giao.

- Cột (2): Ghi tên người sử dụng nhà theo Hợp đồng thuê hoặc theo Quyết định phân phối. Trường hợp người hoạt động cách mạng trước Cách mạng tháng 8 năm 1945 đã chết nhưng vợ (hoặc chồng) còn sống và đang sử dụng nhà thì phải ghi chú tại cột (5).

- Cột (3): Ghi số căn hộ (phòng) theo Hợp đồng hoặc Quyết định phân phối. Trường hợp một hộ được thuê 1 vài căn hộ thì ghi đủ số căn đó.

- Cột (4): Ghi diện tích sử dụng theo Hợp đồng. Trường hợp 1 hộ được thuê 1 vài căn hộ thì ghi tổng diện tích của các căn đó.

- Cột (5): Ghi tên, thời gian hoạt động và năm chết của người hoạt động Cách mạng trước CM tháng 8 năm 1945.

- Thí dụ: Chồng là Ông Nguyễn Văn A, hoạt động Cách mạng từ năm 1939, chết năm 1980.

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi