Công văn 1149/NHNN-PC của Ngân hàng Nhà nước về đăng ký giao dịch bảo đảm

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải văn bản
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Công văn 1149/NHNN-PC

Công văn 1149/NHNN-PC của Ngân hàng Nhà nước về đăng ký giao dịch bảo đảm
Cơ quan ban hành: Ngân hàng Nhà nước Việt NamSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:1149/NHNN-PCNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công vănNgười ký:Phùng Khắc Kế
Ngày ban hành:24/10/2002Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:Đang cập nhậtTình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực:

tải Công văn 1149/NHNN-PC

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CÔNG VĂN

CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM SỐ 1149/NHNN-PC
NGÀY 24 THÁNG 10 NĂM 2002 VỀ VIỆC ĐĂNG KÝ GIAO DỊCH BẢO ĐẢM

 

Kính gửi: Các tổ chức tín dụng

 

Ngày 25/3/2002 Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã có Công văn số 106/CV-PC gửi các Tổ chức tín dụng thông báo về việc triển khai hoạt động đăng ký giao dịch bảo đảm và đề nghị Các tổ chức tín dụng nghiên cứu các văn bản có liên quan để thực hiện việc đăng ký giao dịch bảo đảm, đăng ký tài sản cho thuê tài chính (đối với Công ty cho thuê tài chính). Đến nay, theo thống kê của Cục đăng ký quốc gia về giao dịch bảo đảm, mới có một số Tổ chức tín dụng đã triển khai thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm và vẫn còn nhiều tổ chức tín dụng chưa thấy thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm, tài sản cho thuê tài chính.

Theo quy định tại Nghị định số 08/2000/NĐ-CP ngày 10/3/2000 về Đăng ký giao dịch bảo đảm thì đối tượng đăng ký giao dịch bảo đảm gồm hai loại: bắt buộc đăng ký và đăng ký theo yêu cầu của người đăng ký (tự nguyện đăng ký). Theo đó, các trường hợp bắt buộc phải đăng ký giao dịch bảo đảm bao gồm: (1) Việc cầm cố, thế chấp tài sản mà pháp luật quy định tài sản đó phải đăng ký quyền sở hữu; (2) Việc cầm cố, thế chấp tài sản không thuộc quy định tại điểm (1) (nêu trên) nhưng các bên thoả thuận bên cầm cố, bên thế chấp hoặc người thứ ba giữ tài sản; (3) Việc cầm cố, thế chấp một tài sản để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ; (4) Văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm ; (5) Tài sản cho thuê tài chính theo quy định tại Điều 19 Nghị định số 16/2001/NĐ-CP ngày 2/5/2001 về Tổ chức và hoạt động của Công ty cho thuê tài chính.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định số 165/1999/NĐ-CP ngày 19/11/1999 về giao dịch bảo đảm, những giao dịch bảo đảm bắt buộc phải đăng ký tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm, thì giao dịch này có hiệu lực từ thời điểm đăng ký. Trường hợp không thực hiện việc đăng ký theo quy định của pháp luật thì giao dịch bảo đảm đó có thể bị vô hiệu theo quy định tại Điều 139 Bộ luật dân sự.

Việc đăng ký giao dịch bảo đảm là nhằm bảo vệ quyền lợi của bên nhận bảo đảm trong việc xác định thứ tự ưu tiên thanh toán giữa những người cùng nhận bảo đảm bằng một tài sản. Các giao dịch bảo đảm đã đăng ký sẽ có giá trị đối với người thứ ba, kể từ thời điểm đăng ký cho đến khi hết hiệu lực đăng ký (được ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký giao dịch bảo đảm).

Như vậy, việc đăng ký giao dịch bảo đảm không chỉ bảo đảm quyền lợi của các bên tham gia hoạt động giao dịch bảo đảm mà còn là nghĩa vụ của các bên tham gia giao dịch bảo đảm.

Để bảo đảm tuân thủ các quy định của pháp luật, bảo vệ quyền lợi của các Tổ chức tín dụng, tránh các rủi do, thiệt hại có thể xảy ra, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam yêu cầu Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc (Giám đốc) các Tổ chức tín dụng:

1/ Kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm tại Tổ chức tín dụng mình, yêu cầu thực hiện đăng ký ngay đối với những giao dịch bảo đảm chưa được đăng ký theo đúng quy định của pháp luật.

2/ Chỉ đạo các đơn vị thực hiện nghiên chỉnh việc đăng ký giao dịch bảo đảm đối với các trường hợp bắt buộc phải đăng ký giao dịch bảo đảm theo đúng quy định của pháp luật.

(Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị liên hệ trực tiếp với Cục Đăng ký Quốc gia giao dịch bảo đảm, số 25A Cát Linh - Hà Nội, điện thoại 04-7340160/7339700; hoặc Vụ Pháp chế - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, số 49 Lý Thái Tổ - Hà Nội).

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi