Chức danh là gì? Sự khác nhau giữa chức danh và chức vụ

Chức danh và chức vụ là hai khái niệm thường xuyên bị nhầm lẫn với nhau. Tuy nhiên, hai thuật ngữ này có ý nghĩa và cách sử dụng khác nhau hoàn toàn. Vậy chức danh là gì? Chức danh khác chức vụ như thế nào? Hãy cùng LuatVietnam tìm hiểu sự khác nhau của chúng qua bài viết dưới đây.

1. Chức danh là gì? Ví dụ về chức danh 

Hiện nay, các văn bản pháp luật vẫn chưa có định nghĩa cụ thể Chức danh là gì? Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể hiểu một cách khái quát rằng:

Chức danh là một bổn phận, vị trí được công nhận bởi một tập thể, tổ chức hợp pháp. Đó có thể là tổ chức xã hội, công ty, doanh nghiệp và tổ chức chính trị.

Thông thường, chức danh sẽ đi đôi với chức vụ. Nhưng vẫn có những trường hợp, chỉ có chức danh không có chức vụ hoặc chỉ có chức vụ mà không có chức danh.

Chức danh là gì
Chức danh là gì? (Ảnh minh họa)

Để hiểu Chức danh là gì?, chúng ta hãy cùng tham khảo những ví dụ sau đây:

Tại Điều 3 Nghị định 92/2009/NĐ-CP đã quy định về các chức danh cấp xã như sau:

“ Công chức cấp xã có các chức danh sau đây: Trưởng Công an; Chỉ huy trưởng Quân sự; Văn phòng - thống kê; Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường ( đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính - nông nghiệp - xây dựng - hộ tịch; Văn hoá - xã hội.

Những chức danh trong công việc như: bác sĩ, giáo viên, kỹ sư, tiến sĩ, phát thanh viên,...

2. Phân biệt các loại chức danh

Với định nghĩa trên, chúng ta đã hiểu được Chức danh là gì? Tuy nhiên, chức danh được dùng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Vì vậy, chức danh cũng cần được phân loại để có thể sử dụng đúng nhất. Chức danh thường có 3 loại chính. Đó là chức danh nghề nghiệp, chức danh chuyên môn và chức danh khoa học.

2.1 Chức danh nghề nghiệp

Theo quy định  tại khoản 1 Điều 8 Luật Viên chức 2010, chức danh nghề nghiệp được định nghĩa là tên gọi thể hiện trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp. Theo đó, chức danh nghiệp vụ được sử dụng làm căn cứ để tuyển dụng, sử dụng và quản lý theo quy định của Nghị định 115/2020/NĐ-CP.

Chức danh là gì
Chức danh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam (Ảnh minh họa)

Các chức danh nghề nghiệp của viên chức trong một lĩnh vực sẽ được sắp xếp từ cao xuống thấp, tương ứng với mức độ phức tạp của công việc. Theo khoản 2 Điều 28 Nghị định 115/2020/NĐ-CP, thì chức danh nghề nghiệp gồm các thứ bậc:

  • Chức danh nghề nghiệp hạng I;

  • Chức danh nghề nghiệp hạng II;

  • Chức danh nghề nghiệp hạng III;

  • Chức danh nghề nghiệp hạng IV;

  • Chức danh nghề nghiệp hạng V.

Như vậy, chức danh nghề nghiệp thể hiện vị trí, năng lực và trình độ chuyên môn của một cá nhân trong một tổ chức hợp pháp. Thông qua đó, đơn vị quản lý có cách thức để thực hiện việc tuyển dụng, bố trí nhân lực đúng vị trí với năng lực thích hợp nhất.

2.2 Chức danh chuyên môn

Chức danh chuyên môn thể hiện năng lực, trình độ chuyên môn nhất định của viên chức tại chức danh mà họ đảm nhận. Chức năng chuyên môn thực chất là hàm cấp chuyên môn nghiệp vụ được tuyển dụng, đào tạo theo yêu cầu mà cơ quan đề ra cho chức danh chuyên môn đó.

Chức danh là gì
Chức danh chuyên môn là gì? (Ảnh minh họa)

Trong cơ cấu bộ máy nhà nước, công chức giữ các chức danh chuyên môn thường được tuyển chọn bằng thi tuyển hoặc xét tuyển. Những người giữ chức danh này thường phục vụ nhà nước trong các công việc ra các quyết định hành chính.

Chức danh chuyên môn càng cao thì các quyết định chuyên môn càng quan trọng. Đồng thời, người giữ chức danh chuyên môn cao thường được xem là cấp trên của người giữ chức danh chuyên môn thấp hơn.

2.3 Chức danh khoa học

Chức danh khoa học được hiểu là tên gọi theo thứ tự học hàm - học vị- ngành hoặc chuyên ngành của một người. Trong đó:

  • Chức danh hàm học được Hội đồng Khoa học chuyên ngành các cấp căn cứ vào các tiêu chí như năng lực, uy tín, sự cống hiến cho khoa học để xét duyệt, bỏ phiếu tín nhiệm đề nghị Nhà nước quyết định công nhận.

  • Khác với hàm học, chức danh học vị phải trải qua quá trình giáo dục, đào tạo Đại học hoặc cao học. Sau đó, tiến hành thi cử để Nhà nước cấp văn bằng, danh vị liên quan tới ngành đã học. Đó gọi là chức danh học vị.

Chuc-danh-khoa-hoc-la-gi
Chức danh khoa học là gì? (Ảnh minh họa)

3. Ý nghĩa của chức danh trong công việc

Chức danh có ý nghĩa rất quan trọng trong công việc đối với cả người lao động và doanh nghiệp. Vậy chức danh có vai trò cụ thể như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu dưới đây.

3.1 Với người lao động

Đối với người lao động, chức danh là động lực thúc đẩy họ thực hiện công việc hiệu quả hơn. Một người có chức danh cao, tức là họ được người quản lý, công ty đánh giá cao về năng lực, sự cống hiến của họ. Khi đó, cá nhân sẽ cảm thấy tự hào, hãnh diện về bản thân, thúc đẩy bản thân hoàn thành công việc một cách tốt nhất.

Chức danh còn giúp người lao động cố gắng học hỏi, hoàn thiện năng lực, trình độ chuyên môn để có thể xứng đáng với chức danh mà họ đảm nhiệm. Từ đó, người lao động có thể nâng cao giá trị bản thân, đạt được sự tín nhiệm từ cấp trên và kiếm được nguồn thu nhập cao hơn.

3.2 Với doanh nghiệp 

Trong các công ty, tổ chức doanh nghiệp, chức danh là một phần không thể thiếu trong việc xây dựng cơ cấu tổ chức. Chức danh giúp các doanh nghiệp xác định các nhiệm vụ, trách nhiệm tại các vị trí chức danh. Từ đó, giúp doanh nghiệp các tiêu chuẩn nhân sự cần có để bố trí nhân lực phù hợp.

Bên cạnh đó, chức danh còn là công cụ giúp doanh nghiệp quản lý, kiểm soát hiệu quả trong việc phát triển bộ máy vận hành. Từ các chức danh, người quản lý sẽ đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu của nguồn nhân lực, phân bổ lao động phù hợp. Ngoài ra, đây còn là điểm thu hút giúp công ty chiêu mộ  các nhân tài.

4. Chức danh và chức vụ khác nhau như thế nào?

Thông thường, một cá nhân sẽ có chức danh đi đối với chức vụ. Họ có thể có một chức danh và một chức vụ. Hoặc, có một chức danh nhưng có nhiều chức vụ. Mặc dù vậy, chức danh và chức vụ vẫn là hai định nghĩa khác nhau hoàn toàn. Sự khác nhau đó thể hiện qua 3 yếu tố: Khái niệm, sự công nhận và tổ chức quản lý.

Chuc-danh-va-chuc-vu-khac-nhau-nhu-the-nao
Chức danh và chức vụ khác nhau như thế nào? (Ảnh minh họa)

Chức danh

Chức vụ



Khái niệm

- Chức danh là bổn phận, vị trí được công nhận bởi tổ chức hợp pháp.

- Chức danh được công nhận thông qua chuyên môn và kỹ năng,

- Chức vụ thể hiện vị trí, địa vị, vai trò nhất định của cá nhân trong việc quản lý, lãnh đạo một tổ chức hợp pháp.

- Chức vụ được công nhận qua quá trình tuyển dụng và phân bổ.






Sự công nhận

Một chức danh sẽ được xã hội công nhận thông qua quá trình phấn đấu. Một cá nhân để đạt được chức danh phải phấn đấu trong việc nghiên cứu và học tập, tuyển dụng và làm việc. Quá trình đó phải được xã hội công nhận thì chức danh mới có ý nghĩa.

Bên cạnh sự công nhận của xã hội, chức vụ cũng đòi hỏi phải đạt được sự thừa nhận từ tổ chức, công ty. Đó là sự thừa nhận về vị trí, quyền hạn và chức năng mà cá nhân có được. Cá nhân không thể có được chức vụ nếu không có sự công nhận của tổ chức.





Đơn vị quản lý

- Người nắm giữ chức danh có thể được quản lý bởi một tổ chức, đơn vị nào đó hoặc không.

- Chức danh không bắt buộc phải thuộc một cơ quan, tổ chức quản lý bởi nó được công nhận bởi xã hội

- Người nắm giữ một chức vụ bắt buộc phải chịu sự quản lý của cơ quan, tổ chức cụ thể. Bởi tính chất của chức vụ là được công nhận bởi tổ chức. Khi đó, chức vụ mà người đó nắm giữ mới có hiệu lực.

Như vậy, với những thông tin trên đây, Luật Việt Nam đã giải đáp cho quý độc giả về câu hỏi Chức danh là gì? Chúng tôi hi vọng các bạn có thể hiểu rõ và phân biệt chính xác Chức danh và chức vụ là gì? để tránh nhầm lẫn trong việc sử dụng. Mọi vấn đề còn vướng mắc vui lòng liên hệ 19006192 để được LuatVietnam hỗ trợ, giải đáp cụ thể.

Đánh giá bài viết:
(10 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Mọi gia đình cần biết: 3 cách tra cứu lịch cắt điện nhanh chóng, chính xác

Mọi gia đình cần biết: 3 cách tra cứu lịch cắt điện nhanh chóng, chính xác

Mọi gia đình cần biết: 3 cách tra cứu lịch cắt điện nhanh chóng, chính xác

Việc nắm rõ lịch cắt điện sẽ giúp người dân chủ động sắp xếp công việc và lịch sinh hoạt của cá nhân và gia đình. Dưới đây là 03 cách tra cứu lịch cắt điện đơn giản, nhanh chóng không thể bỏ qua, nhất là trong những ngày hè nắng nóng.