Cơ sở dữ liệu là gì? Danh sách 5 cơ sở dữ liệu người dân cần biết

Trong học tập và làm việc, chúng ta thường được nghe tới khái niệm cơ sở dữ liệu. Vậy cơ sở dữ liệu là gì? Cùng đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu về cơ sở dữ liệu và 05 cơ sở dữ liệu cần biết nhé.

co-so-du-lieu-la-gi
(Ảnh minh hoạ)

1. Cơ sở dữ liệu là gì? 

Theo Điều 3 Luật Giao dịch điện tử 2023 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2024) thì cơ sở dữ liệu (Database) là tập hợp của các dữ liệu điện tử (ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự khác được tạo ra và xử lý, lưu trữ bằng phương tiện điện tử).

Các dữ liệu điện tử này sẽ được sắp xếp, tổ chức để người sử dụng truy cập, khai thác, chia sẻ, quản lý và cập nhật thông qua các phương tiện điện tử.

2. Phân loại cơ sở dữ liệu

Để dễ dàng trong công tác quản lý, cơ sở dữ liệu thường được phân loại dựa trên đặc điểm của dữ liệu, cách thức tổ chức, triển khai hay cách sử dụng dữ liệu.

Phân loại theo dữ liệu

  • Có cấu trúc (structured database)

  • Phi cấu trúc (unstructured database)

  • Bán cấu trúc (semi - structured database)

Phân loại theo hình thức lưu trữ

  • Tệp (file database)

  • Quan hệ (relational database)

  • Phân cấp (hierarchical database)

Phân loại theo đặc tính sử dụng

  • Hoạt động (operational database)

  • Kho (data warehouse)

  • Ngữ nghĩa (semantic database)

Phân loại theo mô hình triển khai

  • Tập trung (centralized database)

  • Phân tán (distributed database)

  • Tập trung có bản sao

3. Danh sách cơ sở dữ liệu người dân cần biết 

05-loai-co-so-du-lieu-ban-can-biet
(Ảnh minh hoạ)

3.1. Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật

Căn cứ Điều 2 Nghị định 52/2015/NĐ-CP thì Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật là tập hợp của các văn bản quy phạm pháp luật dưới dạng văn bản điện tử được quản lý bởi Chính phủ.

Cơ sở dữ liệu quốc gia quốc gia bao gồm các cơ sở dữ liệu thành phần là:

  • Cơ sở dữ liệu văn bản pháp luật cấp Trung ương: gồm văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hợp nhất được ban hành hoặc phối hợp ban hành bởi các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan Nhà nước khác cấp Trung ương

  • Cơ sở dữ liệu văn bản pháp luật cấp địa phương: gồm văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân,

  • Các chuyên mục khác

Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật được xây dựng để phục vụ việc cung cấp kịp thời, chính xác các văn bản phục vụ cho nhu cầu quản lý nhà nước; phổ biến thông tin, chính sách pháp luật; nghiên cứu, tìm hiểu, áp dụng và thi hành pháp luật của cơ quan, tổ chức và cá nhân.

Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật được xây dựng trên nguyên tắc thống nhất và dùng chung trên toàn quốc; được quản lý chặt chẽ, an toàn và lưu trữ lâu dài.

3.2. Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư

Theo khoản 4 Điều 3 Luật Căn cước công dân thì khái niệm Cơ sở dữ liệu quốc gia được hiểu như sau:

Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là tập hợp những thông tin cơ bản của tất cả công dân Việt Nam (người có quốc tịch Việt Nam). Các thông tin được tập hợp, chuẩn hóa, số hóa, lưu trữ và quản lý bằng cơ sở hạ tầng thông tin để phục vụ cho mục đích quản lý nhà nước và giao dịch của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chỉ cập nhật những thông tin cơ bản của công dân như họ tên, ngày sinh, giới tính,... để tiện cho việc quản lý của cơ quan chức năng và nhà nước chứ không cập nhật toàn bộ thông tin bí mật của mỗi công dân.

Như vậy, chúng ta có thể hiểu đơn giản cơ sở dữ liệu quốc gia là những thông tin gốc về người dân để phục vụ quản lý hành chính về cư trú, hộ tịch và sử dụng chung giữa các cơ quan nhà nước, đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan đến người dân.

Thông tin về công dân được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư từ các nguồn như: tàng thư, Cơ sở dữ liệu về căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu về cư trú, Cơ sở dữ liệu hộ tịch, Cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác hoặc thu thập, cập nhật trực tiếp từ công dân,...

Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là tài sản quốc gia quan trọng, có liên quan trực tiếp đến an ninh quốc gia. Do đó, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sẽ do Bộ Công an quản lý trực tiếp.

3.3. Cơ sở dữ liệu căn cước công dân

co-so-du-lieu-can-cuoc-cong-dan
(Ảnh minh hoạ)

Căn cứ Điều 3 Luật Căn cước công dân, cơ sở dữ liệu về căn cước công dân về dân cư là tập hợp các thông tin về căn cước của tất cả công dân có quốc tịch Việt Nam.

Các thông tin này bao gồm: các thông tin cơ bản như họ tên, ngày sinh, giới tính,...; ảnh chân dung; đặc điểm nhận dạng; vân tay,... Sau khi thu thập, các thông tin này sẽ được chuẩn hóa, số hóa, lưu trữ và quản lý bằng cơ sở hạ tầng thông tin.

Cơ sở dữ liệu căn cước công dân là một bộ phận của Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, được xây dựng bảo đảm kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đáp ứng chuẩn về cơ sở dữ liệu và tiêu chuẩn kỹ thuật công nghệ thông tin.

Cơ sở dữ liệu căn cước công dân do cơ quan quản lý căn cước công dân thuộc Bộ Công an, Công an cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Công an cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và các đơn vị hành chính tương đương xây dựng và quản lý.

3.4. Cơ sở dữ liệu về cư trú

Khoản 2 Điều 2 Luật Cư trú quy định Cơ sở dữ liệu về cư trú là cơ sở dữ liệu chuyên ngành, tại đó tập hợp các thông tin về cư trú của công dân bao gồm: số hồ sơ cư trú, thông tin về nơi thường trú/tạm trú, thời gian cư trú,...

Các thông tin sau khi được tập hợp sẽ được số hóa, lưu trữ và quản lý bằng cơ sở hạ tầng thông tin, được kết nối, chia sẻ với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu khác có liên quan theo quy định của pháp luật.

Để đảm bảo tính bảo mật, Cơ sở dữ liệu về cư trú sẽ do Bộ Công an quản lý, được thống nhất kết nối, đồng bộ đến Công an cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã.

Theo Điều 11 Nghị định 62/2021/NĐ-CP, thông tin về công dân được thu thập từ các nguồn sau vào Cơ sở dữ liệu về cư trú:

  • Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư

  • Cơ sở dữ liệu về căn cước công dân

  • Cơ sở dữ liệu hộ tịch

  • Cơ sở dữ liệu quốc gia

  • Cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác

  • Các tài liệu, giấy tờ, sổ sách về đăng ký, quản lý cư trú, tàng thư, hồ sơ đăng ký, quản lý cư trú; giấy tờ hộ tịch,...

3.5. Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp 

Theo điều 2 Quyết định 1852/QĐ-BKHĐT định nghĩa Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp là tập hợp dữ liệu về đăng ký doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc được lưu trữ và quản lý trong Hệ thống.

Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sẽ bao gồm các thông tin về đăng ký doanh nghiệp như:

  • Thông tin về hồ sơ đăng ký

  • Những hành vi vi phạm của doanh nghiệp trong đăng ký doanh nghiệp

  • Các quyết định chấp thuận/từ chối hồ sơ đăng ký doanh nghiệp

  • Lịch sử đăng ký

  • Thông tin doanh nghiệp nhận mã số doanh nghiệp

  • Các thông tin cần thiết khác

4. Kết luận

Thông qua bài viết trên tin rằng quý bạn đọc đã hiểu được cơ sở dữ liệu là gì cũng như 05 cơ sở dữ liệu người dân cần biết. Mọi vấn đề còn vướng mắc vui lòng liên hệ 19006192 để được LuatVietnam hỗ trợ, giải đáp cụ thể.
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Trong thời đại hội nhập quốc tế, việc thông thạo tiếng Anh không chỉ là một kỹ năng quan trọng mà còn là lợi thế cạnh tranh để vươn xa hơn trong học tập và sự nghiệp. Trong số các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, IELTS (International English Language Testing System) nổi bật như một tiêu chuẩn vàng được công nhận toàn cầu.

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Thông tư 50/2024/TT-NHNN đã bổ sung một số quy định mới nhằm tăng cường bảo mật, phòng ngừa các sự cố thông tin xảy ra. Vậy, doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?