Có bao nhiêu chính sách về an ninh mạng theo quy định hiện nay?

Chính sách về an ninh mạng là nội dung cần thiết được cơ quan thẩm quyền ban hành để quy định cụ thể và các chính sách thực hiện trong lĩnh vực an ninh mạng mà các cơ quan, tổ chức và cá nhân phải thực hiện. Vậy hiện nay có bao nhiêu chính sách về an ninh mạng?

1. Bảo vệ an ninh mạng được hiểu thế nào?

Bảo vệ an ninh mạng được hiểu thế nào?
Bảo vệ an ninh mạng được hiểu thế nào? (Ảnh minh hoạ)

Theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Luật An ninh mạng số 24/2018/QH14, bảo vệ an ninh mạng được hiểu là việc phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm phạm đến an ninh mạng.

Như vậy, theo quy định trên có thể thấy được, bảo vệ an ninh mạng là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý những hành vi xâm phạm đến an ninh mạng.

2. Theo Luật An ninh mạng thì nhà nước có bao nhiêu chính sách về an ninh mạng?

Căn cứ theo Điều 3 Luật An ninh mạng 2018, theo quy định hiện hành có 5 chính sách về an ninh mạng, cụ thể gồm có:

(1) Ưu tiên việc bảo vệ an ninh mạng trong các lĩnh vực: an ninh, quốc phòng, phát triển kinh tế - xã hội, khoa học, công nghệ, đối ngoại.

(2) Xây dựng nên không gian mạng lành mạnh và không gây phương hại đến an ninh quốc gia, an toàn các hội và quyền, lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức và cá nhân.

(3) Ưu tiên nguồn lực để xây dựng lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng; nâng cao năng lực cho các lực lượng bảo vệ an ninh mạng và các tổ chức, cá nhân tham gia bảo vệ an ninh mạng; ưu tiên đầu tư cho việc nghiên cứu và phát triển khoa học, công nghệ để bảo vệ cho an ninh mạng.

(4) Khuyến khích, tạo điều kiện cho tổ chức và cá nhân tham gia bảo vệ an ninh mạng, xử lý những nguy cơ gây đe doạ an ninh mạng; nghiên cứu, phát triển công nghệ và sản phẩm, dịch vụ, ứng dụng nhằm bảo vệ an ninh mạng; phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc bảo vệ an ninh mạng.

Theo Luật An ninh mạng thì Nhà nước có bao nhiêu chính sách về an ninh mạng?
Theo Luật An ninh mạng thì Nhà nước có bao nhiêu chính sách về an ninh mạng? (Ảnh minh hoạ)

(5) Tăng cường hợp tác quốc tế về đảm bảo an ninh mạng.

Như vậy, hiện nay Nhà nước Việt Nam quy định có 5 chính sách về an ninh mạng nêu trên, được áp dụng xuyên suốt trong các hoạt động thuộc lĩnh vực an ninh mạng để đảm bảo cho an toàn về an ninh quốc phòng, khoa học công nghệ, đối ngoại,...

3. Có bao nhiêu biện pháp bảo vệ an ninh mạng hiện nay?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Luật An ninh mạng 2018, hiện nay có 13 biện pháp bảo vệ an ninh mạng, cụ thể bao gồm:

(1) Thẩm định an ninh mạng.

(2) Đánh giá điều kiện của an ninh mạng;

(3) Kiểm tra về an ninh mạng.

(4) Giám sát an ninh mạng.

(5) Ứng phó và khắc phục các sự cố về an ninh mạng.

(6) Đấu tranh để bảo vệ an ninh mạng.

(7) Sử dụng mật mã bảo vệ thông tin mạng.

(8) Ngăn chặn, yêu cầu ngừng/tạm ngừng cung cấp các thông tin mạng; đình chỉ/tạm đình chỉ những hoạt động thiết lập, cung cấp, sử dụng mạng internet, mạng viễn thông, sản xuất và sử dụng các thiết bị thu, phát sóng vô tuyến.

(9) Yêu cầu xóa bỏ hoặc truy cập xoá bỏ các thông tin trái pháp luật/sai sự thật ở trên không gian mạng xâm phạm đến an ninh của quốc gia, trật tự và an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức và cá nhân.

(10) Thu thập các dữ liệu điện tử liên quan đến hoạt động xâm phạm đến an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức và cá nhân ở trên không gian mạng.

(11) Phong tỏa, hạn chế các hoạt động của hệ thống thông tin; đình chỉ/tạm đình chỉ hoặc yêu cầu ngừng hoạt động hệ thống thông tin, thu hồi tên miền.

(12) Khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử theo các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành.

(13) Các biện pháp khác theo quy định pháp luật về an ninh quốc gia và xử lý vi phạm hành chính.

4. Xử lý người vi phạm quy định an ninh mạng thế nào?

Theo quy định tại Điều 9 Luật An ninh mạng 2018, việc xử lý người vi phạm quy định an ninh mạng được quy định cụ thể như sau:

Người nào có hành vi vi phạm các quy định của Luật An ninh mạng 2018 thì tùy vào tính chất và mức độ vi phạm mà sẽ bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, trường hợp gây thiệt hại thì còn phải bồi thường thiệt hại theo quy định pháp luật.

Như vậy, theo quy định trên thì Luật An ninh mạng hiện hành không quy định cụ thể và khung, mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định của an ninh mạng, mà sẽ căn cứ theo từng trường hợp cụ thể, tính chất và mức độ của hành vi để xử lý phù hợp với quy định pháp luật.

Trên đây là những thông tin: Theo Luật An ninh mạng thì nhà nước có bao nhiêu chính sách về an ninh mạng?
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

8 trường hợp thu hồi Giấy phép cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán

8 trường hợp thu hồi Giấy phép  cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán

8 trường hợp thu hồi Giấy phép cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán

Việc thu hồi giấy phép có thể xảy ra khi doanh nghiệp vi phạm các điều kiện hoạt động, không đáp ứng yêu cầu về tài chính hoặc vi phạm quy định pháp luật liên quan đến dịch vụ trung gian thanh toán. Dưới đây là 08 trường hợp thu hồi Giấy phép cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.

Điều kiện hành nghề tư vấn xác định giá đất từ 01/8/2024

Điều kiện hành nghề tư vấn xác định giá đất từ 01/8/2024

Điều kiện hành nghề tư vấn xác định giá đất từ 01/8/2024

Từ ngày 01/8/2024, các quy định mới về điều kiện hành nghề tư vấn xác định giá đất được quy định trong Luật Đất đai 2014 và các văn bản pháp lý liên quan sẽ chính thức có hiệu lực. Vậy theo quy định mới thì hành nghề tư vấn xác định giá đất cần đáp ứng điều kiện gì?