Chủ nghĩa xã hội là gì? Vì sao Việt Nam lựa chọn chủ nghĩa xã hội?

Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam là một yêu cầu khách quan, là con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam. Bài viết sau đây sẽ cung cấp thông tin về việc giải đáp chủ nghĩa xã hội là gì cùng một số vấn đề lý luận, thực tiễn về chế độ chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

1. Chủ nghĩa xã hội là gì?

Chủ nghĩa xã hội là một trong số ba ý thức chính trị lớn được hình thành trong thế kỷ XIX. Để có thể hiểu được một cách tường tận về khái niệm chủ nghĩa xã hội là gì, ta cần hiểu trên bốn phương diện sau đây:

  • Thứ nhất, chủ nghĩa xã hội là ước mơ, hoài bão, là nguyện vọng, nhu cầu của tất cả nhân dân lao động về một xã hội không có áp bức, bóc lột, không có chế độ tư hữu, giai cấp, nghèo nàn, lạc hậu, cạnh tranh và tội ác...trong đó, nhân dân lao động được giải phóng và có quyền làm chủ.

  • Thứ hai, chủ nghĩa xã hội được hiểu với ý nghĩa là một phong trào đấu tranh thực tiễn của giai cấp công nhân và nhân dân lao động chống lại chế độ tư hữu, áp bức, bất công, bóc lột và đòi quyền dân chủ.

  • Thứ ba, chủ nghĩa xã hội với tư cách là hệ thống những tư tưởng, lý luận và học thuyết về giải phóng giai cấp công nhân và nhân dân lao động khỏi chế độ tư hữu, áp bức, bất công, bóc lột và nghèo nàn, lạc hậu. Xây dựng một xã hội không có phân biệt đối xử trên mọi lĩnh vực.

  • Thứ tư, chủ nghĩa xã hội còn được hiểu với ý nghĩa là một chế độ xã hội nơi mà giai cấp công nhân và nhân dân lao động hoạt động, xây dựng trên thực tế dưới sự lãnh đạo của Đảng mà đội tiên phong là giai cấp công nhân và nhân dân lao động

khai-niem-chu-nghia-xa-hoi-la-gi
Khái niệm Chủ nghĩa xã hội là gì? (Ảnh minh họa)

2. Chủ nghĩa xã hội mang lại những giá trị gì?

Chủ nghĩa xã hội là một chế độ đề cao những giá trị cơ bản của bình đẳng, công bằng và đoàn kết. Bên cạnh sự đảm bảo cho một xã hội văn minh và nề nếp. Các trật tự được đặt ra và luật pháp là phương tiện điều phối chính. Từ đó tạo nên những chính sách có ý nghĩa thiết thực, phù hợp, vì lợi ích chung của dân tộc.

Chủ nghĩa xã hội luôn đề cao mối quan hệ chặt chẽ giữa các phong trào xã hội thiết thực và phê phán xã hội lý thuyết. Tức là những giá trị cần thiết phải được phản ánh là giá trị rút ra cho cộng đồng. Có thể là đem lại những bù đắp cho sự công bằng. Tuy nhiên, nó phải được vận dụng đúng đắn vào thực tiễn.

Chủ nghĩa xã hội theo đuổi mục tiêu nhằm hòa hợp, tạo nên một trật tự xã hội và kinh tế công bằng xã hội. Đấy chính là các lý tưởng thực tế. Việc thâu tóm quyền lực không xảy ra như chủ nghĩa tư bản. Việc nhà nước quản lý xã hội thông qua Hiến pháp và pháp luật.

Chủ nghĩa xã hội mang đến sự công bằng và thay thế cho tiếng nói chung của cả cộng đồng. Đây là chủ nghĩa với những lý tưởng cần thiết cho nhân loại. Khi con người cần được đối xử bình đẳng, công bằng. Ai sinh ra cũng đếu xứng đáng được thừa hưởng các quyền lợi này.

chu-nghia-xa-hoi-mang-den-nhung-gia-tri-tot-dep-cho-con-nguoi
Chủ nghĩa xã hội mang đến những giá trị tốt đẹp cho con người (Ảnh minh họa)

3. Đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội

Để hiểu hơn về chủ nghĩa xã hội, bạn đọc có thể tham khảo thêm những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội như sau:

3.1 Về văn hoá - tư tưởng

Trong chế độ xã hội chủ nghĩa, các giá trị văn hóa được đề cao, những tinh hoa văn hóa của nhân loại được đúc kết. Bên cạnh các truyền thống bản sắc văn hóa dân tộc được kế thừa và phát huy, nó mang đến những nét riêng biệt độc đáo, đáng được tôn vinh và trân trọng.

Phát triển văn hóa mang đến những nhận thức tiến bộ tích cực hơn cho con người và văn hóa ứng xử trong xã hội. Khi đó, với tính chất đảm bảo cho các quyền lợi cơ bản của con người được tôn trọng, đồng thời các văn hóa xấu độc, tư tưởng lệch lạc, tha hóa được bài trừ.

Chủ nghĩa xã hội với các tư tưởng tiến bộ và phù hợp, đảm bảo cho nhu cầu của con người trong quá trình phát triển toàn diện về mọi mặt. Nâng cao chất lượng của đội ngũ công nhân, đào tạo chuyên môn kỹ thuật cho người lao động. Từ đó trở thành nhiệm vụ cấp bách và có ý nghĩa đột phá để xây dựng chủ nghĩa xã hội.

3.2 Về chính trị - xã hội

Xã hội xã hội chủ nghĩa là một xã hội của sự dân chủ, với tính chất đặc trưng về quyền làm chủ của nhân dân. Nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước của nhân dân, do dân và vì dân, vừa mang bản chất của giai cấp công nhân, vừa mang tính nhân dân rộng rãi. Đảm bảo lợi ích cho cộng đồng, đảm bảo ổn định, trật tự  xã hội.

Xã hội xã hội chủ nghĩa là một xã hội với quyền lực cao nhất thuộc về giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Chế độ chính trị mang đến sự phục vụ của lực lượng lãnh đạo. Trước hết đó là công cụ để bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân. Nhà nước xã hội chủ nghĩa còn nêu cao tính nhân dân rộng rãi.

3.3 Về quan hệ dân tộc

Trong khi các bản sắc văn hóa tốt đẹp được tôn trọng, các đảm bảo đối với sự tôn trọng được thể hiện. Xã hội xã hội chủ nghĩa còn là một xã hội bảo đảm công bằng, bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc với nhau. Bảo đảm đồng đều các lợi ích và thúc đẩy cho phát triển cùng nhau vì nhu cầu nâng cao chất lượng đời sống.

3.4 Về quan hệ quốc tế

Quan hệ quốc tế là nhu cầu tất yếu luôn được đề cao của các quốc gia, dân tộc. Quan hệ giữa các dân tộc và quốc tế với nhau được giải quyết trên cơ sở sự kết hợp của chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong sáng của giai cấp công nhân.

Chủ nghĩa quốc tế vừa thể hiện những nét riêng biệt, độc đáo, vừa có sự hòa nhập giữa các quốc gia dân tộc, giúp nhanh chóng tiếp cận và phát triển bản thân trên thị trường quốc tế. Tạo ra những giá trị lớn hơn đối với lợi thế và tinh thần quốc gia dân tộc.

Nhung-dac-trung-co-ban-cua-chu-nghia-xa-hoi
Những đặc trưng cơ bản của Chủ nghĩa xã hội (Ảnh minh họa)

4. Vì sao Việt Nam lựa chọn con đường chủ nghĩa xã hội?

Có thể khẳng định rằng, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là con đường đúng đắn nhất mà Đảng ta và chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn. Bởi vì một số lí do sau:

Một là, xuất phát từ đặc điểm tình hình gắn với quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay. Các chủ trương, chính sách đổi mới của Đảng đã mang lại kết quả rõ rệt, tình hình kinh tế và đời sống nhân dân dần được cải thiện, phát huy tinh thần dân chủ, lòng tin của nhân dân vào công cuộc đổi mới tăng lên...

Hai là, chỉ có chủ nghĩa xã hội - chủ nghĩa cộng sản với các hình thức đấu tranh dân tộc do giai cấp công nhân lãnh đạo mới có thể giải phóng được dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người khỏi sự áp bức bóc lột, đô hộ của thực dân.

Nhờ có chủ nghĩa xã hội mới xóa bỏ triệt để được chế độ chiếm hữu tư nhân của chế độ tư bản về tư liệu sản xuất, là nguồn gốc sinh ra tình trạng người bóc lột người, xác lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, cơ sở kinh tế để đảm bảo cho nhân dân lao động thực hiện quá trình sản xuất

Chủ nghĩa xã hội giúp nhân dân thoát khỏi đói nghèo, hướng tới một cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh hơn, tạo điều kiện giải phóng và phát triển con người một cách toàn diện.

Ba là, dân tộc Việt Nam là một dân tộc yêu chuộng hòa bình, ước mơ giải phóng dân tộc, khát khao về một xã hội công bằng tốt đẹp, dân ta phải đấu tranh với kẻ thù. Độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết nhất để thực hiện chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa xã hội là cơ sở đảm bảo vững chắc cho độc lập dân tộc.

viet-nam-lua-chon-con-duong-di-len-chu-nghia-xa-hoi-la-con-duong-dung-dan-nhat
Việt Nam lựa chọn con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội là con đường đúng đắn nhất (Ảnh minh họa)

Trên đây là những thông tin chia sẻ một số kiến thức về Chủ nghĩa xã hội là gì? Vì sao Việt Nam lựa chọn chủ nghĩa xã hội? Hi vọng với bài viết này, bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về chế độ chính trị và con đường mà Đảng ta đã lựa chọn. Mọi vấn đề còn vướng mắc vui lòng liên hệ 19006192 để được Luatvietnam hỗ trợ, giải đáp cụ thể.

Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Kinh tế tri thức là gì? Vai trò của kinh tế tri thức

Kinh tế tri thức là gì? Vai trò của kinh tế tri thức

Kinh tế tri thức là gì? Vai trò của kinh tế tri thức

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, tri thức là yếu tố quan trọng giúp cho kinh tế ngày một phát triển, các quốc gia đang cố gắng vận dụng kinh tế tri thức để khẳng định vị thế của mình. Vậy Kinh tế tri thức là gì và nó có vai trò như thế nào đối với sự phát triển kinh tế, bài viết này sẽ giải đáp cho bạn.

Học luật kinh tế ra làm gì? Mức lương ngành luật kinh tế hiện nay

Học luật kinh tế ra làm gì? Mức lương ngành luật kinh tế hiện nay

Học luật kinh tế ra làm gì? Mức lương ngành luật kinh tế hiện nay

Một trong những ngành học được các bạn sinh viên quan tâm nhiều nhất chính là ngành Luật kinh tế, đặc biệt là trong giai đoạn kinh tế phát triển, nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp tăng cao. Vậy Học luật kinh tế ra làm gì và mức lương của ngành này hiện nay như thế nào, bài viết dưới đây sẽ chỉ ra giúp bạn.