Cố ý gây thương tích đi tù bao nhiêu năm?

Cố ý gây thương tích đi tù bao nhiêu năm? Tổn thương bao nhiêu % thì truy cứu Tội cố ý gây thương tích? Cấu thành tội cố ý gây thương tích. Bài viết sau đây cung cấp các thông tin liên quan đến Tội Cố ý gây thương tích
Cố ý gây thương tích đi tù bao nhiêu năm?
Cố ý gây thương tích đi tù bao nhiêu năm? (Ảnh minh họa)

Theo quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 (sửa đổi bổ sung bởi Luật số 12/2017/QH14), Tội cố ý gây thương tích có 05 khung hình phạt như sau:

- Khung hình phạt cơ bản có mức phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm, đối với những trường hợp như sau mà không có các yếu tố định khung tăng nặng khác:

“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;
c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;
đ) Có tổ chức;
e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;
i) Có tính chất côn đồ;
k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.”

- Khung hình phạt tăng nặng thứ nhất có mức phạt tù từ 02 năm - 06 năm khi phạm tội thuộc một trong những trường hợp tại khoản 2 Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015:

“a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Tái phạm nguy hiểm;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.”

- Khung hình phạt tăng nặng thứ hai có mức phạt tù từ 05 năm - 10 năm khi phạm tội thuộc một trong những trường hợp tại khoản 3 Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015:

“a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.”

- Khung hình phạt tăng nặng thứ ba có mức phạt tù từ 07 năm - 14 năm khi phạm tội thuộc một trong những trường hợp tại khoản 4 Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015:

“a) Làm chết người;
b) Gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.”

- Khung hình phạt tăng nặng thứ tư có mức phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân khi phạm tội thuộc một trong những trường hợp tại khoản 5 Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015:

“a) Làm chết 02 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.”

Như vậy, tùy vào dấu hiệu hành vi, mức độ nguy hiểm mà người bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội cố ý gây thương tích với các khung hình phạt nêu trên.

Ngoài ra, tại khoản 6 Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định hình phạt đối với hành vi chuẩn bị phạm tội đối với Tội cố ý gây thương tích như sau:

“6. Người nào chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, a-xít nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm hoặc thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”.

Tổn thương bao nhiêu % thì truy cứu Tội cố ý gây thương tích?
Tổn thương bao nhiêu % thì truy cứu Tội cố ý gây thương tích? (Ảnh minh họa)

Căn cứ Điều 134  Bộ luật Hình sự 2015 người nào cố ý gây thương tích với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% trở lên hoặc dưới 11% nhưng thuộc 1 trong những trường hợp sau đây thì có thể bị truy cứu Tội cố ý gây thương tích:

-  Có sử dụng vũ khí, hung khí nguy hiểm,vật liệu nổ hoặc thủ đoạn có khả năng gây ra nguy hại cho nhiều người;

-  Có sử dụng axít nguy hiểm hoặc các hóa chất nguy hiểm;

- Gây thương tích với người dưới 16 tuổi, người già yếu, phụ nữ mà biết là có thai, người ốm đau hoặc những đối tượng khác mà không có khả năng tự vệ;

- Gây thương tích với ông, bà, cha, mẹ, thầy/cô giáo của mình, người nuôi dưỡng và chữa bệnh cho mình;

- Cố ý gây thương tích có tổ chức;

- Có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

- Thực hiện hành vi vi phạm trong thời gian đang bị giữ, tạm giam, tạm giữ, đang chấp hành án phạt tù hoặc đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang phải chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính là được đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc/bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc/đưa vào trường giáo dưỡng;

- Có hành vi thuê gây thương tích/gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc có hành vi gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được người khác thuê;

- Có tính chất côn đồ;

- Thực hiện hành vi vi phạm đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

Tội cố ý gây thương tích có các dấu hiệu pháp lý trong cấu thành tội phạm như sau:

- Về chủ thể: Người từ đủ 14 tuổi trở lên, có lỗi cố ý trong việc thực hiện hành vi và có năng lực trách nhiệm hình theo quy định.

- Về khách thể: Khách thể của tội này là quyền được tôn trọng, bảo vệ về sức khỏe con người.

- Về mặt khách quan:

+ Hành vi khách quan của tội này được quy định là hành vi gây thương tích hoặc hành vi gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác.

+ Hậu quả của tội phạm:

Hậu quả của hành vi chính là thương tích ở mức độ có tỉ lệ tổn thương cơ thể là 11% trở lên hoặc dưới tỷ lệ đó nhưng thuộc 1 trong các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 134 của Bộ luật Hình sự hiện hành.

+ Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả của thương tích nêu trên. Theo đó, phải xác định hậu quả này là do chính hành vi đó gây ra.

- Về mặt chủ quan

Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý, có thể là lỗi cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp. Người phạm tội có thể mong muốn hậu quả xảy ra nhưng cũng có thể chỉ chấp nhận các hậu quả này.

Căn cứ khoản 5 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, người có hành vi cố ý gây thương tích mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự (chưa đến mức tỷ lệ tổn thương theo quy định) có thể bị xử phạt hành chính từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng

Mức phạt nêu trên được áp dụng đối với cá nhân. Trường hợp tổ chức có cùng hành vi này thì mức phạt tiền là gấp 2 lần mức trên, tức là  từ 10.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng (khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP).

Trên đây là thông tin giải đáp: Cố ý gây thương tích đi tù bao nhiêu năm?

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Ngày 01/7/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2024/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết một số thủ tục hành chính. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo Nghị định 78.

Thành viên giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ cần lưu ý gì?

Thành viên giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ cần lưu ý gì?

Thành viên giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ cần lưu ý gì?

Hệ thống giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ chính thức khai trương và đi vào hoạt động. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho thành viên tham gia thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ. Vậy, thành viên giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ cần lưu ý gì?

Đăng ký thông tin trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ như thế nào cho đúng?

Đăng ký thông tin trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ như thế nào cho đúng?

Đăng ký thông tin trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ như thế nào cho đúng?

Đăng ký thông tin trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam là một nguyên tắc bắt buộc của tổ chức phát hành. Vậy, đăng ký thông tin trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ như thế nào cho đúng? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Lừa đảo lấy lại tiền lừa đảo: Chiêu trò mới cần cảnh giác

Lừa đảo lấy lại tiền lừa đảo: Chiêu trò mới cần cảnh giác

Lừa đảo lấy lại tiền lừa đảo: Chiêu trò mới cần cảnh giác

Trên nhiều video hoặc bài viết cảnh báo lừa đảo của LuatVietnam.vn hoặc các trang web, mạng xã hội hàng loạt bình luận cam kết nhận lấy lại tiền đã bị lừa đảo. Tuy nhiên, đây cũng là một “núp bóng” của hành vi lừa đảo. Cùng xem thực hư tại bài viết dưới đây.

Xử lý thế nào nếu mất khả năng thanh toán tiền giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ?

Xử lý thế nào nếu mất khả năng thanh toán tiền giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ?

Xử lý thế nào nếu mất khả năng thanh toán tiền giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ?

​Việc mất khả năng thanh toán không chỉ ảnh hưởng đến lòng tin của nhà đầu tư mà còn gây ra nhiều rủi ro cho thị trường tài chính. Vậy, mất khả năng thanh toán tiền giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ thì xử lý như thế nào?

4 trường hợp loại bỏ thanh toán giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

4 trường hợp loại bỏ thanh toán giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

4 trường hợp loại bỏ thanh toán giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam sẽ loại bỏ thanh toán trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ đối với các trường hợp giao dịch không hợp lệ, không có đủ chứng khoán. Bài viết dưới đây sẽ phân tích 04 trường hợp loại bỏ thanh toán giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ.