Điều kiện để được cấp chứng chỉ phòng cháy chữa cháy cho công ty

Chứng chỉ phòng cháy chữa cháy là tài liệu pháp lý quan trọng chứng minh đối tượng được cấp đã hoàn thành, đáp ứng các thủ tục pháp lý về lĩnh vực phòng cháy chữa cháy. Vậy điều kiện để được cấp chứng chỉ phòng cháy chữa cháy cho công ty là gì?

1. Chứng chỉ phòng cháy chữa cháy gồm những loại nào?

Chứng chỉ phòng cháy chữa cháy gồm những loại nào?
Chứng chỉ phòng cháy chữa cháy gồm những loại nào? (Ảnh minh hoạ)

Chứng chỉ phòng cháy chữa cháy được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 43 Nghị định 136/2020/NĐ-CP gồm có các loại chứng chỉ sau đây:

- Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy chữa cháy.

- Chứng chỉ hành nghề tư vấn phòng cháy chữa cháy, gồm có các chứng chỉ hành nghề:

  • Tư vấn thiết kế PCCC;

  • Tư vấn giám sát PCCC;

  • Tư vấn kiểm tra và kiểm định kỹ thuật PCCC;

  • Tư vấn thẩm định PCCC;

  • Chỉ huy thi công PCCC.

2. Điều kiện để được cấp chứng chỉ phòng cháy chữa cháy cho công ty

Căn cứ khoản 3 Điều 43 Nghị định 136/2020/NĐ-CP, đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 15 Điều 1 Nghị định 50/2024/NĐ-CP, quy định về điều kiện để được cấp chứng chỉ về phòng cháy chữa cháy cho cá nhân của công ty đối với mỗi loại chứng chỉ như sau:

*Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức phòng cháy chữa cháy:

- Cá nhân để được cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy chữa cháy phải qua bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy chữa cháy.

- Chứng chỉ này do cơ sở giáo dục cho chức năng nghiệp vụ về phòng cháy chữa cháy cấp, có giá trị sử dụng trên phạm vi toàn quốc.

*Chứng chỉ hành nghề tư vấn thiết kế và tư vấn thẩm định PCCC:

Cá nhân để được cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn thiết kế và tư vấn thẩm định về phòng cháy chữa cháy phải đáp ứng điều kiện:

- Đạt trình độ cao đẳng trở lên đối với ngành phòng cháy chữa cháy hoặc trình độ đại học trở lên đối với các ngành khác mà phù hợp với lĩnh vực hoạt động.

- Đã được cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức phòng cháy chữa cháy.

- Đã tham gia thực hiện việc tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm định phòng cháy chữa cháy tối thiểu 03 dự án/công trình mà đã được cơ quan Cảnh sát phòng cháy chữa cháy cấp Giấy chứng nhận về thẩm duyệt thiết kế phòng cháy chữa cháy.

Điều kiện để được cấp chứng chỉ phòng cháy chữa cháy cho công ty
Điều kiện để được cấp chứng chỉ phòng cháy chữa cháy cho công ty (Ảnh minh hoạ)

*Chứng chỉ hành nghề tư vấn kiểm tra và kiểm định kỹ thuật PCCC:

Cá nhân để được cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật phòng cháy chữa cháy phải đáp ứng điều kiện:

- Đạt trình độ cao đẳng trở lên đối với ngành phòng cháy chữa cháy hoặc trình độ đại học trở lên đối với ngành khác mà phù hợp với lĩnh vực hoạt động.

- Đã được cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức phòng cháy chữa cháy.

*Chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát PCCC:

Cá nhân để được cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát phòng cháy chữa cháy phải đáp ứng điều kiện:

- Đạt trình độ trung cấp trở lên ngành phòng cháy chữa cháy hoặc trình độ trung cấp trở lên đối với các ngành khác mà phù hợp với lĩnh vực hoạt động.

- Đã được cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức phòng cháy chữa cháy.

- Đã tham gia thực hiện việc giám sát thi công tối thiểu 03 dự án/công trình mà đã được cơ quan Cảnh sát phòng cháy chữa cháy chấp thuận kết quả nghiệm thu phòng cháy chữa cháy.

*Chứng chỉ hành nghề chỉ huy thi công PCCC:

Cá nhân để được cấp chứng chỉ hành nghề chỉ huy thi công phòng cháy chữa cháy phải đáp ứng điều kiện:

- Đạt trình độ trung cấp trở lên ngành phòng cháy chữa cháy hoặc trình độ trung cấp trở lên đối với các ngành khác mà phù hợp với lĩnh vực hoạt động.

- Đã được cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức phòng cháy chữa cháy.

- Đã tham gia thực hiện việc thi công, lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy tối thiểu 03 dự án/công trình mà đã được cơ quan Cảnh sát phòng cháy chữa cháy cấp văn bản chấp thuận nghiệm thu phòng cháy chữa cháy.

*Đối với các chức danh chủ trì thiết kế, giám sát, thẩm định phòng cháy chữa cháy phải đáp ứng điều kiện:

- Có chứng chỉ hành nghề tư vấn phòng cháy chữa cháy tương ứng với chức danh, gồm có các chứng chỉ hành nghề:

  • Tư vấn thiết kế PCCC;

  • Tư vấn giám sát PCCC;

  • Tư vấn kiểm tra và kiểm định kỹ thuật PCCC;

  • Tư vấn thẩm định PCCC;

  • Chỉ huy thi công PCCC.

- Có tối thiểu 03 năm kinh nghiệm phù hợp với lĩnh vực hoạt động.

- Đã thực hiện việc thiết kế, tư vấn giám sát, thẩm định phòng cháy chữa cháy tối thiểu 03 dự án/công trình mà đã được cơ quan Cảnh sát phòng cháy chữa cháy cấp Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế, văn bản về việc chấp thuận kết quả nghiệm thu phòng cháy chữa cháy.

3. Ai phải tham gia đào tạo huấn luyện về phòng cháy chữa cháy?

Căn cứ theo Điều 33 Nghị định 136/2020/NĐ-CP có quy định về đối tượng phải tham gia đào tạo huấn luyện về phòng cháy chữa cháy, cụ thể gồm có:

- Người có chức danh chỉ huy chữa cháy nêu tại khoản 2 Điều 37 Luật Phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/QH10, gồm: người đứng đầu cơ sở, trưởng thôn, chủ phương tiện giao thông cơ giới, chủ rừng, người đứng đầu đơn vị kiểm lâm, người đứng đầu cơ quan/tổ chức/Chủ tịch UBND cấp xã.

- Thành viên của đội dân phòng và đội phòng cháy chữa cháy tại cơ sở.

- Thành viên của đội phòng cháy chữa cháy chuyên nghiệp.

- Người làm việc trong môi trường có nguy hiểm về cháy nổ hoặc thường xuyên phải tiếp xúc với hàng hoá có nguy hiểm về cháy nổ.

- Người điều khiển/người làm việc trên phương tiện giao thông cơ giới mà vận chuyển hành khách trên 29 chỗ và phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hàng hoá có nguy hiểm về cháy, nổ.

- Người làm nhiệm vụ phòng cháy chữa cháy ở cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm Nghị định 50/2024/NĐ-CP như:

  • Nhà chung cư dưới 5 tầng, có tổng khối tích dưới 5.00m3; nhà tập thể, ký túc xá dưới 5 tầng, có tổng khối tích dưới 2.500m3; nhà hỗn hợp dưới 5 tầng, tổng khối tích dưới 1.500m3.

  • Trung tâm hội nghị, tổ chức sự kiện dưới 3 tầng, tổng khối tích của các nhà tổ chức hội nghị và sự kiện dưới 1.500m3; cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, quán bar, vũ trường, câu lạc bộ dưới 3 tầng, tổng khối tích các khối nhà phục vụ cho kinh doanh dưới 1.000m3.

  • Khách sạn, nhà nghỉ, nhà khách, cơ sở lưu trú, nhà trọ dưới 5 tầng, tổng khối tích các khối nhà phục vụ cho lưu trú dưới 2.5000m3.

  • Kho hàng hoá, vật tư cháy được mà có tổng khối tích dưới 1.500m3; bãi chứa hàng hóa, phế liệu, vật tư dưới 1.000m2.

  • Và các cơ sở khác theo quy định pháp luật.

- Thành viên của đội/đơn vị phòng cháy chữa cháy rừng.

Trên đây là những thông tin về Điều kiện để được cấp chứng chỉ phòng cháy chữa cháy cho công ty.
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Sản phẩm nhựa dùng 1 lần là gì? Lộ trình hạn chế sản phẩm nhựa dùng 1 lần

Sản phẩm nhựa dùng 1 lần là gì? Lộ trình hạn chế sản phẩm nhựa dùng 1 lần

Sản phẩm nhựa dùng 1 lần là gì? Lộ trình hạn chế sản phẩm nhựa dùng 1 lần

Việc sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần đã và đang gây ra những tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên. Vậy sản phẩm nhựa dùng 1 lần là gì? Lộ trình hạn chế sản phẩm nhựa dùng 01 lần tại Việt Nam được quy định như thế nào?

Các trường hợp bị thu hồi Giấy phép môi trường

Các trường hợp bị thu hồi Giấy phép môi trường

Các trường hợp bị thu hồi Giấy phép môi trường

Thu hồi Giấy phép môi trường là một biện pháp quan trọng không chỉ nhằm ngăn chặn các tác động tiêu cực đến môi trường mà còn đảm bảo sự công bằng và minh bạch trong quản lý môi trường.. Vậy các trường nào hợp bị thu hồi Giấy phép môi trường? Giấy phép môi trường bị thu hồi có được cấp lại không?

Sản phẩm nhựa dùng 1 lần là gì? Lộ trình hạn chế sản phẩm nhựa dùng 1 lần

Sản phẩm nhựa dùng 1 lần là gì? Lộ trình hạn chế sản phẩm nhựa dùng 1 lần

Sản phẩm nhựa dùng 1 lần là gì? Lộ trình hạn chế sản phẩm nhựa dùng 1 lần

Việc sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần đã và đang gây ra những tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên. Vậy sản phẩm nhựa dùng 1 lần là gì? Lộ trình hạn chế sản phẩm nhựa dùng 01 lần tại Việt Nam được quy định như thế nào?

Các trường hợp bị thu hồi Giấy phép môi trường

Các trường hợp bị thu hồi Giấy phép môi trường

Các trường hợp bị thu hồi Giấy phép môi trường

Thu hồi Giấy phép môi trường là một biện pháp quan trọng không chỉ nhằm ngăn chặn các tác động tiêu cực đến môi trường mà còn đảm bảo sự công bằng và minh bạch trong quản lý môi trường.. Vậy các trường nào hợp bị thu hồi Giấy phép môi trường? Giấy phép môi trường bị thu hồi có được cấp lại không?