Công văn 1180/NHNN-CLPT của Ngân hàng Nhà nước về việc thay đổi mẫu báo cáo xử lý nợ tồn đọng kèm theo Chỉ thị số 01/2002/CT-NHNN của Ngân hàng nhà nước

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải văn bản
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Công văn 1180/NHNN-CLPT

Công văn 1180/NHNN-CLPT của Ngân hàng Nhà nước về việc thay đổi mẫu báo cáo xử lý nợ tồn đọng kèm theo Chỉ thị số 01/2002/CT-NHNN của Ngân hàng nhà nước
Cơ quan ban hành: Ngân hàng Nhà nước Việt NamSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:1180/NHNN-CLPTNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công vănNgười ký:Trần Minh Tuấn
Ngày ban hành:30/10/2002Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:Đang cập nhậtTình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực:

tải Công văn 1180/NHNN-CLPT

Tải văn bản tiếng Việt (.zip) Công văn 1180/NHNN-CLPT ZIP (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CÔNG VĂN

CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM SỐ 1180/NHNN-CLPT
NGÀY 30 THÁNG 10 NĂM 2002 VỀ VIỆC THAY ĐỔI MẪU BÁO CÁO
XỬ LÝ NỢ TỒN ĐỌNG KÈM THEO CHỈ THỊ SỐ 01/2002/CT-NHNN
CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

 

Kính gửi: - Chi nhánh Ngân hàng nhà nước tỉnh, thành phố

- Ngân hàng Thương mại nhà nước

- Ngân hàng Thương mại cổ phần của Nhà nước và nhân dân

 

Ngày 7/1/2002, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Chi thị số 01/2002/CT-NHNN về việc xử lý nợ tồn đọng của các Ngân hàng Thương mại, trong đó quy định chế độ báo cáo theo các mẫu báo cáo số 1 và 2 kèm theo. Tuy nhiên, quá trình thực hiện việc báo cáo theo các mẫu biểu này, các đơn vị gặp phải một số vướng mắc nên một số chỉ tiêu nợ tồn đọng phản ánh chưa chính xác, gây nhầm lẫn.

Để khắc phục tình trạng nói trên, kể từ tháng 12 năm 2002, các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố, các ngân hàng thương mại thực hiện việc báo cáo tình hình xử lý nợ tồn đọng và tận thu hồi nợ tồn đọng như sau:

- Định kỳ hàng tháng và hàng quý, các ngân hàng thương mại tổng hợp báo cáo về tình hình xử lý nợ tồn đọng của Ngân hàng theo mẫu số 1, 2 và 3 đính kèm Công văn này và gửi cho Ngân hàng Nhà nước (Vụ Chiến lược phát triển Ngân hàng) trước ngày 10 tháng sau, quý sau.

- Định kỳ hàng quý, các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh; thành phố tổng hợp báo cáo về tình hình xử lý nợ tồn đọng trên địa bàn của các ngân hàng thương mại, chi nhánh Ngân hàng Thương mại theo mẫu số 1, 2 và 3 đính kèm Công văn này và gửi cho Ngân hàng Nhà nước (Vụ Chiến lược phát triển Ngân hàng) trước ngày 15 quý sau.

Yêu cầu Thanh tra Ngân hàng Nhà nước, chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố và các Ngân hàng Thương mại tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác xử lý nợ tồn đọng; giám sát và xử lý kịp thời các vi phạm trong quá trình xử lý nợ tồn đọng.


MẪU SỐ 1

ĐƠN VỊ

(Ngân hàng, Chi nhánh NHNN)

CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Hà Nội, ngày tháng năm 2002

 

BÁO CÁO TÌNH HÌNH XỬ LÝ NỢ TỒN ĐỌNG

Quý.....năm......

 

Kính gửi:............................................

 

Báo cáo phải đảm bảo các nội dung cơ bản sau:

I. Tình hình xử lý nợ tồn đọng.

1. Tình hình tổ chức, thực hiện xử lý nợ tồn đọng.

2. Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện các nguyên tắc, giải pháp xử lý nợ tồn động theo quy định hiện hành.

3. Những khó khăn, vướng mắc trong việc xử lý nợ tồn đọng (nêu cụ thể).

II. Đề xuất, kiến nghị.

Đề xuất, kiến nghị biện pháp xử lý với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Đề xuất, kiến nghị phải có nội dung cụ thể, rõ ràng nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình xử lý nợ tồn đọng).

Lưu ý: Báo cáo này được lập hàng quý và kèm theo báo cáo quý theo mẫu số 2 và 3, đính kèm Chỉ thị này.

 

TỔNG GIÁM ĐỐC (GIÁM ĐỐC)

(Ký tên, đóng dấu)


MẪU SỐ 2

 

ĐƠN VỊ

(NHTM, Chi nhánh NHNN)

CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Hà Nội, ngày tháng năm 2002

 

BÁO CÁO CHI TIẾT TÌNH HÌNH XỬ LÝ NỢ TỒN ĐỌNG

Tháng (Quý)........ năm........

 

Đơn vị tính: Triệu đồng

Số TT

Chi tiêu

Số dư đầu kỳ

Số xử lý trong kỳ

Số xử lý luỹ kế từ ngày 1/1/2001 đến thời điểm báo cáo

Số còn lại cuối kỳ

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

I

Nợ tồn đọng nhóm 1

.............

..................

..............................

..................

1

Nợ gốc giảm từ số tiền thu được do bán tài sản

 

..................

..............................

 

2

Nợ gốc giảm do tài sản để lại sử dụng

 

..................

..............................

 

3

Nợ gốc giảm từ số tiền thu được do khai thác tài sản bảo đảm

 

..................

..............................

 

4

Nợ gốc giảm do khách hàng trả bằng tiền

 

..................

..............................

 

5

Nợ gốc giảm từ số tiền thu được do bán nợ.

 

..................

..............................

 

6

Nợ gốc giảm do giãn nợ

 

..................

..............................

 

7

Nợ gốc giảm do xử lý bằng các biện pháp khác (nếu có)

 

..................

..............................

 

8

Nợ gốc giảm do sử dụng phòng rủi ro

 

..................

..............................

 

II

Nợ tồn đọng nhóm 2

.............

..................

..............................

..................

1

Nợ gốc giảm do sử dụng dự phòng rủi ro

 

..................

..............................

 

2

Nợ gốc giảm do Chính phủ xử lý.

 

..................

..............................

 

3

Thu khác (nếu có)

 

..................

..............................

 

III

Nợ tồn đọng nhóm 3

.............

..................

..............................

..................

1

Nợ gốc giảm từ số tiền thu được do bán nợ

 

..................

..............................

 

2

Nợ gốc giảm do chuyển nợ thành vốn góp

 

..................

..............................

 

3

Nợ gốc giảm do đánh giá lại nợ

 

..................

..............................

 

4

Nợ gốc giảm do khách hàng trả bằng tiền

 

..................

..............................

 

5

Nợ gốc giảm do giãn nợ

 

..................

..............................

 

6

Nợ gốc giảm do xử lý bằng các biện pháp khác (nếu có)

 

..................

..............................

 

7

Nợ gốc giảm do sử dụng dự phòng rủi ro

 

..................

..............................

 

IV

Tổng cộng (I+II+III)

.............

..................

..............................

..................

 

Ghi chú:

+ Những thay đổi cụ thể về nợ tồn đọng do thay đổi về tỷ giá ngoại tệ và giá vàng.

+ Những kiến nghị (nếu có).

 

Lập biểu

Kiểm soát

...., ngày........ tháng........ năm.....

TỔNG GIÁM ĐỐC (GIÁM ĐỐC)

(Ký tên và đóng dấu)

 


MẪU SỐ 3

 

ĐƠN VỊ

(NHTM, Chi nhánh NHNN)

CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

BÁO CÁO CHI TIẾT TÌNH HÌNH TẬN THU NỢ TỒN ĐỌNG
ĐANG HẠCH TOÁN NGOẠI BẢNG TỔNG KẾT TÀI SẢN

Tháng (Quý)........ năm........

 

Đơn vị tính: Triệu đồng

Số TT

Chỉ tiêu

Số tồn đầu kỳ

Số tăng trong kỳ

Số xử lý trong kỳ

Số xử lý luỹ kế từ ngày 1/1/2001 đến thời điểm báo cáo

Số còn lại cuối kỳ

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

I

Nợ tồn đọng nhóm 1

..........

...........

 

............................

............

1

Nợ gốc giảm từ số tiền thu được do bán tài sản

 

............

 

..............................

 

2

Nợ gốc giảm do tài sản để lại sử dụng

 

............

 

..............................

 

3

Nợ gốc giảm từ số tiền thu được do khai thác tài sản bảo đảm

 

............

 

..............................

 

4

Nợ gốc giảm do khách hàng trả bằng tiền

 

............

 

..............................

 

5

Nợ gốc giảm từ số tiền thu được do bán nợ.

 

............

 

..............................

 

6

Nợ gốc giảm do giãn nợ

 

............

 

..............................

 

7

Nợ gốc giảm do xử lý bằng các biện pháp khác (nếu có)

 

...........

 

..............................

 

8

Nợ gốc bị tổn thất

 

............

 

..............................

 

II

Nợ tồn đọng nhóm 2

..........

............

 

..............................

............

1

Thu nợ từ khách hàng (nếu có)

 

............

 

..............................

 

2

Nợ gốc bị tổn thất

 

............

 

..............................

 

III

Nợ tồn đọng nhóm 3

..........

............

 

..............................

............

1

Nợ gốc giảm từ số tiền thu được do bán nợ

 

............

 

..............................

 

2

Nợ gốc giảm do chuyển nợ thành vốn góp

 

............

 

..............................

 

3

Nợ gốc giảm do đánh giá lại nợ

 

............

 

..............................

 

4

Nợ gốc giảm do khách hàng trả bằng tiền

 

............

 

..............................

 

5

Nợ gốc giảm do giãn nợ

 

............

 

..............................

 

6

Nợ gốc giảm do xử lý bằng các biện pháp khác (nếu có)

 

...........

 

..............................

 

7

Nợ gốc bị tổn thất

 

...........

 

..............................

 

IV

Tổng cộng (I+II+III)

.........

............

 

..............................

...........

 

Ghi chú:

+ Những thay đổi cụ thể về nợ tồn đọng do thay đổi về tỷ giá ngoại tệ và giá vàng.

+ Những kiến nghị (nếu có).

 

Lập biểu

Kiểm soát

...., ngày........ tháng........ năm.....

TỔNG GIÁM ĐỐC (GIÁM ĐỐC)

(Ký tên và đóng dấu)


HƯỚNG DẪN TỔNG HỢP SỐ LIỆU:

 

1. Giải thích một số từ ngữ.

1.1. "Bán tài sản" được hiểu là bán tài sản bảo đảm nợ tồn đọng mà không bao gồm bán cả khoản nợ tồn đọng có tài sản bảo đảm đó (trường hợp bán nợ kèm theo tài sản thì báo cáo theo chỉ tiêu "bán nợ").

1.2. "Nợ tồn đọng hạch toán ngoại bảng tổng kết tài sản" là các khoản nợ tồn đọng, ngân hàng đã sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý sang hạch toán ngoại bảng theo quy định của Quyết định 488/2000/QĐ-NHNN ngày 27/01/2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và Công văn số 14/CV-KTTC ngày 4/1/2001 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn hạch toán trích lập và sử dụng các khoản dự phòng trong chi phí của tổ chức tín dụng.

2. Hướng dẫn tổng hợp số liệu:

2.1. Các ô có đánh dấu (...) mới phải báo cáo số liệu.

2.2. "Số tăng trong kỳ" của Mẫu số 3 là số nợ tồn đọng mà ngân hàng sử dụng dự phòng rủi ro để chuyển ra hạch toán ngoại bảng tổng kết tài sản phát sinh trong kỳ báo cáo. Cách lấy số liệu như sau:

- Số liệu tại ô (I,4) của mẫu số 3 bằng (=) số liệu tại ô (I.8,4) của mẫu số 2.

- Số liệu tại ô (II,4) của mẫu số 3 bằng (=) số liệu tại ô (II.1,4) của mẫu số 2 cộng (+) số liệu tại ô (II.2,4) của mẫu số 2.

- Số liệu tại ô (III,4) của mẫu số 3 bằng (=) số liệu tại ô (III.7,4) của mẫu số 2.

2.3. "Số còn lại cuối kỳ" là số nợ tồn đọng còn lại đến cuối tháng (hoặc quý), được tính như sau:

- Mẫu 2: "Số còn lại cuối kỳ" bằng (=) "số dư đầu kỳ" trừ (-) "Số xử lý trong kỳ".

- Mẫu 3: "Số còn lại cuối kỳ" bằng (=) "Số dư đầu kỳ" cộng "Số tăng trong kỳ" trừ (-) "Số xử lý trong kỳ".

2.4. "Số xử lý luỹ kế đến tháng (quý)" là tổng cộng số xử lý kể từ ngày 1/1/2001 đến thời điểm báo cáo.

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi