Chính sách hỗ trợ chăn nuôi tại Nghị định 106: Ai được hưởng, mức hỗ trợ bao nhiêu?

Nhiều chính sách phát triển hỗ trợ chăn nuôi quy định tại Nghị định 106/2024/NĐ-CP chính thức được áp dụng từ 20/9/2024 là tin vui đối với người dân. Cụ thể đó là những chính sách nào?

1. Chính sách hỗ trợ sản xuất, chế biến nguyên liệu để sản xuất thức ăn chăn nuôi

Được quy định tại Điều 5 Nghị định 106 về chăn nuôi. Theo đó về quy mô dự án, chi phí, điều kiện hỗ trợ mà tổ chức, cá nhân, tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, doanh nghiệp có dự án đầu tư cơ sở sản xuất, chế biến, bảo quản và tiêu thụ nguyên liệu trong nước để sản xuất thức ăn chăn nuôi và có chăn nuôi trang trại được như sau:

STT

Dự án, quy mô dự án

Mức chi phí hỗ trợ

Điều kiện hỗ trợ

1

Xây dựng vùng trồng cây nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật gồm đường trục chính nội đồng, thủy lợi, hệ thống tưới tiêu

Không quá 50% tổng chi phí thực hiện dự án, tối đa không quá 05 tỷ đồng/dự án.

- Địa điểm sản xuất phù hợp với quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Dự án đầu tư được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư và nghiệm thu kết quả.

2

Mua vật tư, thiết bị thu gom, đóng gói, vận chuyển, sơ chế, chế biến… làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi với dự án có tổng công suất sản xuất thiết kế đạt tối thiểu 100.000 tấn/năm

Không quá 50% tổng chi phí thực hiện dự án, tối đa không quá 01 tỷ đồng/dự án.

Dự án đầu tư được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư và nghiệm thu kết quả.

3

Mua thiết bị từ nước ngoài để sản xuất nguyên liệu đơn làm thức ăn bổ sung trong nước đối với dự án có công suất sản xuất thiết kế tối thiểu 30 tấn/năm

Không quá 50% tổng chi phí thực hiện dự án, tối đa không quá 02 tỷ đồng/dự án

- Đáp ứng điều kiện về cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi theo quy định tại Điều 38 Luật Chăn nuôi, số 32/2018/QH14, các văn bản hướng dẫn Luật Chăn nuôi và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

- Dự án đầu tư được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư và nghiệm thu kết quả.

4

Kinh phí mua bản quyền công nghệ từ nước ngoài để sản xuất nguyên liệu đơn làm thức ăn bổ sung trong nước với dự án có công suất sản xuất thiết kế tối thiểu 30 tấn/năm

Không quá 50% tổng chi phí thực hiện dự án, tối đa không quá 02 tỷ đồng/dự án

Đáp ứng điều kiện về cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi theo quy định tại Điều 38 Luật Chăn nuôi, các văn bản hướng dẫn Luật Chăn nuôi và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

5

Mua bồn bảo quản thức ăn chăn nuôi dạng hàng rời tại trang trại chăn nuôi quy mô vừa và lớn

Không quá 50% tổng chi phí thực hiện dự án, tối đa không quá 100 triệu đồng/dự án

Đáp ứng điều kiện cơ sở chăn nuôi theo quy định tại Điều 55 Luật Chăn nuôi, các văn bản hướng dẫn Luật Chăn nuôi và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan

6

Mua giống cây trồng làm cây thức ăn chăn nuôi đối với dự án có diện tích đất trồng tối thiểu 10 ha/dự án

Không quá 50% tổng chi phí thực hiện dự án, tối đa không quá 200 triệu đồng/dự án

Ngoài ra, tất cả các trường hợp được hỗ trợ đều phải có hóa đơn, chứng từ liên quan đến các khoản mục chi phí thực hiện.

Nhiều chính sách phát triển hỗ trợ chăn nuôi có hiệu lực từ 20/9/2024
Nhiều chính sách phát triển hỗ trợ chăn nuôi có hiệu lực từ 20/9/2024 (Ảnh minh họa)

2. Chính sách hỗ trợ phát triển thị trường sản phẩm chăn nuôi

Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 106/2024/NĐ-CP thì tổ chức, cá nhân thực hiện dự án phát triển thị trường sản phẩm chăn nuôi như sau:

STT

Dự án, quy mô dự án

Mức chi phí hỗ trợ

Điều kiện hỗ trợ

1

Xây dựng kho lạnh bảo quản sản phẩm thịt gia súc, gia cầm

Hỗ trợ đầu tư không quá 50% tổng chi phí; tối đa không quá 03 tỷ đồng/kho lạnh

- Phát triển thị trường sản phẩm chăn nuôi phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

- Dự án đầu tư được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư và nghiệm thu kết quả

2

Quảng bá thương hiệu sản phẩm

Hỗ trợ không quá 30% tổng chi phí; tối đa không quá 01 tỷ đồng/dự án

Phát triển thị trường sản phẩm chăn nuôi phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

3

Đào tạo xây dựng chiến lược phát triển thị trường sản phẩm chăn nuôi

Hỗ trợ không quá 30% tổng chi phí; tối đa không quá 100 triệu đồng/dự án

Ngoài ra, tất cả các trường hợp được hỗ trợ đều phải có hóa đơn, chứng từ liên quan đến các khoản mục chi phí thực hiện

3. Chính sách hỗ trợ di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi

Theo Điều 7 Nghị định 106 thì tổ chức, cá nhân có cơ sở chăn nuôi được xây dựng và hoạt động trước ngày Luật Chăn nuôi có hiệu lực thi hành (01/01/2020) và đang hoạt động tại khu vực không được phép chăn nuôi được hỗ trợ di dời đến địa điểm mới phù hợp hoặc ngừng hoạt động và chuyển đổi ngành nghề được hỗ trợ như sau:

STT

Dự án, quy mô dự án

Mức chi phí hỗ trợ

Điều kiện hỗ trợ

1

Xây dựng cơ sở chăn nuôi cho những đối tượng di dời

Hỗ trợ bố trí quỹ đất căn cứ Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh về chính sách hỗ trợ di dời.

Cơ sở chăn nuôi được xây dựng và hoạt động trước ngày 01/01/2020 và đang hoạt động trong khu vực không được phép chăn nuôi thuộc diện phải di dời theo quy định hiện hành.

2

Mua sắm thiết bị công trình và thiết bị công nghệ chăn nuôi theo diện tích chuồng trại hiện có của cơ sở chăn nuôi thuộc đối tượng phải di dời

Hỗ trợ không quá 50% chi phí; tối đa không quá 10 tỷ đồng/cơ sở

Cơ sở chăn nuôi được xây dựng và hoạt động trước ngày 01/01/2020 và đang hoạt động trong khu vực không được phép chăn nuôi thuộc diện phải di dời theo quy định hiện hành.

Người được đào tạo, tập huấn để chuyển đổi từ chăn nuôi sang các nghề khác phải có chứng chỉ hoàn thành khóa đào tạo do cơ sở đào tạo cấp và cam kết thực hiện nghề đã được đào tạo chuyển đổi ít nhất 05 năm sau khi được nhận hỗ trợ

3

Di dời vật nuôi đến địa điểm mới phù hợp

Hỗ trợ không quá 50% chi phí; tối đa không quá 03 tháng lương cơ bản/người

4

Đào tạo, tập huấn để chuyển đổi từ chăn nuôi sang các nghề khác

Hỗ trợ 100% chi phí; tối đa không quá 03 tháng lương cơ bản/người

Việc hỗ trợ đối với trương hợp (2), (3), (4) được thực hiện sau khi cơ sở chăn nuôi đã hoàn thành việc di dời ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi hoặc ngừng hoạt động, chuyển đổi ngành nghề có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã.

Trên đây là thông tin về chính sách phát triển hỗ trợ chăn nuôi.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Trong thời đại hội nhập quốc tế, việc thông thạo tiếng Anh không chỉ là một kỹ năng quan trọng mà còn là lợi thế cạnh tranh để vươn xa hơn trong học tập và sự nghiệp. Trong số các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, IELTS (International English Language Testing System) nổi bật như một tiêu chuẩn vàng được công nhận toàn cầu.

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Thông tư 50/2024/TT-NHNN đã bổ sung một số quy định mới nhằm tăng cường bảo mật, phòng ngừa các sự cố thông tin xảy ra. Vậy, doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Khách vay cần điều kiện gì để được cấp tín dụng vượt giới hạn?

Khách vay cần điều kiện gì để được cấp tín dụng vượt giới hạn?

Khách vay cần điều kiện gì để được cấp tín dụng vượt giới hạn?

Theo Quyết định mới nhất của Thủ tướng Chính phủ, khách vay có thể được cấp tín dụng vượt giới hạn nếu đáp ứng được các điều kiện nhất định. Hãy theo dõi bài viết để biết khách vay cần điều kiện gì để được cấp tín dụng vượt giới hạn?