Công văn về việc hướng dẫn thực hiện chế độ nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải văn bản
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Công văn 1228/BHXH-CĐCS

Công văn về việc hướng dẫn thực hiện chế độ nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội
Cơ quan ban hành: Bảo hiểm xã hội Việt NamSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:1228/BHXH-CĐCSNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công vănNgười ký:Nguyễn Huy Ban
Ngày ban hành:23/07/2001Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:Đang cập nhậtTình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực:

tải Công văn 1228/BHXH-CĐCS

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CÔNG VĂN

CỦA BẢO HIỂM Xà HỘI VIỆT NAM SỐ 1228/BHXH/CĐCS
NGÀY 23 THÁNG 7 NĂM 2001 TRÍCH YẾU HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
CHẾ ĐỘ NGHỈ DƯỠNG SỨC, PHỤC HỒI SỨC KHOẺ
ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG THAM GIA BHXH

 

Kinh gửi: - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

- Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

 

Căn cứ Quyết định số 37/2001/QĐ-TTg ngày 21/3/2001 của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư số 11/2001/BLĐTBXH-TT ngày 11/6/2001 của Bộ Lao động thương binh và xã hội về thực hiện chế độ nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khoẻ đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và sau khi có ý kiến của Bộ Tài chính tại Công văn số 6610/TC-HCSN ngày 16/7/2001; Công văn số 6694 TC/CĐKT ngày 18/7/2001 về quản lý, hạch toán kinh phí nghỉ dưỡng sức. Bảo hiểm xã hội Việt Nam hướng dẫn thực hiện như sau:

 

I. ĐỐI TƯỢNG

 

1. Đối tượng thực hiện chế độ nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khoẻ đối với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, cụ thể như sau:

Cán bộ, công chức đang làm việc trong các cơ quan quản lý Nhà nước, đơn vị sự nghiệp, cơ quan Đảng, đoàn thể từ Trung ương đến cấp huyện.

Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh có sử dụng từ 10 lao động trở lên.

Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, khu chế xuất, khu công nghiệp, cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam:

- Người lao động làm việc trong các tổ chức kinh doanh dịch vụ thuộc cơ quan hành chính sự nghiệp, cơ quan Đảng, đoàn thể.

- Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp, các tổ chức dịch vụ thuộc lực lượng vũ trang.

- Người giữ chức vụ dân cử, bầu cử làm việc trong các cơ quan quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể từ Trung ương đến cấp huyện.

- Quân nhân, công an nhân dân, công nhân viên quốc phòng thuộc diện hưởng lương theo hệ thống tiền lương lực lượng vũ trang.

- Người lao động làm việc trong các cơ sở xã hội hóa ngoài công lập thuộc các ngành giáo dục, y tế, văn hoá và thể thao đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Nghị định số 12/CP ngày 26/1/1995 của Chính phủ.

- Cán bộ y tế xã phường đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tai Nghị định số 12/CP ngày 26/1/1995 của Chính phủ.

Tất cả những đối tượng trên gọi chung là ngươig lao động.

2. Đối tượng không thực hiện chế độ nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ

- Cán bộ xã, phường, thị trấn thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội theo Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23/1/1998 của Chính phủ.

- Người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài do các tổ chức kinh tế Việt Nam đưa đi, thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc theo Thông tư số 17/TT-LĐTBXH ngày 24/4/1997 của Bộ Lao động thương binh và Xã hội.

- Quân nhân, công an nhân dân hưởng sinh hoạt phí.

 

II- ĐIỀU KIỆN, THỜI GIAN, MỨC CHI NGHỈ DƯỠNG SỨC,
PHỤC HỒI SỨC KHOẺ

 

1. Điều kiện

Người lao động đã đóng đầy đủ bảo hiểm xã hội theo quy định được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ khi có một trong hai điều kiện sau đây:

1.1. Có thời gian làm việc và đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ 3 năm trở lên mà bị suy giảm sức khoẻ.

1.2. Sau khi điều trị do ốm đau: tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (kể cả điều trị nội trú và ngoại trú); nghỉ thai sản (kể cả trường hợp sảy thai), sức khoẻ còn yếu.

2. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ

Người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại điểm 1 mục II nêu trên được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 5 đến 10 ngày trong 1 năm (tính cả ngày nghỉ hàng tuần, ngày nghỉ lễ, ngày đi và về nếu nghỉ tại cơ sở tập trung) tùy thuộc vào mức độ suy giảm sức khoẻ của người lao động do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp phối hợp với công đoàn cơ sở quyết định đối với từng người lao động.

3. Mức chi nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ

Mức 80.000 đồng/ngày/người đối với người lao động thực tế có đi nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại các cơ sở tập trung. Mức này bao gồm: tiền ăn, ở, đi lại và thuốc chữa bệnh thông thường.

Mức 50.000 đồng/ngày/người đối với người lao động nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khoẻ tại gia đình, lao động nữ nếu yếu sức khoẻ sau khi nghỉ thai sản.

4. Kinh phí để thực hiện nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ

Kinh phí để thực hiện nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ đối với người lao động tha gia bảo hiểm xã hội bắt buộc do Quỹ bảo hiểm xã hội đảm bảo, hàng năm không vượt quá 0,6% tổng quỹ tiền lương thực đóng bảo hiểm xã hội được trích trong nguồn 5% tính trên tổng quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cho 3 chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (nếu tính theo sổ nộp bảo hiểm xã hội thì không vượt quá 3% tổng số tiền thực nộp bảo hiểm xã hội).

Hệ thống bảo hiểm xã hội Việt Nam cấp tạm ứng kinh phí thanh toán và quyết toán chi nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ trực tiếp với từng cơ quan, đơn vị doanh nghiệp, Bảo hiểm xã hội Quân đội, Bảo hiểm xã hội Công an và Cơ yếu.

 

III- TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 

1. Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp sử dụng lao động, Bảo hiểm và xã hội Quân đội, Bảo hiểm xã hội Công an Nhân dân và Cơ yếu

1.1. Cơ quan, đơn vị có trách nhiệm đóng đủ 20% tổng quỹ tiền lương của những người tham gia bảo hiểm xã hội trong đơn vị, phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội đúng, kịp thời cho người lao động theo ủy quyền của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

1.2. Định kỳ trong năm Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp phối hợp với Công đoàn cơ sở xem xét cụ thể tình trạng sức khoẻ của từng người lao động theo hướng dẫn tại khoản a, điểm 1, mục III Thông tư số 11/2001/BLĐTBXH-TT ngày 11/6/2001 của Bộ Lao động thương binh và Xã hội để quyết định những người lao động đủ điều kiện được nghỉ dưỡng sức.

1.3. Tiếp nhận kinh phí nghỉ dưỡng sức do cơ quan Bảo hiểm xã hội quận, huyện hoặc do cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố cấp tạm ứng được chuyển vào tài khoản của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp để tổ chức thực hiện chế độ chi nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khoẻ.

1.4. Các cơ quan, đơn vị lập báo cáo quyết toán chi nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ theo mẫu số C04-BH ban hành kèm theo Quyết định số 140/1999/QĐ-BTC ngày 15/11/1999 của Bộ Tài chính (mẫu đính kèm) bao gồm hai loại danh sách đối với những người đi nghỉ tại các cơ sở tập trung với mức 80.000 đồng/ngày/người và danh sách đối với người lao động nghỉ tại gia đình với mức 50.000 đồng/ngày/người kèm theo hồ sơ và quyết định của đơn vị nêu tại điểm 1.2, gửi cho cơ quan bảo hiểm xã hội trực tiếp quản lý thu bảo hiểm xã hội; Chậm nhất ngày 10 tháng đầu quý sau phải nộp cho cơ quan Bảo hiểm xã hội.

Tổng kinh phí trong năm chi cho nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ cho người lao động của từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp không vượt quá 0,6% tổng quỹ tiền lương thực đóng bảo hiểm xã hội (nếu tính theo số nộp bảo hiểm xã hội thì không vượt quá 3% tổng số tiền thực nộp bảo hiểm xã hội trong năm). Trường hợp cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp không sử dụng hết số kinh phí đã được tạm ứng để chi cho nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ thì được chuyển sang năm sau. Nếu trong năm chi vượt quá số kinh phí theo quy định (3% số nộp bảo hiểm xã hội) thì không được quyết toán.

2. Trách nhiệm của cơ quan bảo hiểm xã hội

2.1. Bảo hiểm xã hội quận, huyện

a) Căn cứ vào kế hoạch thu bảo hiểm xã hội trong năm của các cơ quan, đơn vị Bảo hiểm xã hội quận, huyện lập kế hoạch chi chế độ nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ năm đó (tính không vượt quá 3% số thu bảo hiểm xã hội ở các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp) gửi Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố theo Biểu số 1B-DT/CBH ban hành kèm theo Quyết định số 2903/1999/QĐ-BHXH ngày 24/11/1999 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Biểu này được bổ sung thêm một dòng chế độ nghỉ dưỡng sức (dưới dòng trợ cấp thai sản) theo mẫu đính kèm.

b) Tháng đầu năm, căn cứ kế hoạch thu nộp bảo hiểm xã hội của từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cấp tạm ứng 50% kế hoạch kinh phí chi nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ trong năm cho đơn vị: đầu tháng 7, căn cứ đánh giá kế hoạch thu nộp bảo hiểm xã hội trong năm để tạm ứng kinh phí chi nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe còn lại.

c) Tổ chức xét duyệt chi nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ đối với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý theo hồ sơ do đơn vị sử dụng lao động gửi đến (điểm 1.4, mục III). Cuối năm thực hiện đối chiếu, thanh toán về chi nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ với từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp quyết toán theo số thực chi, nhưng không được vượt quá 3% tổng số tiền thực nộp bảo hiểm xã hội trong năm. Nếu số quyết toán chi nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ được duyệt lớn hơn số kinh phí tạm ứng thì cấp bù cho đơn vị vào năm sau; ngược lại nếu nhỏ hơn thì được chuyển là số tạm ứng cho năm sau.

d) Căn cứ mẫu số: C04-BH sau khi đã được xét duyệt, tổng hợp báo cáo chế độ nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ theo biểu số 03A gửi Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố (Biểu số 03A ban hành kèm theo Quyết định số 1584/1999/QĐ/BHXH ngày 24/6/1999 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam). Biểu số 03A được bổ sung thêm về chế độ nghỉ dưỡng sức từ cột số 15 đến cột 19 theo mẫu đính kèm.

2.2. Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố

a) Hàng năm, Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố căn cứ kế hoạch thu bảo hiểm xã hội, lập kế hoạch chi chế độ nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ theo Biểu số 1B-DT/CBH. Kế hoạch chi nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong phạm vi tỉnh, thành phố không vượt quá 3% số thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh, thành phố.

b) Cấp kinh phí cho bảo hiểm xã hội các quận, huyện và tạm ứng kinh phí hai lần trong năm cho các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp do Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực tiếp quản lý thu.

c) Tổ chức xét duyệt chi nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ đối với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp do Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố quản lý thu theo hồ sơ đơn vị sử dụng lao động gửi đến (điểm 1.4, mục III) và tổng hợp theo Biểu số 03A.

d) Hàng quý, căn cứ vào báo cáo tổng hợp theo Biểu số 03A của các quận, huyện và các đơn vị do Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố quản lý thu, tổng hợp theo Biểu số 03B (Biểu số 03B ban hành kèm theo Quyết định số 1584/1999/QĐ-BHXH ngày 24/6/1999 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam), Biểu số 03B được bổ sung thêm về chế độ nghỉ dưỡng sức từ cột số 13 đến cột 17 theo mẫu đính kèm.

2.3. Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố và Bảo hiểm xã hội quận, huyện thực hiện chế độ kế toán bảo hiễm xã hội ban hành kèm theo Quyết định số 1124/TC/QĐ-CĐKT ngày 12/12/1996, Quyết định số 140/1999/QĐ-BTC ngày 15/11/1999 và Công văn số 6694/TC/CĐKT ngày 18/7/2001 của Bộ Tài chính, Quyết định số 2903/1999/QĐ-BHXH ngày 24/11/1999 của Bảo hiễm xã hội Việt Nam về hạch toán quyết toán kinh phí chi nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ cụ thể là:

a) Về sổ kế toán:

- Sổ chi tiết chi ốm đau, thai sản, nghỉ dưỡng sức mẫu số S65a-BH, mẫu số S01-CBH đều được bổ sung thêm cột nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ theo mẫu đính kèm.

- Biểu 3A-CBH và Biểu 3B-CBH: báo cáo tổng hợp chi ốm đau, thai sản, dưỡng sức mở thêm cột chi dưỡng sức theo mẫu đính kèm.

- Mẫu số B06-BH, phần III tổng hợp kinh phí đề nghị quyết toán chi bảo hiểm xã hội, mở thêm tiểu mục 06: nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ, theo mẫu đính kèm.

- Mẫu số B07-BH: Tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí từ quỹ bảo hiểm xã hội cấp để chi bảo hiểm xã hội của các đơn vị cấp I, II, mở thêm cột nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ, theo mẫu đính kèm.

b) Về tài khoản kế toán:

Sử dụng tài khoản 313 "Thanh toán về chi bảo hiểm xã hội" (313.2- Thanh toán với đơn vị sử dụng lao động) để hạch toán và thanh toán kinh phí nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ đã tạm ứng cho đơn vị sử dụng lao động.

c) Cơ quan bảo hiểm xã hội tạm ứng trước kinh phí nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ cho đơn vị sử dụng lao động

Khi cơ quan bảo hiểm xã hội tạm ứng kinh phí cho đơn vị sử dụng lao động, ghi:

Nợ TK 313- Thanh toán về chi BHXH (313.2) (Số kinh phí tạm ứng).

Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng kho bạc

- Quyết toán chi nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ của đơn vị sử dụng lao động được duyệt, cơ quan Bảo hiểm xã hội, ghi:

Nợ TK 663 - Chi BHXH từ quỹ

Có TK 313 - Thanh toán về chi BHXH (313.2)

Nếu đơn vị sử dụng lao động chuyển trả lại cơ quan Bảo hiểm xã hội số tiền tạm ứng thì khi nhận được tiền căn cứ vào chứng từ, cơ quan Bảo hiểm xã hội, ghi:

Nợ TK 112 - Tiền gửi ngân hàng, kho bạc

Có TK 313 - Thanh toán về chi BHXH (313.2)

Nếu đơn vị sử dụng lao động không ứng trước kinh phí.

Căn cứ vào số quyết toán chi nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ của đơn vị sử dụng lao động đã được cơ quan Bảo hiểm xã hội phê duyệt và chuyển tiền thanh toán, khi chuyển tiền cơ quan Bảo hiểm xã hội, ghi

Nợ TK 663 - Chi BHXH từ quỹ

Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng, kho bạc

4. Trong trường hợp số kinh phí chi nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ đã được cơ quan BHXH phê duyệt nhưng chưa chi cho đơn vị sử dụng lao động, ghi

Nợ TK 663 - Chi BHXH từ quỹ

Có TK 313 - Thanh toán về chi BHXH (313.2)

Khi thanh toán kinh phí chi nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ với đơn vị sử dụng lao động, ghi

Nợ TK 313 - Thanh toán về chi BHXH (313.2)

Có TK 111 - Tiền mặt

Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng, kho bạc.

2.4. Trách nhiệm của các đơn vị thuộc cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Trách nhiệm của Ban quản lý Chế độ chính sách - Bảo hiểm xã hội: Hàng quý căn cứ báo cáo tổng hợp theo Biểu số 03B của Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, tổng hợp việc xét duyệt về chế độ nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ và chuyển Ban quản lý chi bảo hiểm xã hội.

Phòng Quản lý Bảo hiểm xã hội Quốc phòng - An ninh, căn cứ hướng dẫn thực hiện nêu trên để thực hiện chế độ nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ đối với lực lượng vũ trang và cơ yếu.

Trách nhiệm của Ban Quản lý chi Bảo hiểm xã hội: Căn cứ bảng tổng hợp theo Biểu số 03B do Ban Quản lý Chế độ chính sách chuyển đến để thực hiện chức năng quản lý chi theo quy định của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Trách nhiệm của Ban Kế hoạch - Tài chính: Căn cứ báo cáo tổng hợp theo biểu số 03B do Ban Quản lý chi bảo hiểm xã hội chuyển đến, đối chiếu điều chỉnh số kinh phí đã cấp cho Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, Bảo hiểm xã hội Quân đội, Bảo hiểm xã hội Công an Nhân dân và Ban Cơ yếu Chính phủ.

Chế độ nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ được thi hành kể từ ngày 1/6/2001.

Để bảo đảm thực hiện tốt chính sách của Nhà nước về nghỉ dưỡng sức đối với những người tham gia bảo hiểm xã hội, đề nghị các Bộ, các ngành, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo các đơn vị, doanh nghiệp thuộc quyền quản lý quan tâm thực hiện đúng các quy định của Nhà nước.

Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố có trách nhiệm quản lý, tổ chức thực hiện chế độ nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ đối với người lao động theo đúng quy định của chính sách; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chế độ này.

Trong quá trình tổ chức thực hiện chế độ nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ đối với người lao động, nếu có vướng mắc thì phản ánh về Bảo hiểm xã hội Việt Nam để xem xét hướng dẫn thực hiện.

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi