Công văn về công tác bảo hiểm cho các hoạt động đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam

thuộc tính Công văn 223-HTĐT/VP

Công văn về công tác bảo hiểm cho các hoạt động đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam
Cơ quan ban hành: Uỷ ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:223-HTĐT/VP
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công văn
Người ký:Đậu Ngọc Xuân
Ngày ban hành:30/09/1989
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:Đang cập nhật
Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực:

tải Công văn 223-HTĐT/VP

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CÔNG VĂN

CỦA UBNN VỀ HỢP TÁC VÀ ĐẦU TƯ SỐ 223/HTĐT-VP NGÀY 30-09-1989
VỀ CÔNG TÁC BẢO HIỂM CHO CÁC HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA
NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM

 

Kính gửi : - Các Bộ, Tổng cục, Uỷ ban Nhà nước và các cơ quan khác thuộc

Hội Đồng Bộ trưởng.

- UBND các Tỉnh, Thành phố và Đặc khu trực thuộc Trung ương

Điều 9 Chương II của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam quy định: "Tài sản của các xí nghiệp liên doanh phải được bảo hiểm tại Công ty Bảo hiểm Việt Nam hoặc tại các công ty khác do hai bên thoả thuận". Đây là một điều kiện bắt buộc đối với hoạt động của các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Thực tiễn cho thấy nhiều dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trình lên UBNN về hợp tác và đầu tư để xin cấp giấy phép hoạt động không đề cập đến công tác bảo hiểm. Trong số các dự án đầu tư đã được cấp giấy phép, chỉ có 3 dự án bảo hiểm toàn bộ hoạt động của mình ở Việt Nam với Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam (BAOVIET) (đó là 3 hãng thăm dò và khai thác dầu khí Total-Pháp, BP-Anh và Enterprise- Anh- Pháp); số còn lại phần lớn chưa tham gia bảo hiểm hoặc mới tham gia một vài loại hình bảo hiểm với BAOVIET và 1 số lại tham gia bảo hiểm ở nước ngoài.

Sở dĩ việc tham gia bảo hiểm với Công ty Bảo hiểm trong nước chưa thực hiện được tốt là do những nguyên nhân sau:

1. Các nhà đầu tư nước ngoài thường muốn duy trì một hệ thống bảo hiểm mà họ đã sẵn có quan hệ ở nước ngoài hoặc vì họ muốn giảm tới mức tối thiểu chi phí nhằm quay vòng vốn và lãi nhanh hơn trong trường hợp họ có thể lẩn tránh trách nhiệm một khi luật lệ hay những quy chế của Việt Nam còn chưa chặt.

2. Các cơ quan quản lý, Uỷ ban nhân dân và các chủ đầu tư phía Việt Nam chưa thấy hết ý nghĩa và lợi ích của công tác bảo hiểm, hoặc không thấy rõ quyền lợi của Nhà nước ta trong lĩnh vực bảo hiểm. Do đó, trong các dự án đầu tư trình lên Nhà nước để xin cấp giấy phép hoạt động hoặc trong quá trình đàm phán với nước ngoài, ta đã không đề cập hoặc chưa cố gắng giành quyền bảo hiểm về cho BAOVIET.

3. Công tác bảo hiểm chưa thành tập quán và chưa được phổ biến rộng rãi trong lĩnh vực kinh tế- văn hoá -xã hội ở nước ta. Do đó, không chỉ các nhà đầu tư nước ngoài chưa biết hoặc còn e dè, nghi hoặc khi đề cập đến vấn đề bảo hiểm ở Việt Nam, mà ngay cả các bên phía Việt Nam cũng chưa hiểu về khả năng và hoạt động của ngành Bảo hiểm Nhà nước để tuyên truyền và thuyết phục mua bảo hiểm tại BAOVIET.

Công tác bảo hiểm nhất là bảo hiểm cho các công trình đầu tư của nước ngoài là một nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho Nhà nước. Hầu hết Luật đầu tư của các nước quy định tài sản cũng như trách nhiệm có liên quan của các xí nghiệp liên doanh buộc phải mua bảo hiểm tại nước sở tại. Hơn nữa, nếu các hoạt động đầu tư nước ngoài không có bảo hiểm thì không may xẩy ra rủi ro lớn như cháy, nổ, bão... gây tổn thất lớn, các xí nghiệp liên doanh sẽ không có vốn để khôi phục sản xuất kinh doanh. Do vậy, để đảm bảo quyền lợi cho nhà nước, UBNN về hợp tác và đầu tư đề nghị các cơ quan chủ quản đầu tư lưu ý các đơn vị sản xuất- kinh doanh (kể cả các tổ chức dịch vụ đầu tư) một số vấn đề sau:

 

1. Khi xây dựng luận chứng kinh tế, kỹ thuật cho dự án đầu tư, cần có thêm mục chi phí về bảo hiểm, kèm các giải trình về các khoản chi phí đó.

2. Trong quá trình thương lượng và đàm phán với bên đầu tư nước ngoài, cần cố gắng thuyết phục các nhà đầu tư nước ngoài mua bảo hiểm tại Công ty Bảo hiểm trong nước (về bảo hiểm tài sản cũng như bảo hiểm cho các trách nhiệm liên quan khác). Tức là cố gắng dành quyền ưu tiên bảo hiểm về cho Nhà nước ta.

3. Cần phối hợp chặt chẽ với Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam hoặc các Công ty Bảo hiểm địa phương ngay từ khởi đầu xây dựng đề án, kể cả quá trình thương lượng, đàm phán ký kết hợp đồng hợp tác liên doanh với nước ngoài để tranh thủ dịch vụ bảo hiểm trong nước. Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam có khả năng đáp ứng mọi nhu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài về tất cả các lĩnh vực bảo hiểm.

Đề nghị các cơ quan chủ quản đầu tư chỉ thị cho các bên Việt Nam trong liên doanh hết sức quan tâm đến công tác bảo hiểm và bằng mọi cách cố gắng dành bảo hiểm về cho Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam, cả bảo hiểm tài sản và bảo hiểm trách nhiệm.

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất