Chống người thi hành công vụ gây thương tích, bị xử lý thế nào?

Chống người thi hành công vụ gây thương tích hiện nay không còn hiếm gặp, nhất là trong các vụ cưỡng chế đất đai hay quản lý trật tự an toàn giao thông… Vậy, hành vi chống người thi hành công vụ gây thương tích bị xử lý thế nào?

Chống người thi hành công vụ, phạt tù bao nhiêu năm?

Chống người thi công vụ là việc thực hiện các hành vi sau đây nhằm cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc ép buộc người thi hành công vụ không thực hiện nhiệm vụ được giao:

- Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực; hoặc

- Không chấp hành hiệu lệnh, yêu cầu của người thi hành công vụ; hoặc

- Các hành vi khác.

Theo đó, người thi hành công vụ ở đây gồm: Cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân được cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật.

Theo quy định tại Điều 330 Bộ luật Hình sự 2015 thì người nào có hành vi sau nhằm cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật có thể bị xử lý về Tội chống người thi hành công vụ:

- Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực; hoặc

- Dùng các thủ đoạn khác.

Trong đó, mức phạt thấp nhất với Tội này là phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng - 03 năm.

Mức phạt cao nhất là phạt tù từ 02 - 07 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

- Có tổ chức;

- Phạm tội 02 lần trở lên;

- Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội;

- Gây thiệt hại về tài sản 50 triệu đồng trở lên;

- Tái phạm nguy hiểm.

Như vậy, người có hành vi chống người thi hành công vụ có thể bị phạt tù đến 07 năm.

chong nguoi thi hanh cong vu gay thuong tich
Chống người thi hành công vụ gây thương tích, bị xử lý thế nào? (Ảnh minh họa)

Chống người thi hành công vụ gây thương tích bị xử lý thế nào?

Có không ít trường hợp người vi phạm sử dụng vũ lực gây ra thương tích cho người thi hành công vụ, mặc khác, hiện nay Điều 330 Bộ luật Hình sự 2015 về Tội chống người thi hành công vụ lại mới chỉ quy định về mức phạt tù với hành vi chống người thi hành công vụ gây thiệt hại về tài sản. Vậy, với trường hợp gây thiệt hại về sức khỏe thì xử lý thế nào?

Về vấn đề này, trường hợp gây thương tích với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân được quy định tại điểm k khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017.

Cụ thể, nếu gây thương tích cho người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

Theo đó, mức phạt đối với hành vi chống người thi hành công vụ gây thương tích như sau (Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017).

- Khung 01:

Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

- Khung 02:

Phạt tù từ 02 - 06 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% - 60%;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% - 30%;
  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Tái phạm nguy hiểm;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% - 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều 134 Bộ Luật này.

- Khung 03:

Phạt tù từ 05 - 10 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% - 60%;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% - 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% - 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.

- Khung 04:

Phạt tù từ 07 - 14 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

  • Làm chết người;
  • Gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% - 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.

- Khung 05:

Phạt tù từ 12 - 20 năm hoặc tù chung thân nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

  • Làm chết 02 người trở lên;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
Trên đây là giải đáp về Chống người thi hành công vụ gây thương tích, bị xử lý thế nào? Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Trong thời đại hội nhập quốc tế, việc thông thạo tiếng Anh không chỉ là một kỹ năng quan trọng mà còn là lợi thế cạnh tranh để vươn xa hơn trong học tập và sự nghiệp. Trong số các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, IELTS (International English Language Testing System) nổi bật như một tiêu chuẩn vàng được công nhận toàn cầu.

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Thông tư 50/2024/TT-NHNN đã bổ sung một số quy định mới nhằm tăng cường bảo mật, phòng ngừa các sự cố thông tin xảy ra. Vậy, doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Phân tích Luật sửa đổi, bổ sung Luật Sở hữu trí tuệ 2022

Phân tích Luật sửa đổi, bổ sung Luật Sở hữu trí tuệ 2022

Phân tích Luật sửa đổi, bổ sung Luật Sở hữu trí tuệ 2022

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ số 07/2022/QH15 (sau đây gọi là Luật) được thông qua ngày 16/6/2022. Với hơn 100 điều được sửa đổi, bổ sung, Luật đã điều chỉnh toàn diện nhiều nội dung liên quan đến quyền tác giả, đăng ký nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp…