Tìm hiểu công nghiệp hóa hiện đại hóa là gì?

Công nghiệp hóa hiện đại hóa là thuật ngữ quen thuộc trong tình hình kinh tế hội nhập sâu rộng như ngày nay, nhưng không phải ai cũng nắm rõ vấn đề này. Vậy công nghiệp hóa hiện đại hóa là gì không? Hãy cùng đọc qua nội dung dưới đây để tìm hiểu nhé!

1. Công nghiệp hóa hiện đại hóa là gì? Một số ví dụ

1.1 Công nghiệp hóa

Công nghiệp hóa được hiểu đơn giản là một quá trình chuyển đổi hầu hết các hoạt động sản xuất bằng sức lao động truyền thống, thủ công sang sử dụng rộng rãi sức lao động phổ thông dựa trên cơ sở là sự phát triển mạnh mẽ của nền công nghiệp cơ khí.

Ngoài ra, công nghiệp hóa còn có thể được hiểu là quá trình làm cho tỷ trọng của công nghiệp phát triển trong toàn bộ các ngành kinh tế của vùng kinh tế hoặc nền kinh tế. Tỷ trọng này bao gồm về lao động, về giá trị gia tăng, năng suất lao động,v.v.

Nói cách khác, công nghiệp hóa là quá trình chuyển đổi kinh tế xã hội của một cộng đồng từ nền kinh tế có mức độ tập trung tư bản thấp (xã hội trước khi công nghiệp phát triển) sang nền kinh tế công nghiệp.

Công nghiệp hóa được coi là một phần của quá trình hiện đại hóa. Sự thay đổi kinh tế - xã hội này đi cùng với sự phát triển công nghệ, đặc biệt là sự phát triển của sản xuất năng lượng và luyện kim quy mô lớn. Công nghiệp hóa cũng đề cập đến những thay đổi trong các hình thái triết học hoặc thái độ trong nhận thức tự nhiên.

1.2 Hiện đại hóa

Hiện đại hóa có thể được hiểu là việc sử dụng các trang thiết bị hiện đại, những thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến ứng dụng vào quá trình sản xuất và quản lý kinh tế xã hội.

Đó là việc từ sử dụng sức lao động thủ công của con người sang sử dụng sức lao động phổ thông được ứng dụng những trang thiết bị công nghệ hiện đại.

Đây là thuật ngữ tổng quan với mục đích thể hiện tiến trình cải biến khi khoa học công nghệ được con người phát triển và sử dụng thành thục. Từ đó, xã hội được phát triển với tốc độ nhanh chóng chưa từng thấy trong lịch sử.

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là sự thay đổi căn bản và toàn diện trong hầu hết các hoạt động sản xuất từ sử dụng lao động thủ công ​​cơ bản sang sử dụng rộng rãi lao động phổ thông và ứng dụng những thành tựu công nghệ tân tiến, hiện đại để tăng năng suất lao động xã hội.

Ngoài ra, ta có thể thấy rằng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày nay không còn bị giới hạn trình độ của những lực lượng sản xuất thuần túy mà thay vào đó là việc chuyển đổi lao động thủ công thành lao động cơ khí, không giống với các suy nghĩ trước đây.

Công nghiệp hóa hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi từ sử dụng lao động thủ công sang ứng dụng thiết bị công nghệ
Công nghiệp hóa hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi từ sử dụng lao động thủ công sang ứng dụng thiết bị công nghệ (Ảnh minh hoạ)

1.3 Một số ví dụ

- Trong lĩnh vực chăn nuôi: Việc áp dụng công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo mô hình chăn nuôi khép kín, hệ thống làm mát chuồng trại hay sử dụng vòi uống, máng ăn tự động, v.v., để chăn nuôi gia súc, gia cầm  dễ dàng hơn.

- Trong lĩnh vực nông nghiệp: Nhờ hiện đại hóa kỹ thuật, nông dân đã có nhiều giống lúa mới cho năng suất cao. Ngoài ra, nhiều lĩnh vực còn ứng dụng công nghệ hiện đại như phun mưa, tưới  nhỏ giọt kết hợp bón phân... vào  sản xuất nông nghiệp,  giúp nâng cao chất lượng cuộc sống  người dân.

- Trong cuộc sống hàng ngày: Nhiều thiết bị hiện đại đã được phát minh và được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày như máy hút ẩm, điều hòa nhiệt độ, tủ lạnh, máy giặt, v.v.

- Về vấn đề y tế: Rất nhiều những trang thiết bị y tế hiện đại được đưa vào ứng dụng trong y khoa nhằm chuẩn đoán bệnh, điều trị, theo dõi bệnh, v.v. Từ khi ứng dụng, nhiều căn bệnh hiếm gặp và nguy hiểm đã được phát hiện và cứu chữa kịp thời.

2. Ý nghĩa của công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước

Lịch sử công nghiệp hóa thế giới đã có từ hàng trăm năm trước. Vào giữa thế kỷ 18, ở một số nước phương Tây, bắt đầu là Anh đã thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp mà nội dung chủ yếu là chuyển từ lao động thủ công qua lao động phổ thông.

Đó là cột mốc đánh dấu sự khởi đầu của quá trình công nghiệp hóa của thế giới.

Tuy nhiên, phải đến thế kỷ 19, thuật ngữ "Cách mạng công nghiệp" mới bắt đầu được thay thế bằng thuật ngữ "Công nghiệp hóa", mặc dù đã có một thế hệ công nghiệp hóa diễn ra ở các nước Tây Âu, Bắc Mỹ và Nhật Bản.

Nhìn chung, công nghiệp hóa là quá trình tạo ra sự chuyển đổi từ nền kinh tế nông nghiệp với nền kinh tế lạc hậu dựa vào năng suất thấp của lực lượng lao động thủ công sang nền kinh tế công nghiệp hiện đại, phát triển với lực lượng lao động phổ thông có chuyên môn sử dụng máy móc có năng suất cao vượt trội.

Do đó, công nghiệp hóa là quá trình biến một nước có nền kinh tế lạc hậu trở thành một nước công nghiệp hiện đại, có trình độ công nghệ, kỹ thuật tiên tiến và năng suất lao động cao trong các ngành của nền kinh tế quốc dân. Hiện đại hóa tận dụng mọi cơ hội để đạt tới trình độ công nghệ ngày càng tiên tiến, hiện đại.

Đảng ta xác định trong điều kiện Việt Nam:

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản và toàn diện phương thức sản xuất, thương mại, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội từ sử dụng lao động thủ công là con đường quan trọng nhất để sử dụng phổ biến sức lao động cùng với các phương pháp hiện đại dựa vào sự phát triển vượt bậc của công nghiệp và sự tiến bộ không ngừng của khoa học - kỹ thuật tạo nên năng suất lao động xã hội cao.

- Giúp đảm bảo và thúc đẩy những thay đổi trong nền sản xuất xã hội, tăng năng suất lao động và tăng khả năng kiểm soát của con người đối với tự nhiên. Từ đó thúc đẩy kinh tế phát triển, nâng cao đời sống của nhân dân và là một phần tất yếu của thắng lợi của chủ nghĩa xã hội.

- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa tạo điều kiện vật chất để củng cố và tăng cường vị thế của nền kinh tế đất nước. Nhờ đó, con người  phát triển một cách toàn diện nhất trong mọi hoạt động kinh tế, xã hội.

- Giúp khoa học và công nghệ phát triển nhanh chóng, đạt trình độ tiên tiến, hiện đại. Bổ sung lực lượng vật chất, kỹ thuật cho hệ thống quốc phòng, an ninh, tạo điều kiện bảo đảm cho đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước ngày càng phát triển. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa được coi là nhiệm vụ chủ yếu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Công nghiệp hóa hiện đại hóa tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy kinh tế phát triển
Công nghiệp hóa hiện đại hóa tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy kinh tế phát triển (Ảnh minh hoạ)

3. Sự khác nhau giữa công nghiệp hóa và hiện đại hóa

Công nghiệp hóa là quá trình biến đổi một quốc gia lạc hậu, có nền kinh tế chậm phát triển trở thành một quốc gia công nghiệp hiện đại phát triển với trình độ kỹ thuật, công nghệ tân tiến cùng năng suất lao động tăng cao trong nền kinh tế quốc dân.

Còn hiện đại hóa nhìn chung là quá trình tận dụng mọi nguồn lực để đạt được trình độ khoa học - kỹ thuật, công nghệ ngày càng tiên tiến, hiện đại.

Như vậy, công nghiệp hóa chỉ tập trung phát triển khoa học - kỹ thuật phục vụ cho ngành công nghiệp quốc gia còn hiện đại hóa là phát triển khoa học - kỹ thuật phục vụ cho nền kinh tế quốc dân.

Có thể hiểu hiện đại hóa là khái niệm bao quát hơn hẳn công nghiệp hóa, công nghiệp hóa là một phần của quá trình hiện đại hóa.

4. Tại sao phải công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước

Công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước là một trong những mục tiêu lớn đối với hầu hết các quốc gia đang phát triển trên thế giới vì:

Thứ nhất, công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của cả hệ thống chính trị. Chúng chính là phương tiện và cũng là động lực để thực hiện mục tiêu phát triển đất nước nhanh chóng và bền vững.

Có thể thấy, hầu hết các quốc gia trên thế giới khi phấn đấu trở thành nước phát triển, có thu nhập cao đều sẽ thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Thứ hai, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã được nêu ra trong nhiều nhiệm kỳ Đại hội Đảng. Đã có khoảng 20 nghị quyết ban hành một số chủ trương quan trọng liên quan đến công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Nghị quyết 29-NQ/TW là Nghị quyết chuyên đề đầu tiên về vấn đề này. Bối cảnh khu vực và quốc tế hiện nay với những diễn biến nhanh chóng, khó lường và phức tạp cùng với những tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư cũng đòi hỏi chúng ta phải có giải pháp mới toàn diện hơn để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Việc công nghiệp hóa hiện đại hóa sẽ giúp ta có chỗ để cải thiện và những hạn chế cần được giải quyết. Đó là tăng trưởng kinh tế chậm lại, rủi ro bẫy thu nhập trung bình, nội lực nền kinh tế yếu, năng suất lao động chậm được cải thiện.

Ngoài ra, ngành dịch vụ mũi nhọn còn chiếm tỷ trọng khiêm tốn trong nền kinh tế, mối liên kết giữa các ngành sản xuất còn yếu, đô thị hóa chưa ngang tầm với công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ngoài ra còn có những bất cập về văn hóa, con người, môi trường.

Nghị quyết sẽ là kim chỉ nam định hướng cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Đảng trong phát triển kinh tế - xã hội. Đó cũng là nền tảng chính trị quan trọng trong việc định hướng tư tưởng, chính sách, nhiệm vụ, giải pháp mới, tạo động lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước là chủ trương lớn của Nhà nước ta

Công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước là chủ trương lớn của Nhà nước ta (Ảnh minh hoạ)

Trên đây là tất cả những thông tin, kiến thức về vấn đề công nghiệp hóa hiện đại hóa là gì mà chúng tôi đã tổng hợp được. Hy vọng bài viết này sẽ giải đáp được những thắc mắc của bạn về vấn đề này. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ và đừng quên chia sẻ bài viết này nhé!

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Ngoại hối là gì? Những điều cần biết trong đầu tư ngoại hối

Ngoại hối là gì? Những điều cần biết trong đầu tư ngoại hối

Ngoại hối là gì? Những điều cần biết trong đầu tư ngoại hối

Trong thị trường đầu tư, ngoại hối là thuật ngữ được nhắc đến khá thường xuyên. Tuy nhiên, với những người vừa mới bắt đầu tìm hiểu lĩnh vực này, hẳn vẫn chưa hiểu rõ ngoại hối là gì, đầu tư ngoại hối như thế nào,... Bài viết này sẽ phân tích và làm rõ những thông tin trên.