Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể là gì?

Giáo dục là một trong những lĩnh vực vô cùng quan trọng trong đời sống của con người và chương trình giáo dục phổ thông là yếu tố quyết định khi giảng dạy cho học sinh các cấp. Bài viết dưới đây sẽ trình bày về chương trình giáo dục phổ thông tổng thể.

1. Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể là gì?

Ngày 26/12/2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT về chương trình giáo dục phổ thông. Theo đó, chương trình giáo dục phổ thông gồm hai phần: Phần khung chương trình là chương trình tổng thể, các chương trình môn học và hoạt động giáo dục.

Trong đó, giải thích cho chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, Thông tư 32 quy định như sau:

Chương trình tổng thể: Là văn bản quy định những vấn đề chung nhất, có tính chất định hướng của chương trình giáo dục phổ thông, bao gồm: Quan điểm xây dựng chương trình, mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông và mục tiêu chương trình từng cấp học, yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi của học sinh cuối mỗi cấp học, hệ thống môn học và hoạt động giáo dục, thời lượng của từng môn học và hoạt động giáo dục, định hướng nội dung giáo dục bắt buộc ở từng cấp học đối với tất cả học sinh trên phạm vi toàn quốc, định hướng về phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục, điều kiện thực hiện chương trình giáo dục phổ thông

Theo đó, có thể hiểu, chương trình giáo dục phổ thông tổng thể là văn bản chung nhất, mang tính định hướng cho chương trình giáo dục phổ thông - một trong những bước cải cách trong việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông để nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục.

Trong đó, chương trình giáo dục phổ thông tổng thể bao gồm những nội dung chính sau đây:

- Quan điểm xây dựng cũng như mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông và của từng cấp học.

- Yêu cầu về phẩm chất, năng lực cốt lõi của học sinh trong mỗi cấp học.

- Hệ thống môn học, hoạt động giáo dục và thời lượng của từng môn học trong chương trình đối với mỗi cấp học.

- Định hướng nội dung giáo dục bắt buộc, phương pháp giáo dục của từng cấp học với tất cả học sinh trên toàn quốc.

- Đánh giá kết quả, điều kiện thực hiện chương trình giáo dục phổ thông.

chuong trinh giao duc pho thong tong the

2. Mục tiêu xây dựng chương trình giáo dục phổ thông tổng thể

Để tìm hiểu kỹ hơn về chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, cần xem xét đến cơ sở và mục tiêu xây dựng chương trình này.

Theo đó, tại Thông tư 32, Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định mục tiêu của chương trình này là giúp học sinh có thể làm chủ được kiến thức mà mình tiếp nhận đồng thời biết vận dụng hiệu quả kỹ năng, kiến thức đã học vào đời sống. Thông qua đó, xây dựng, phát triển hài hoà các mối quan hệ xã hội…

Ngoài ra, vì là chương trình khung nên nó tạo nên định hướng cho các chương trình cụ thể trong đó và cùng hướng đến mục tiêu giúp học sinh phát triển phẩm chất, đạo đức, kiến thức cần thiết để lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, thích ứng với cuộc sống…

Đồng thời, khi tiếp cận và được giáo dục bởi chương trình này, học sinh sẽ đạt được những phẩm chất như nhân ái, yêu nước, chăm chỉ, trung thực; phát triển các năng lực cốt lõi gồm:

- Tự học và tự chủ, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề, sáng tạo.

- Năng lực ngôn ngữ, tính toán, khoa học, tin học, thẩm mỹ, thể chất…

3. Lộ trình thực hiện chương trình giáo dục phổ thông

Chương trình giáo dục phổ thôn được chia thành 02 giai đoạn: Giai đoạn giáo dục cơ bản từ lớp một đến lớp 9 hay từ bậc tiểu học đến bậc trung học cơ sở và giai đoạn định hướng nghề nghiệp từ lớp 10 đến lớp 12 hay là bậc trung học phổ thông.

Trong đó, thời gian thực học tương đương 35 tuần/năm học, có thể học 01 buổi/ngày hoặc 02 buổi/ngày nhưng đều phải thực hiện nội dung giáo dục bắt buộc chung thống nhất trong cả nước với tất cả các cơ sở giáo dục.

Về lộ trình thực hiện chương trình này, Điều 2 Thông tư 32 năm 2018 nêu rõ:

Điều 2. Chương trình giáo dục phổ thông được thực hiện theo lộ trình như sau:

1. Từ năm học 2020-2021 đối với lớp 1.

2. Từ năm học 2021-2022 đối với lớp 2 và lớp 6.

3. Từ năm học 2022-2023 đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10.

4. Từ năm học 2023-2024 đối với lớp 4, lớp 8 và lớp 11.

5. Từ năm học 2024-2025 đối với lớp 5, lớp 9 và lớp 12.

Như vậy, trong năm học 2023 - 2024 này, chương trình giáo dục phổ thông sẽ được áp dụng với lớp 4 của cấp tiểu học, lớp 8 của cấp trung học cơ sở và lớp 11 của cấp trung học phổ thông.

Trên đây là giải đáp chi tiết về chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Trong thời đại hội nhập quốc tế, việc thông thạo tiếng Anh không chỉ là một kỹ năng quan trọng mà còn là lợi thế cạnh tranh để vươn xa hơn trong học tập và sự nghiệp. Trong số các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, IELTS (International English Language Testing System) nổi bật như một tiêu chuẩn vàng được công nhận toàn cầu.

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Thông tư 50/2024/TT-NHNN đã bổ sung một số quy định mới nhằm tăng cường bảo mật, phòng ngừa các sự cố thông tin xảy ra. Vậy, doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Mùa tuyển quân 2023: 7 nội dung về khám nghĩa vụ quân sự cần lưu ý

Mùa tuyển quân 2023: 7 nội dung về khám nghĩa vụ quân sự cần lưu ý

Mùa tuyển quân 2023: 7 nội dung về khám nghĩa vụ quân sự cần lưu ý

Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự là vấn đề được rất nhiều người quan tâm vào thời điểm cuối năm bởi đây là thời điểm các địa phương sẽ tiến hành khám nghĩa vụ quân sự để chuẩn bị cho đợt tuyển quân mới. Dưới đây là những nội dung cần biết về khám nghĩa vụ quân sự 2023.

Không đi khám nghĩa vụ quân sự, bị xử lý thế nào?

Không đi khám nghĩa vụ quân sự, bị xử lý thế nào?

Không đi khám nghĩa vụ quân sự, bị xử lý thế nào?

Vào thời điểm này hàng năm, công dân đủ điều kiện bắt đầu nhận được lệnh gọi đi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự để phục vụ cho đợt tuyển chọn nhập ngũ. Vì nhiều lý do khác nhau, nhiều trường hợp đã có hành vi trốn tránh khám nghĩa vụ quân sự. Vậy, không đi khám nghĩa vụ quân sự bị xử lý thế nào?