Người khác mượn xe đi cướp tài sản, chủ xe có phạm tội không?

Mượn xe của bạn để đi cướp tài sản không phải là trường hợp hiếm gặp. Vậy, khi đó chủ xe có phải chịu trách nhiệm gì không? Đây cũng là vấn đề mà nhiều người còn thắc mắc.

1. Cho bạn mượn xe đi cướp tài sản, có phạm tội không?

Cướp tài sản là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản. Để thực hiện hành vi cướp tài sản, các đối tượng này thường phải có phương tiện đi lại, dụng cụ hỗ trợ đe dọa…

Trong đó, nhiều trường hợp xe dùng để đi cướp tài sản là mượn từ người khác, để xác định chủ xe có phải chịu trách nhiệm gì hay không cần xem xét theo hai trường hợp dưới đây:

- Trường hợp 01: Người cho mượn xe biết rõ mục đích mượn xe để thực hiện hành vi cướp tài sản

Với trường hợp này, người cho mượn xe có thể được xác định là đồng phạm trong vụ cướp tài sản với vai trò là người giúp sức. Theo khoản 3 Điều 17 Bộ luật Hình sự 2015, người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.

Theo đó, người này sẽ tạo những điều kiện về tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm như: Cung cấp tiền bạc, công cụ, phương tiện, khắc phục những trở ngại… để người thực hành thực hiện tội phạm dễ dàng, thuận lợi hơn.

Như vậy, người đã biết rõ mục đích của việc mượn xe mà vẫn cho người phạm tội mượn xe hoặc chủ động cho mượn xe để thực hiện hành vi phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cướp tài sản.

Việc quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm được nêu tại Điều 58 Bộ luật Hình sự như sau:

Khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm, Tòa án phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm.

Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự thuộc người đồng phạm nào, thì chỉ áp dụng đối với người đó.”

Đồng thời, theo khoản 2 Điều 54 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017 thì Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật đối với người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm, nhưng có vai trò không đáng kể.

- Trường hợp 02: Cho mượn xe nhưng không biết người mượn sử dụng vào mục đích nào

Trường hợp này, người cho mượn được xác định là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án cướp tài sản. Do vậy, người cho mượn xe sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự như trường hợp thứ nhất.

Khi cơ quan công an điều tra triệu tập với vai trò là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, người cho mượn xe cần phải nêu rõ hành vi của mình và chứng minh được việc bản thân không biết mục đích mượn xe là để thực hiện hành vi cướp tài sản.

Cho bạn mượn xe để cướp tài sản, có phạm tội không? (Ảnh minh họa)

2. Xe dùng để cướp tài sản có bị tịch thu không?

Xe dùng làm phương tiện cướp tài sản được xác định là tang vật liên quan đến tội phạm và có thể bị tịch thu. Cụ thể, theo Điều 47 Bộ luật Hình sự về tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm như sau:

2. Đối với vật, tiền bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép, thì không tịch thu mà trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp.

3. Vật, tiền là tài sản của người khác, nếu người này có lỗi trong việc để cho người phạm tội sử dụng vào việc thực hiện tội phạm, thì có thể bị tịch thu.

Như vậy, căn cứ theo quy định trên, nếu người cho mượn xe chứng minh được việc không biết mục đích mượn xe để đi cướp, thì xe trong trường hợp này sẽ không bị tịch thu.

Ngược lại, nếu biết rõ mục đích mượn xe để đi cướp mà vẫn cho mượn thì xe có thể bị tịch thu và người cho mượn còn phải chịu trách nhiệm hình sự.

Trên đây là giải đáp về cho bạn mượn xe để cướp tài sản, có phạm tội không? Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ.

>> Cướp tài sản không thành, có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Trò chơi điện tử trên mạng đang trở nên ngày càng thịnh hành đối với mọi lứa tuổi. Do đó, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã ban hành các quy định dành riêng cho việc cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4 trên mạng cùng với mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4.

Làm thế nào để được cung cấp trò chơi điện tử G1?

Để đảm bảo cho việc cung cấp và sử dụng các trò chơi điện tử trên mạng được an toàn cho người dùng, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã quy định chặt chẽ hơn các nội dung liên quan đến hoạt động này. Vậy làm thế nào để được cung cấp trò chơi điện tử G1 trên mạng?

Mẫu đơn đề nghị cung cấp dịch vụ mạng xã hội

Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã được ban hành ngày 09/11/2024. Trong đó, đáng chú ý là các quy định chi tiết về cung cấp dịch vụ mạng xã hội. Vậy để đề nghị cung cấp dịch vụ mạng xã hội, doanh nghiệp phải sử dụng mẫu đơn nào?

Điều kiện cung cấp dịch vụ mạng xã hội là gì?

Mạng xã hội là trang mạng điện tử rất phổ biến hiện nay. Vậy điều kiện để được cung cấp dịch vụ mạng xã hội là gì và những quy định nào doanh nghiệp cần biết khi cung cấp dịch vụ mạng xã hội?