Chống đối cảnh sát giao thông, bị xử lý thế nào?

Việc chống người thi hành công vụ khi tham gia giao thông là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng nhưng lại có xu hướng gia tăng thời gian gần đây. Vậy, trường hợp chống đối cảnh sát giao thông, bị xử lý thế nào?

1. Thế nào là chống người thi hành công vụ giao thông?

Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 208/2013/NĐ-CP, người thi hành công vụ gồm cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân được cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật. Những người này được pháp luật bảo vệ nhằm phục vụ lợi ích của Nhà nước, nhân dân và xã hội, trong đó có lực lượng cảnh sát giao thông.

Cũng theo Điều 3 Nghị định này, hành vi chống người thi hành công vụ được hiểu là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc không chấp hành hiệu lệnh, yêu cầu của người thi hành công vụ hoặc có hành vi khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc ép buộc người thi hành công vụ không thực hiện nhiệm vụ được giao.

Căn cứ theo các quy định nêu trên, có thể hiểu chống người thi hành công vụ giao thông là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc không chấp hành hiệu lệnh, yêu cầu của cảnh sát giao thông.

Ví dụ, phát hiện dấu hiệu vi phạm an toàn giao thông, tổ công tác yêu cầu anh A dừng xe để xử lý vi phạm. Tuy nhiên, anh A không chấp hành hiệu lệnh dừng xe mà còn có lời lẽ, hành vi chống đối người thi hành công vụ, thậm chí còn vung dao dọa và chém xuống yên xe, cầm dao chỉ về phía các cảnh sát giao thông để đe dọa.

chong nguoi thi hanh cong vu khi tham gia giao thong
Chống người thi hành công vụ khi tham gia giao thông (Ảnh minh họa)

2. Chống người thi hành công vụ khi tham gia giao thông đi tù bao nhiêu năm?

Theo quy định tại Điều 330 Bộ luật Hình sự 2015, người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác nhằm mục đích dưới đây có thể bị xử lý về Tội chống người thi hành công vụ:

- Cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ; hoặc

- Ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật.

Trong đó, mức phạt với tội này được quy định như sau:

- Khung 01:

Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng - 03 năm;

-  Khung 02:

Phạt tù từ 02 - 07 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

+ Có tổ chức;

+ Phạm tội 02 lần trở lên;

+ Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội;

+ Gây thiệt hại về tài sản từ 50 triệu đồng trở lên;

+ Tái phạm nguy hiểm.

3. Chống người thi hành công vụ khi tham gia giao thông bị phạt bao nhiêu?

Trường hợp chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, hành vi chống người thi hành công vụ khi tham gia giao thôn bị xử phạt vi phạm hành chính. Cụ thể, tại Điều 21 Nghị định 144/2021 quy định:

STT

Hành vi

Mức phạt

Môi giới, giúp sức cho cá nhân, tổ chức vi phạm trốn tránh việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ.

Từ 01 - 04 triệu đồng

-

- Cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát hoặc nhiệm vụ khác của người thi hành công vụ;

- Có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ;

- Tổ chức, xúi giục, giúp sức, lôi kéo hoặc kích động người khác không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ.

Từ 04 - 06 triệu đồng

- Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực chống người thi hành công vụ;

- Gây thiệt hại về tài sản, phương tiện của cơ quan nhà nước, của người thi hành công vụ;

Từ 06 - 08 triệu đồng.

4. Mức phạt lỗi không chấp hành hiệu lệnh của cảnh sát giao thông thế nào?

Người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ, hiệu lệnh của người điều khiển giao thông. Trường hợp không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của người hướng dẫn, hiệu lệnh của người kiểm soát giao thông hoặc người điều khiển giao sẽ bị xử phạt vi phạm theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021như sau:

Phương tiện

Lỗi vi phạm

Mức phạt

Ô tô và các loại xe tương tự ô tô

Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông

04 - 06 triệu đồng

Điều khiển xe đánh võng, lạng lách, chạy quá tốc độ, dùng chân điều khiển vô lăng khi xe đang di chuyển mà không chấp hành theo hiệu lệnh của người thi hành công vụ hoặc gây tai nạn giao thông

18 - 20 triệu đồng

Xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy

Không chấp hành hướng dẫn, hiệu lệnh của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông

800.000 - 01 triệu đồng

Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn, chất ma túy của người thi hành công vụ

06 - 08 triệu đồng

Máy kéo, xe máy chuyên dùng

Không chấp hành hiệu lệnh hoặc hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông

02 - 03 triệu đồng

Xe đạp, xe đạp điện, xe thô sơ

Không chấp hành hiệu lệnh hoặc hướng dẫn của người điều khiển giao thông

100 - 200.000 đồng

Trên đây là mức phạt hành vi chống người thi hành công vụ khi tham gia giao thông. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đưa người xuất, nhập cảnh trái phép bị xử lý thế nào?

Đưa người xuất, nhập cảnh trái phép bị xử lý thế nào?

Đưa người xuất, nhập cảnh trái phép bị xử lý thế nào?

Cùng với nhu cầu mở rộng thị trường lao động quốc tế, hoạt động tổ chức, môi giới xuất, nhập cảnh cũng ngày phát triển. Thế nhưng, thực tế nhiều người lợi dụng điều này để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật. Vậy, Tội môi giới xuất nhập cảnh trái phép sẽ bị xử lý thế nào?