- 1. Khi nào được cấp chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 2?
- 2. Điều kiện cấp chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 2
- 2.1. Tổ chức khảo sát xây dựng (Điều 91)
- 2.2. Tổ chức lập thiết kế quy hoạch (Điều 92)
- 2.3. Tổ chức thiết kế, thẩm tra thiết kế (Điều 93)
- 2.4. Tổ chức tư vấn quản lý dự án đầu tư (Điều 94)
- 2.5. Tổ chức thi công xây dựng (Điều 95)
- 2.6. Tổ chức tư vấn giám sát thi công (Điều 96)
1. Khi nào được cấp chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 2?
Hiện nay, Chứng chỉ năng lực xây dựng là một văn bản quan trọng đối với các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực xây dựng.
Theo quy định tại Điều 83 Nghị định 15/2021/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 35/2023/NĐ-CP, các tổ chức khi tham gia vào hoạt động xây dựng thì phải đáp ứng các điều kiện, yêu cầu về năng lực đồng thời tổ chức đó phải có Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng nếu hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định.
Nghị định 15/2021/NĐ-CP cũng quy định Chứng chỉ năng lực xây dựng gồm có 03 hạng: Hạng 1, Hạng 2 và Hạng 3.
Tổ chức nếu muốn được cấp Chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 2 thì ngoài việc đáp ứng các điều kiện, yêu cầu chung để được Cấp chứng chỉ năng lực xây dựng, các tổ chức xin cấp chứng chỉ cũng cần đáp ứng các điều kiện, yêu cầu riêng đối với từng tổ chức nhất định.
2. Điều kiện cấp chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 2
Điều kiện đối với các tổ chức xin cấp Chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 2 được quy định cụ thể tại Nghị định 15/2021/NĐ-CP như sau:
2.1. Tổ chức khảo sát xây dựng (Điều 91)
- Chủ nhiệm khảo sát có Chứng chỉ hành nghề khảo sát từ hạng 2 trở lên;
- Cá nhân khảo sát có trình độ năng lực chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp;
- Đã khảo sát ít nhất một trong số các trường hợp sau:
01 dự án từ nhóm B;
02 dự án từ nhóm C;
Ít nhất 03 dự án yêu cầu Báo cáo;
01 công trình từ cấp 2;
02 công trình từ cấp 3 trở lên cùng loại hình khảo sát.
2.2. Tổ chức lập thiết kế quy hoạch (Điều 92)
- Chủ nhiệm lĩnh vực chuyên môn về quy hoạch, hạ tầng kỹ thuật, giao thông có Chứng chỉ hành nghề thiết kế hạng 2 trở lên;
- Đã lập đồ án ít nhất một trong các trường hợp sau:
01 đồ án quy hoạch thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và đồ án đó đã được Ủy ban nhân dân phê duyệt;
02 đồ án quy hoạch thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện và đồ án đó đã được Ủy ban nhân dân phê duyệt.
2.3. Tổ chức thiết kế, thẩm tra thiết kế (Điều 93)
- Chủ nhiệm thiết kế, thẩm tra thiết kế các bộ môn của thiết kế có chứng chỉ hành nghề từ hạng 3 trở lên hoặc chứng chỉ hành nghề kiến trúc;
- Cá nhân thiết kế, thẩm tra thiết kế có trình độ kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp.
2.4. Tổ chức tư vấn quản lý dự án đầu tư (Điều 94)
- Giám đốc quản lý có chứng chỉ hành nghề quản lý hạng 2 trở lên;
- Cá nhân đảm nhiệm lĩnh vực chuyên môn phải có chứng chỉ hành nghề về giám sát thi công, định giá từ hạng 2 trở lên;
- Cá nhân quản lý dự án có trình độ kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp;
- Đã thực hiện quản lý dự án thuộc các trường hợp sau:
Ít nhất 01 dự án nhóm B trở lên;
Ít nhất 02 dự án nhóm C trở lên.
2.5. Tổ chức thi công xây dựng (Điều 95)
- Chỉ huy trưởng công trường phải đáp ứng điều kiện là chỉ huy trưởng từ hạng 2 trở lên;
- Cá nhân chịu trách nhiệm thi công lĩnh vực chuyên môn có trình độ học vấn là đại học có ít nhất 01 năm công tác hoặc trình độ cao đẳng nghề có ít nhất 03 năm công tác;
- Có khả năng huy động máy móc, thiết bị;
- Đã trực tiếp thi công hạng mục công trình, công trình hoặc bộ phận công trình của ít nhất 01 công trình từ cấp 2 trở lên hoặc 02 công trình cấp 3 trở lên phù hợp;
- Đã tiến hành thi công lắp đặt các thiết bị của hạng mục công trình, công trình liên quan của ít nhất 01 công trình cấp 2 trở lên hoặc 02 công trình cấp 3 trở lên.
2.6. Tổ chức tư vấn giám sát thi công (Điều 96)
- Giám sát trưởng có chứng chỉ hành nghề giám sát từ hạng 2 trở lên, giám sát viên có chứng chỉ hành nghề giám sát phù hợp;
- Đã giám sát xây dựng ít nhất một trong các trường hợp sau:
01 công trình cấp 2 trở lên;
02 công trình cấp 3 trở lên.
- Đã giám sát lắp đặt thiết bị vào công trình ít nhất một trong các trường hợp sau:
01 công trình cấp 2 trở lên;
02 công trình cấp 3 trở lên.
2. Hồ sơ cấp chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 2
Điều 87 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định hồ sơ đề nghị được cấp Chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 2 bao gồm các thành phần sau:
- Đơn đề nghị Mẫu số 04 Phụ lục IV Nghị định 15/2021/NĐ-CP;
- Quyết định thành lập tổ chức;
- Quyết định công nhận phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng/ hợp đồng nguyên tắc liên kết thực hiện công việc thí nghiệm phục vụ khảo sát xây dựng với phòng thí nghiệm đã được công nhận;
- Kê khai mã số chứng chỉ hành nghề, đính kèm bản kê khai và tự xác định hạng chứng chỉ hành nghề, văn bằng được đào tạo của các cá nhân thực hiện công việc;
- Hợp đồng, Biên bản nghiệm thu các nội dung công việc đã thực hiện;
- Hợp đồng, Biên bản nghiệm thu đã hoàn thành thi công.
3. Thủ tục cấp chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 2
Điều 90 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định trình tự cấp Chứng chỉ năng lực xây dựng như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Tổ chức nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ và nộp tới cơ quan có thẩm quyền. Tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ có thể nộp hồ sơ bằng các cách thức sau:
- Mạng trực tuyến;
- Bưu điện;
- Nộp trực tiếp hồ sơ xin cấp Chứng chỉ tại cơ quan có thẩm quyền.
Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền cấp Chứng chỉ kiểm tra hồ sơ
- Nếu hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp Chứng chỉ trong vòng 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ.
- Nếu hồ sơ không đầy đủ hoặc không hợp lệ, cơ quan thẩm quyền thông báo 01 lần bằng văn bản tới tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ trong 05 ngày làm việc.
4. Chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 2 thời hạn bao lâu?
Theo quy định tại Điều 83 Nghị định 15/2021/NĐ-CP, Chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 2 khi được cấp sẽ có thời hạn 10 năm.
Trên đây là nội dung giải đáp Khi nào được cấp chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 2?