Điều kiện thi cấp chứng chỉ kế toán trưởng

Chứng chỉ kế toán trưởng là loại chứng chỉ bắt buộc phải có nếu bạn muốn được bổ nhiệm chức danh kế toán trưởng trong các doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước. Theo dõi bài viết được nắm được quy định về điều kiện thi cấp chứng chỉ kế toán trưởng theo quy định của pháp luật.

1. Điều kiện học chứng chỉ kế toán trưởng

Điều 2 Thông tư 199/2011/TT-BTC quy định về tiêu chuẩn học viên tham dự khóa học bồi dưỡng kế toán trưởng như sau:

* Đối với người Việt Nam

- Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, liêm khiết, trung thực, có ý thức chấp hành pháp luật;

- Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về tài chính, kế toán, kiểm toán từ bậc trung cấp trở lên và có thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán, kiểm toán như sau:

  • Tối thiểu là 02 năm trở lên kể từ ngày ghi trên bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành tài chính, kế toán, kiểm toán;

  • Tối thiểu là 03 năm trở lên kể từ ngày ghi trên bằng tốt nghiệp trung cấp hoặc cao đẳng chuyên ngành tài chính, kế toán, kiểm toán.

- Có Đơn xin học, trong đó có xác nhận thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán, kiểm toán của cơ quan đang công tác, kèm theo bản sao có chứng thực Bằng tốt nghiệp chuyên ngành tài chính, kế toán, kiểm toán.

* Đối với người nước ngoài:

Có chứng chỉ chuyên gia kế toán, chứng chỉ hành nghề kế toán, chứng chỉ kiểm toán viên hoặc bằng tốt nghiệp đại học của các tổ chức nước ngoài (Được Bộ Tài chính Việt Nam thừa nhận).

chứng chỉ kế toán trưởng
Phải có kinh nghiệm thực tế tối thiểu 02 năm để học chứng chỉ kế toán trưởng (Ảnh minh họa)

2. Điều kiện thi chứng chỉ kế toán trưởng

Theo Điều 7 Thông tư 199, chỉ những học viên bảo đảm tối thiểu 80% thời gian học tại lớp cho mỗi học phần mới được dự thi học phần đó.

Như vậy, học viên phải tham gia đủ từ 80% tiết học tại lớp cho mỗi học phần thì mới được dự thi kết thúc học phần để tính điểm tốt nghiệp lấy chứng chỉ.

Đồng thời, chỉ những học viên đạt cả hai bài thi hết học phần từ 5 điểm trở lên mới đạt yêu cầu khoá học.

Việc thi đánh giá kết quả được thực hiện như sau:

- Kết thúc mỗi phần trong chương trình học phải tổ chức thi hết học phần trong thời gian tối thiểu là 180 phút.

- Việc thi hết học phần thực hiện dưới hình thức thi viết. Điểm thi chấm theo thang điểm 10 bậc. Bài thi dưới 5 điểm là không đạt yêu cầu.

3. Điều kiện lấy chứng chỉ kế toán trưởng

Điều 9 Thông tư 199 nêu rõ, học viên có kết quả thi đạt loại trung bình trở lên (học viên đạt yêu cầu) thì được cấp chứng chỉ bồi dưỡng Kế toán trưởng.

Căn cứ vào kết quả điểm bình quân của 02 bài thi hết học phần (thi lần đầu), kết quả thi được đánh giá theo 04 loại theo Điều 7 Thông tư 199:

- Loại giỏi: Điểm bình quân hai bài thi hết học phần đạt từ 8 điểm trở lên (không có điểm dưới 7);

- Loại khá: Điểm bình quân hai bài thi hết học phần đạt từ 7 điểm trở lên (không có điểm dưới 6);

- Loại trung bình: Điểm bình quân hai bài thi hết học phần đạt từ 5 điểm trở lên (không có điểm dưới 5);

- Loại không đạt yêu cầu: Có bài thi hết học phần dưới 5 điểm.

Học viên có quyền dự thi lại một trong hai bài thi hết học phần không đạt yêu cầu nhưng chỉ được thi lại một lần. Việc tổ chức lại được thực hiện vào cuối khoá học.

chứng chỉ kế toán trưởng
Kết quả thi đạt loại trung bình trở lên thì được cấp chứng chỉ kế toán trưởng (Ảnh minh họa)

4. Thời hạn của chứng chỉ kế toán trưởng

Chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng có giá trị sử dụng trong thời hạn 05 năm kể từ ngày cấp để bổ nhiệm kế toán trưởng lần đầu.

Quá 05 năm, học viên có yêu cầu cấp lại chứng chỉ phải học lại khoá học bồi dưỡng kế toán trưởng.

Những người có chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng đã đủ điều kiện và được bổ nhiệm làm kế toán trưởng một lần thì chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng đó vẫn có giá trị để bổ nhiệm kế toán trưởng từ lần thứ hai trở đi, trừ khi khoảng thời gian không làm kế toán trưởng giữa hai lần bổ nhiệm đã quá 05 năm.

Nếu chứng chỉ bị mất, thất lạc học viên liên hệ với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng (nơi cấp chứng chỉ) để cấp lại.

Chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng phải được cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tổ chức khoá học bồi dưỡng kế toán trưởng đóng dấu nổi vào giáp lai ảnh của học viên.

(theo Điều 9 Thông tư 199)

5. Chương trình học chứng chỉ kế toán trưởng

Nội dung, chương trình bồi dưỡng kế toán trưởng quy định tại Điều 10 Thông tư 199 như sau:

* Khoá học bồi dưỡng kế toán trưởng cho cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập

- Thời gian toàn khoá: 04 tuần (kể cả thời gian thi)

(04 tuần x 06 ngày x 08 giờ = 192 giờ. Một giờ được tính là 50 phút học và 10 phút nghỉ giải lao).

- Phần kiến thức chung

Chuyên đề 1

Pháp luật về kinh tế áp dụng cho các đơn vị thuộc lĩnh vực kế toán nhà nước

16 giờ

Chuyên đề 2

Tổ chức quản lý dự toán, cấp phát, quyết toán thu, chi ngân sách nhà nước (NSNN), đơn vị có sử dụng kinh phí NSNN và đơn vị không sử dụng kinh phí NSNN

16 giờ

Chuyên đề 3

Mở và quản lý tài khoản, kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc nhà nước

08 giờ

Chuyên đề 4

Tài chính các đơn vị có sử dụng kinh phí NSNN và đơn vị không sử dụng kinh phí NSNN

20 giờ

Ôn tập và thi Phần I

08 giờ

Cộng Phần I

68 giờ

- Phần kiến thức nghiệp vụ:

Chuyên đề 5

Pháp luật về kế toán, tổ chức công tác kế toán, vai trò, nhiệm vụ của kế toán trưởng

24 giờ

Chuyên đề 6

Kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc

16 giờ

Chuyên đề 7

Kế toán đơn vị có sử dụng kinh phí NSNN và đơn vị không sử dụng kinh phí NSNN

24 giờ

Chuyên đề 8:]

Báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán đơn vị thu, chi ngân sách, đơn vị hành chính sự nghiệp:

24 giờ

+ Chuyên đề 9:

Phân tích báo cáo tài chính đơn vị thu, chi ngân sách, đơn vị có sử dụng kinh phí NSNN và đơn vị không sử dụng kinh phí NSNN:

16 giờ

+ Chuyên đề 10:

Kiểm toán báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán đơn vị thu, chi NSNN và đơn vị hành chính sự nghiệp:

12 giờ

Ôn tập và thi Phần II

08 giờ

Cộng Phần II

124 giờ

Tổng cộng

192 giờ

* Khoá học bồi dưỡng kế toán trưởng cho doanh nghiệp

- Thời gian toàn khoá: 06 tuần (kể cả thời gian thi)

(06 tuần x 06 ngày x 08 giờ = 288 giờ. Một giờ được tính là 50 phút học và 10 phút nghỉ giải lao).

- Phần kiến thức chung:

Chuyên đề 1

Pháp luật liên quan đến doanh nghiệp

24 giờ

Chuyên đề 2

Quản lý tài chính doanh nghiệp

20 giờ

Chuyên đề 3

Pháp luật về thuế

24 giờ

Chuyên đề 4

Thẩm định dự án đầu tư

12 giờ

Chuyên đề 5

Quan hệ tín dụng, thanh toán và bảo lãnh giữa doanh nghiệp với Ngân hàng và Tổ chức tài chính

16 giờ

Ôn tập và thi Phần I

08 giờ

Cộng Phần I

104 giờ

- Phần kiến thức nghiệp vụ:

Chuyên đề 6

Pháp luật về kế toán

16 giờ

Chuyên đề 7

Tổ chức công tác kế toán và vai trò, nhiệm vụ kế toán trưởng doanh nghiệp

16 giờ

Chuyên đề 8

Kế toán tài chính doanh nghiệp (kể cả kế toán đặc thù)

40 giờ

Chuyên đề 9

Tổ chức kế toán quản trị doanh nghiệp

36 giờ

Chuyên đề 10

Báo cáo tài chính và phân tích tài chính doanh nghiệp

40 giờ

Chuyên đề 11

Kiểm toán và kiểm toán báo cáo tài chính doanh nghiệp

28 giờ

Ôn tập và thi Phần II:

08 giờ

Cộng Phần II:

184 giờ

Tổng cộng:

288 giờ

Trên đây là toàn bộ thông tin về chứng chỉ kế toán trưởng theo quy định hiện hành. Nếu có thắc mắc, bạn đọc vui lòng gọi đến tổng đài 19006192 của LuatVietnam để được giải đáp.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Trong thời đại hội nhập quốc tế, việc thông thạo tiếng Anh không chỉ là một kỹ năng quan trọng mà còn là lợi thế cạnh tranh để vươn xa hơn trong học tập và sự nghiệp. Trong số các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, IELTS (International English Language Testing System) nổi bật như một tiêu chuẩn vàng được công nhận toàn cầu.

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Thông tư 50/2024/TT-NHNN đã bổ sung một số quy định mới nhằm tăng cường bảo mật, phòng ngừa các sự cố thông tin xảy ra. Vậy, doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?