Có được dùng tài khoản cá nhân kêu gọi ủng hộ nạn nhân hỏa hoạn?

Thời gian gần đây, có không ít cá nhân, tổ chức kêu gọi ủng hộ nạn nhân hoả hoạn. Vậy câu hỏi đặt ra là, pháp luật có cho phép được dùng tài khoản cá nhân kêu gọi ủng hộ nạn nhân hỏa hoạn?

1. Cá nhân có được kêu gọi ủng hộ nạn nhân hoả hoạn không?

1.1 Cá nhân có được kêu gọi ủng hộ nạn nhân hoả hoạn không?

Theo Điều 2 Nghị định 93/2021/NĐ-CP, cá nhân là một trong các đối tượng được vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện. Theo đó, điểm h khoản 1 Điều 2 Nghị định này quy định như sau:

1. Các tổ chức, cá nhân vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện:

h) Cá nhân có đủ năng lực hành vi dân sự tham gia vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.

Như vậy, với sự cố hoả hoạn, cá nhân có đủ năng lực hành vi dân sự đều có thể tham gia vận động, tiếp nhận, phân phối, kêu gọi mọi người ủng hộ tự nguyện để khắc phục khó khăn do sự cố, hỗ trợ các nạn nhân.

Có được dùng tài khoản cá nhân kêu gọi ủng hộ nạn nhân hỏa hoạn (Ảnh minh hoạ)

1.2 Các địa chỉ uy tín để gửi ủng hộ

Cũng tại Điều 2 Nghị định 93 này, các cơ quan, tổ chức được quyền kêu gọi ủng hộ gồm:

  • Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
  • Hội chữ Thập đỏ Viẹt Nam
  • Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện. Riêng Uỷ ban nhân dân cấp xã được tiếp nhận nếu được cấp huyện uỷ quyền.
  • Các quỹ từ thiện
  • Doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức khác có tư cách pháp nhân

2. Cá nhân kêu gọi giúp đỡ nạn nhân sự cố hoả hoạn thế nào cho đúng luật?

Mặc dù pháp luật cho phép nhưng có được dùng tài khoản cá nhân để kêu gọi ủng hộ nạn nhân hoả hoạn không?

2.1 Mở tài khoản riêng tại ngân hàng

Về việc mở tài khoản kêu gọi ủng hộ, khoản 2 Điều 17 Nghị định 93/2021/NĐ-CP nêu rõ: Cá nhân được phép kêu gọi ủng hộ nạn nhân sự cố hoả hoạn nhưng tài khoản ngân hàng dùng để kêu gọi phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Phải mở tài khoản riêng để kêu gọi ủng hộ, giúp đỡ nạn nhân bị hoả hoạn.
  • Tài khoản được mở ra chỉ để tiếp nhận, quản lý tiền đóng góp, ủng hộ của sự cố đó trong thời gian kêu gọi.
  • Có biên nhận các khoản đóng góp bằng tiền mặt khi cá nhân, tổ chức đóng góp yêu cầu.
  • Không tiếp nhận thêm các khoản tiền đóng góp khác ngoài thời gian tiếp nhận đã cam kết.
  • Gửi yêu cầu đến ngân hàng mở tài khoản để đóng tài khoản, dừng tiếp nhận các khoản đóng góp tự nguyện.

2.2 Phải công khai thời gian sẽ đi ủng hộ

Theo khoản 2 Điều 17 Nghị định 93/2021/NĐ-CP, cá nhân khi kêu gọi hỗ trợ nạn nhân sự cố hoả hoạn thì phải thông báo công khai trên các phương tiện thông tin về các nội dung:

  • Mục đích
  • Phạm vi
  • Phương thức, hình thức kêu gọi
  • Tài khoản tiếp nhận (nếu kêu gọi ủng hộ tiền) hoặc địa điểm tiếp nhận (nếu kêu gọi ủng hộ hiện vật)
  • Thời gian cam kết sẽ chuyển nguồn đóng góp đó đến cho nạn nhân
  • Gửi văn bản đến Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú để thông báo về việc kêu gọi ủng hộ nạn nhân trong sự cố.

Như vậy, theo quy định này, khi kêu gọi ủng hộ, giúp đỡ nạn nhân bị sự cố hoả hoạn thì phải công khai thời gian sẽ chuyển tiền ủng hộ và gửi văn bản thông báo đến Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú để lưu trữ.

Đồng thời, đây cũng là quy định được nêu tại điểm a khoản 4 Điều 10 Thông tư số 41/2022/TT-BTC. Cụ thể, khi kêu gọi ủng hộ bằng tiền, cá nhân kêu gọi phải mở tài khoản riêng dành cho mục đích từ thiện tại ngân hàng, không sử dụng chung tài khoản chi tiêu cá nhân của người này.

Nếu tiếp nhận bằng tiền mặt thì phải bảo quản an toàn tiền mặt nhận được. Nếu chưa sử dụng đến thì phải gửi vào tài khoản được mở riêng cho mục đích kêu gọi ủng hộ nạn nhân gặp sự cố hoả hoạn tài ngân hàng.

Lưu ý: Tiền lãi gửi sau khi trừ đi các chi phí thanh toán sẽ được bổ sung vào nguồn ủng hộ.

Cá nhân phải đáp ứng điều kiện gì để kêu gọi ủng hộ? (Ảnh minh hoạ)

2.3 Lập sổ ghi chép

Ngoài các điều kiện về dùng tài khoản cá nhân kêu gọi ủng hộ nạn nhân hoả hoạn riêng biệt, tại Điều 10 Thông tư 41, Bộ Tài chính còn yêu cầu người kêu gọi phải mở sổ ghi chép như sau:

- Ghi lại các khoản đã tiếp nhận, đã chi và sử dụng từ nguồn vốn này một cách chính xác, trung thực, công khai và minh bạch.

- Thực hiện từ lúc bắt đầu có hoạt động kêu gọi, tiếp nhận, phân phối nguồn đống góp và phải ghi chép một cách liên tục theo trình tự thời gian và đầy đủ thông tin về các số liệu nhận được.

- Kết thúc đợt kêu gọi, cá nhân phải chốt sổ, cộng toàn bộ số liệu thu, chi và tính ra số tiền còn dư ra chưa sử dụng. Với việc chuyển khoản thì phải đối chiếu số liệu với ngân hàng hàng tháng và khi kết thúc đợt kêu gọi để lưu trữ và công khai sau khi kết thúc.

Trên đây là giải đáp chi tiết về vấn đề: Có được dùng tài khoản cá nhân kêu gọi ủng hộ nạn nhân hỏa hoạn? Nếu cần thêm thông tin gì, độc giả có thể liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp chi tiết.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Trò chơi điện tử trên mạng đang trở nên ngày càng thịnh hành đối với mọi lứa tuổi. Do đó, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã ban hành các quy định dành riêng cho việc cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4 trên mạng cùng với mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4.

Làm thế nào để được cung cấp trò chơi điện tử G1?

Để đảm bảo cho việc cung cấp và sử dụng các trò chơi điện tử trên mạng được an toàn cho người dùng, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã quy định chặt chẽ hơn các nội dung liên quan đến hoạt động này. Vậy làm thế nào để được cung cấp trò chơi điện tử G1 trên mạng?

Mẫu đơn đề nghị cung cấp dịch vụ mạng xã hội

Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã được ban hành ngày 09/11/2024. Trong đó, đáng chú ý là các quy định chi tiết về cung cấp dịch vụ mạng xã hội. Vậy để đề nghị cung cấp dịch vụ mạng xã hội, doanh nghiệp phải sử dụng mẫu đơn nào?

Điều kiện cung cấp dịch vụ mạng xã hội là gì?

Mạng xã hội là trang mạng điện tử rất phổ biến hiện nay. Vậy điều kiện để được cung cấp dịch vụ mạng xã hội là gì và những quy định nào doanh nghiệp cần biết khi cung cấp dịch vụ mạng xã hội?