CIC là gì? Hướng dẫn cách kiểm tra CIC online

Bạn là khách hàng của các ngân hàng tín dụng đang muốn tìm hiểu về các khái niệm CIC là gì? Cách kiểm tra CIC online như thế nào? Vậy hãy đọc ngay bài viết dưới đây để biết các định nghĩa, cách kiểm tra CIC online miễn phí.

1. CIC là gì? Điểm CIC là gì?

CIC là tên viết tắt Tiếng Anh của Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam trực thuộc ngân hàng nhà nước Việt Nam. Trung tâm này có chức năng chính là thu thập, lưu trữ, phân tích dự báo thông tin tín dụng cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam.

Từ những thông tin báo cáo do CIC cung cấp giúp giảm thiểu tỷ lệ rủi ro trong quá trình cho vay và quản lý tín dụng ở các ngân hàng và tổ chức tín dụng.

Điểm tín dụng CLC là chỉ số về độ tín nhiệm, khả năng trả nợ của khách hàng là người vay. Được đánh giá thông qua việc xem lịch sử vay vốn tại ngân ngân hàng, tổ chức tài chính. Điểm tín dụng được ghi nhận tại tại trung tâm thông tin dụng quốc gia.

Điểm tín dụng càng cao thì khả năng thì tiếp cận khoản vay cao. Ngược lại nếu điểm tín dụng thấp thì người vay khó có khả năng tiếp cận khoản vay.

CIC có các quyền và nghĩa vụ tại Thông tư 15/2013/TT-NHNN
CIC có các quyền và nghĩa vụ tại Thông tư 15/2013/TT-NHNN (Ảnh minh hoạ)

Quyền và nghĩa vụ của CIC theo quy định của pháp luật 

Quyền và nghĩa vụ của CIC được quy định cụ thể tại Điều 14 của Thông tư 15/2013/TT-NHNN, cụ thể:

- Xây dựng và trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành quyết định liên quan đến hệ thống chỉ tiêu thông tin tín dụng quốc gia.

- Theo dõi, kiểm tra và  quản lý giám sát chặt chẽ việc cung cấp thông tin tín dụng từ các tổ chức tín dụng, cũng như việc triển khai hoạt động thông tin tín dụng của các tổ chức đã ký hợp đồng với CIC.

- Công bố rõ ràng các nguyên tắc, phạm vi sử dụng, quy trình khai thác và sử dụng dịch vụ thông tin tín dụng, cũng như mức giá của các dịch vụ thông tin tín dụng.

- Tạo lập các sản phẩm thông tin tín dụng để đáp ứng yêu cầu của các đơn vị trực thuộc Ngân hàng Nhà nước

- Tổ chức chương trình đào tạo nâng cao về nghiệp vụ thông tin tín dụng cho cán bộ, dựa theo yêu cầu từ các tổ chức tín dụng và các tổ chức tự nguyện.

- Thực hiện dịch vụ thông tin tín dụng theo mô hình đơn vị sự nghiệp công lập và áp dụng cơ chế tự chủ tài chính, tuân thủ theo các quy định của Chính phủ.

- Xây dựng và triển khai các tiêu chí đánh giá chất lượng cung cấp thông tin tín dụng của CIC; thực hiện các biện pháp khuyến khích cho những tổ chức và cá nhân đạt kết quả tốt trong quá trình hoạt động thông tin tín dụng; đề xuất các biện pháp xử lý đối với các cá nhân, tổ chức có vi phạm quy định trong lĩnh vực thông tin tín dụng.

- Thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ đã quy định trong thông tư này và các quy định pháp luật hiện hành có liên quan.

2. CIC hoạt động như thế nào?

Ghi nhận và lưu trữ các giao dịch thanh toán cá nhân của các tổ chức tài chính hợp pháp trong hệ thống tính điểm tín dụng của CIC, nhằm cung cấp thông tin tạo cơ sở đánh giá mức độ uy tín của bạn ở các giao dịch tín dụng trong tương lai.

CIC thu thập những thông tin sau đây:

  • Số tiền đã vay, đang vay, đã từng vay

  • Mục đích sử dụng khoản tiền khi vay

  • Hợp đồng tín dụng ký kết với những ngân hàng nào

  • Thời gian trả nợ, lịch sử thanh toán khoản vay

  • Tình trạng hiện tại của những khoản nợ

  • Tài sản thế chấp ngân hàng khi vay(nếu có).

Căn cứ vào những thông tin tài liệu thu thập, CIC tiến hành phân loại nợ xấu thành từng nhóm để giúp ngân hàng và tổ chức tín dụng có thể tra cứu lịch sử tín dụng của mỗi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp.

Điều 10 trong Thông tư 11/2021/TT-NHNN quy định về phân loại nợ và cam kết ngoại bảng theo phương pháp định lượng như sau:

Tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tiến hành phân loại nợ (trừ các khoản trả thay đúng cam kết ngoại bảng) thành 05 nhóm như sau:

a) Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn):

b) Nhóm 2 (Nợ cần chú ý):

c) Nhóm 3 (Nợ dưới mức tiêu chuẩn):

d) Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ)

đ) Nhóm 5 (Nợ có nguy cơ mất vốn):

Lưu ý: Nếu các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp thuộc nhóm 1: Dư nợ đủ tiêu chuẩn, nhóm 2: Dư nợ đáng chú ý và Nhóm không đạt tiêu chuẩn thì có thể vay vốn nếu xem xét thấy đủ tiêu chuẩn).

Còn nếu bị rơi nhóm 4: Dư nợ có sự nghi ngờ và nhóm 5: Dư nợ có nguy cơ mất vốn thì có khả năng không vay được vốn.

Nếu nằm trong nhóm nợ xấu, điểm tín dụng bị đánh giá thấp. Người vay bị rơi vào nhóm nợ xấu sẽ làm giảm khả năng hoặc thậm chí không được được vay vốn ngân hàng và các tổ chức tín dụng (nếu cần).

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến điểm CIC

cic là gì
Các yếu tố ảnh đến xếp hạng điểm tín dụng (Ảnh minh hoạ)

Dưới đây là các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến điểm tín dụng CIC:

  • Lịch sử thanh toán các khoản nợ (35%): Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng nhiều nhất đến điểm tín dụng. Nên thanh toán đầy đủ và đúng hạn các khoản nợ gồm những khoản nợ thẻ tín dụng, khoản nợ vay tiêu dùng hoặc vay mua nhà, sẽ giúp bạn có được điểm tín dụng cao.

  • Khoản nợ tín dụng được tính đến thời điểm đi vay(30%) Tổng số tiền khách hàng đang nợ gây ảnh hưởng không tốt đến điểm tín dụng. Tức là khoản nợ của khách hàng càng nhiều đồng nghĩa với điểm tín dụng giảm. Nếu khoản nợ lớn hơn mức thu nhập thì sẽ bị từ chối vay hoặc chấm dứt tín dụng.

  • Thời gian mở tài khoản tín dụng (15%) Thời gian mở tài khoản tín dụng cũng được coi là một yếu tố ảnh đến điểm tín dụng. Thời gian mờ tài khoản tín dụng càng lâu cho thấy khả năng quản lý chính của khách hàng tốt.

  • Loại tín dụng (10%) Loại tín dụng cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến điểm xếp hạng điểm tín dụng. Có nhiều loại tín dụng khác nhau như: thẻ tín dụng, vay tiêu dùng, vay mua nhà đều được tính trong điểm tín dụng.

  • Tài khoản tín dụng mới (10%): Số lượng tài khoản mới của được mở ra. Nếu mở tài khoản quá nhiều trong một thời gian ngắn sẽ làm ảnh hưởng đến điểm tín dụng.

Điểm tín dụng có  vai trò quan trọng trong hồ sơ tín dụng của mỗi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp. Vì vậy, bạn nên định kỳ hàng tháng, hàng quý, hàng năm kiểm tra điểm tín dụng của mình một lần để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp.

4. Phương thức kiểm tra CIC cá nhân

Dưới đây là các bước kiểm tra CIC cá nhân trên website:

4.1 Xác minh thông tin cá nhân trên trang website của CIC

Bước 1: Truy cập vào website https://cic.gov.vn/ và nhấn vào ô đăng ký ở góc phải màn hình

Bước 2: Điền thông tin cá nhân vào các mục sau đây:

  • Họ và tên:

  • Ngày sinh:

  • Số điện thoại:

  • Số CMND/CCCD:

  • Địa chỉ email:

  • Ảnh CMND/CCCD:

  • Địa chỉ thường trú:

Bước 3: Tạo mật khẩu:

Bước 4: Nhập mã xác thực OTP đến số điện thoại đã đăng ký. Sau đó chọn nhấn tiếp tục.

Bước 5: Nhân viên CIC sẽ liên hệ điện thoại để xác minh xác minh bằng cuộc trò chuyện hỏi - đáp.

Bước 6: Sau khi đăng ký tài khoản thành công, kết quả đăng ký, tên đăng nhập, mật khẩu gửi bằng tin nhắn SMS/Email

cic là gì
Các bước kiểm tra CIC cá nhân trên website (Ảnh minh hoạ)

4.2 Xác minh thông tin trên ứng dụng CIC Credit Connect

Bước 1: Tải  ứng dụng  CIC từ App Store/Google Play về điện thoại.

Bước 2: Tiến hành đăng ký tài khoản CIC theo hướng dẫn có sẵn trên ứng dụng.

Bước 3: Đăng nhập vào tài khoản sau nhận được tin nhắn xác nhận đã thành công. Thời gian xác nhận kéo dài từ 1-3 ngày.

Bước 4: Dùng tính năng tra cứu để kiểm tra nợ xấu trên ứng dụng

Bước 5: Nhận kết quả sau khi tra cứu.

Lưu ý: Khi tiến hành kiểm tra nợ xấu theo hình thức này, bạn cần phải trả một mức phí nhất định cho mỗi lần tra cứu điểm tín dụng CIC tùy thuộc vào từng ngân hàng quy định.

Bài viết trên đây đã chia sẻ một số thông tin cơ bản về điểm tín dụng CIC tiêu chí xếp hạng đánh giá và cách để cải thiện điểm CIC để khách hàng có thể hiểu cách nâng cao và duy trì điểm tín dụng tài khoản một cách hiệu quả nhất. Hãy luôn cập nhật kiến thức hữu ích hàng ngày cùng với LuatVietnam.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
(4 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục