Công văn về việc thi hành án

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải văn bản
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Công văn 04-CT/TATC

Công văn về việc thi hành án
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân tối caoSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:04-CT/TATCNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công vănNgười ký:Trịnh Hồng Dương
Ngày ban hành:03/05/1990Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:Đang cập nhậtTình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực:

tải Công văn 04-CT/TATC

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CÔNG VĂN

CỦA TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO SỐ 04 CT/TATC
NGÀY 3 THÁNG 5 NĂM 1990 VỀ VIỆC THI HÀNH ÁN

 

Hiện nay trong quá trình thi hành án các Toà án địa phương đã nhận được các khoản tiền bồi thường, thanh toán do người phải thi hành án nộp, nhưng khi Toà án báo cho người được nhận các khoản tiền đó thì họ không nhận vì họ còn tiếp tục khiếu nại.

Để đảm bảo quyền lợi cho người được thi hành án, ngày 20-01-1990, Toà án nhân dân tối cao có công văn số 09/NCPL gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hỏi về việc các Toà án địa phương có thể gửi các khoản tiền nói trên vào Ngân hàng theo thể thức tiết kiện không kỳ hạn có lãi để khi người được thi hành án nhận tiền thì được nhận cả tiền gửi và tiền lãi hay không ?

Ngày 28-3-1990, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có công văn số 62/NH-CV trả lời Toà án nhân dân tối cao là: Nếu đương sự là cá nhân được thi hành án, vì lý do nào đó chưa nhận ngay số tiền được bồi hoàn, thì Toà án có thể gửi số tiền đó vào quỹ tiết kiệm. Nếu đương sự là đơn vị kinh tế tập thể, quốc doanh được thi hành án, cũng vì lý do nào đó mà chưa nhận ngay số tiền được bồi hoàn, thì Toà án có thể gửi số tiền đó vào tiền gửi của các tổ chức kinh tế. Các khoản tiền gửi nói trên đứng tên Toà án nhân dân (đơn vị đem tiền gửi), gửi loại nào (tiết kiệm hoặc tiền gửi của đơn vị kinh tế; có kỳ hạn hay không kỳ hạn, được hưởng lãi suất của loại đó. Mỗi món gửi cho một vụ án, ghi rõ số quyết định án. Khi đương sự muốn nhận số tiền được hưởng (thi hành án) Toà án rút tiền đã gửi (cả vốn và lãi) trả cho đương sự.

Do đó, kể từ nay trở về sau, đối với các khoản tiền thi hành án mà người phải thi hành án đã nộp, nhưng người được thi hành án không nhận thì các Toà án cần lập biên bản ghi ý kiến của người được thi hành án về việc không đồng ý nhận số tiền dó, đồng thời thông báo cho họ biết là Toà án sẽ gửi số tiền đó vào quỹ tiết kiệm theo thể thức tiết kiệm không kỳ hạn có lãi, khi nào họ nhận, Toà án sẽ rút tiền gửi và tiền lãi trả cho họ.

Ngày 21-4-1990, Bộ Tài chính cũng đã có Công văn số 36-TC_KBNN trả lời Toà án nhân dân tối cao là: "Ngày 11-4-1990 Bộ Tài chính đã có Công văn số 22 TC-KBNN trả lời Công văn số 62/NH-CV của Ngân hàng Nhà nước, đồng thời gửi Toà án nhân dân tối cao theo tinh thần công văn trên thì tất cả các khoản tiền mà toà án tạm thu của các vụ án, gửi tại kho bạc Nhà nước đều mang tính chất tạm giữ chờ xử lý và không tính lãi, vì vậy trong khi vụ việc chưa được xử lý xong, hoặc bản án chưa có hiệu lực thi hành thì Toà án nhân dân các cấp đều không được rút ra khỏi Kho bạc Nhà nước để gửi vào Ngân hàng hoặc quỹ tiết kiệm.

Bộ Tài chính xin thông báo để Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn Tòa án nhân dân các địa phương thực hiện. Do đó, đối với các khoản tiền thi hành án nói trên mà trước đây Toà án đã gửi vào tài khoản không có lãi tại Ngân hàng và nay được chuyển sang Kho bạc Nhà nước thuộc Bộ Tài chính thì Toà án cũng có thể rút ra khỏi Kho bạc Nhà nước để gửi vào quỹ tiết kiệm như đã hướng dẫn ở trên.

Các Toà án cần trao đổi cụ thể về các thủ tục, thể thức gửi các khoản tiền này với cơ quan Ngân hàng mà Toà án thấy tiện nhất trong việc giao dịch của mình để đảm bảo thực hiện đúng các quy định của Ngân hàng và thuận lợi trong công tác. Đồng thời mỗi Toà án có sổ sách theo dõi chặt chẽ việc gửi và rút các khoản tiền này để bảo đảm quyền lợi của đương sự và tránh sai phạm

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi