- 1. Thanh toán liên ngân hàng từ 500 triệu phải dùng dịch vụ thanh toán giá trị cao
- 2. Bổ sung nguyên tắc mua, bán trái phiếu doanh nghiệp
- 3. Sửa đổi quy định về giới hạn cho vay của quỹ tín dụng nhân dân
- 4. Xây dựng lộ trình tuân thủ về giới hạn góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng
- 5. Phân loại nợ của tổ chức tài chính vi mô
- 6. Sửa đổi quy định về đầu tư gián tiếp ra nước ngoài
- 7. Điều kiện thành lập chi nhánh ở trong nước của ngân hàng thương mại
- 8. Phân loại nợ trong tổ chức tín dụng là hợp tác xã
1. Thanh toán liên ngân hàng từ 500 triệu phải dùng dịch vụ thanh toán giá trị cao
Điều 10 Thông tư 08/2024/TT-NHNN quy định về sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia từ ngày 15/8/2024 như sau:
- Lệnh thanh toán bằng đồng Việt Nam có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên phải sử dụng dịch vụ thanh toán giá trị cao.
- Lệnh thanh toán bằng đồng Việt Nam có giá trị nhỏ hơn 500 triệu đồng có thể sử dụng dịch vụ thanh toán giá trị cao hoặc dịch vụ thanh toán giá trị thấp.
- Lệnh thanh toán bằng ngoại tệ phải sử dụng dịch vụ thanh toán ngoại tệ.
2. Bổ sung nguyên tắc mua, bán trái phiếu doanh nghiệp
Từ ngày 12/8/2024, Thông tư 11/2024/TT-NHNN bổ sung thêm 02 nguyên tắc mua, bán trái phiếu doanh nghiệp quy định tại Điều 4 Thông tư 16/2021/TT-NHNN như sau:
- Doanh nghiệp phát hành phải gửi cho tổ chức tín dụng thông tin về người có liên quan theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng trước thời điểm tổ chức tín dụng mua trái phiếu doanh nghiệp.
Người có liên quan của doanh nghiệp phát hành là tổ chức, cá nhân có quan hệ với doanh nghiệp phát hành theo quy định tại khoản 24 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng.
Thông tin về người có liên quan là cá nhân, bao gồm: họ tên; quốc tịch, số hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp đối với người nước ngoài; số định danh cá nhân; mối quan hệ với doanh nghiệp phát hành.
Thông tin về người có liên quan là tổ chức, bao gồm: tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp, số Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ pháp lý tương đương; người đại diện theo pháp luật, mối quan hệ với doanh nghiệp phát hành.”.
- Tổ chức tín dụng phải sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt khi thực hiện thanh toán trong hoạt động mua, bán trái phiếu doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về thanh toán không dùng tiền mặt.
3. Sửa đổi quy định về giới hạn cho vay của quỹ tín dụng nhân dân
Khoản 8 Điều 1 Thông tư 13/2024/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung Điều 8 Thông tư 32/2015/TT-NHNN về hạn chế, giới hạn cho vay từ ngày 12/8/2024 như sau:
Quỹ tín dụng nhân dân căn cứ vốn tự có được xác định tại cuối ngày làm việc gần nhất để xác định:
- Hạn chế cho vay đối với tổ chức, cá nhân theo quy định tại Điều 135 Luật Các tổ chức tín dụng, số 32/2024/QH15:
- Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên đang kiểm toán tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó;
- Kế toán trưởng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó; Chủ tịch, thành viên khác của Hội đồng quản trị, Trưởng ban, thành viên khác của Ban kiểm soát, Giám đốc, Phó giám đốc của quỹ tín dụng nhân dân đó;
- Cổ đông lớn, cổ đông sáng lập của tổ chức tín dụng đó;…
- Giới hạn cho vay đối với một khách hàng, một khách hàng và người có liên quan của khách hàng theo quy định tại Điều 136 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024.
- Từ ngày 01/7/2024 đến trước ngày 01/01/2026: 14% vốn tự có đối với một khách hàng; 23% vốn tự có đối với một khách hàng và người có liên quan của khách hàng đó;
- Từ ngày 01/01/2026 đến trước ngày 01/01/2027: 13% vốn tự có đối với một khách hàng; 21% vốn tự có đối với một khách hàng và người có liên quan của khách hàng đó;
- Từ ngày 01/01/2027 đến trước 01/01/2028: 12% vốn tự có đối với một khách hàng; 19% vốn tự có đối với một khách hàng và người có liên quan của khách hàng đó…
4. Xây dựng lộ trình tuân thủ về giới hạn góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng
Theo Điều 4 Thông tư 16/2024/TT-NHNN, tổ chức tín dụng phối hợp với cổ đông lớn, thành viên góp vốn liên quan đến các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng xây dựng lộ trình tuân thủ các quy định về giới hạn góp vốn, mua cổ phần tại điểm b khoản 5 Điều 137 Luật Các tổ chức tín dụng 2024.
Lộ trình tuân thủ của tổ chức tín dụng phải có tối thiểu các nội dung:
- Danh sách công ty con của tổ chức tín dụng có khoản góp vốn, mua cổ phần;
- Danh sách doanh nghiệp, tổ chức tín dụng;
- Biện pháp áp dụng và các mốc thời gian thực hiện để tuân thủ các quy định về giới hạn góp vốn, mua cổ phần tại điểm a khoản 5 Điều 137 Luật Các tổ chức tín dụng…
5. Phân loại nợ của tổ chức tài chính vi mô
Điều 5 Thông tư 14/2024/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 12/8/2024 phân loại nợ của tổ chức tài chính vi mô theo 05 nhóm như sau:
- Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:
- Các khoản nợ trong hạn;
- Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày.
- Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 10 đến dưới 30 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu.
- Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 30 đến dưới 90 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 30 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu;
- Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo thỏa thuận.
- Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ mất vốn) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 90 đến dưới 180 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 30 đến dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ 02.
- Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 180 ngày trở lên;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ 02;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ 03 trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn.
6. Sửa đổi quy định về đầu tư gián tiếp ra nước ngoài
Thông tư 23/2023/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 12/8/2024 sửa đổi, bổ sung Điều 8 về nguyên tắc thực hiện chương trình thưởng cổ phiếu phát hành ở nước ngoài. Theo đó, việc thực hiện chương trình thưởng cổ phiếu phát hành ở nước ngoài phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
Chương trình thưởng cổ phiếu phát hành ở nước ngoài có đối tượng tham gia là người lao động có quốc tịch Việt Nam chỉ được thực hiện thông qua tổ chức thực hiện chương trình thưởng cổ phiếu.
Ngoại tệ thu được từ cổ tức và các thu nhập hợp pháp khác liên quan đến chương trình thưởng cổ phiếu phát hành ở nước ngoài phải chuyển cho người lao động có quốc tịch Việt Nam thông qua tài khoản thực hiện chương trình quy định tại Điều 12 Thông tư này.
Tuân thủ các quy định về quản lý ngoại hối, nghĩa vụ nộp thuế thu nhập và các quy định khác có liên quan của pháp luật Việt Nam.
So với quy định hiện hành, Thông tư 23/2023/TT-NHNN đã bỏ đi yêu cầu về xác nhận đăng ký của Ngân hàng Nhà nước trước khi thực hiện chương trình thưởng cổ phiếu phát hành ở nước ngoài.
Bên cạnh đó, Thông tư 23/2023/TT-NHNN cũng sửa đổi, bổ sung Điều 9 về hình thức thưởng:
- Thưởng trực tiếp bằng cổ phiếu.
- Các hình thức thưởng cổ phiếu khác ở nước ngoài không phát sinh dòng tiền ra nước ngoài.
Thông tư 23 bổ sung thêm các hình thức thưởng cổ phiếu khác ở nước ngoài không phát sinh dòng tiền ra nước ngoài, trong khi quy định hiện hành chỉ đề cập đến thưởng trực tiếp bằng cổ phiếu và thưởng quyền mua cổ phiếu với các điều kiện ưu đãi.
7. Điều kiện thành lập chi nhánh ở trong nước của ngân hàng thương mại
- Có giá trị thực của vốn điều lệ tại thời điểm 31/12 của năm trước liền kề năm đề nghị không thấp hơn mức vốn pháp định.
- Hoạt động kinh doanh có lãi theo báo cáo tài chính hợp nhất và báo cáo tài chính riêng lẻ được kiểm toán của năm trước liền kề năm đề nghị;
- Tuân thủ các hạn chế để bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng;
- Thực hiện đúng, đầy đủ các quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động theo quy định của pháp luật tại quý trước liền kề thời điểm đề nghị;
- Có tỷ lệ nợ xấu tại thời điểm 31/12 của năm trước liền kề năm đề nghị và tại ngày cuối cùng của tháng liền kề trước thời điểm đề nghị không vượt quá 3% hoặc một tỷ lệ khác theo quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước...
8. Phân loại nợ trong tổ chức tín dụng là hợp tác xã
Theo Điều 9 Thông tư 36/2024/TT-NHNN, tổ chức tín dụng là hợp tác xã thực hiện phân loại nợ (trừ các khoản trả thay theo cam kết ngoại bảng) theo 05 nhóm sau:
- Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn);
- Nhóm 2 (Nợ cần chú ý);
- Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn);
- Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ);
- Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn).
Ít nhất mỗi tháng một lần, trong 07 ngày đầu tiên của tháng, tổ chức tín dụng là hợp tác xã căn cứ quy định để tự thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại bảng đến thời điểm cuối ngày cuối cùng của tháng trước liền kề.
Tổ chức tín dụng là hợp tác xã phải báo cáo kết quả phân loại nợ, cam kết ngoại bảng, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro theo quy định về chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với tổ chức tín dụng là hợp tác xã do Ngân hàng Nhà nước ban hành.
Thông tư 36/2024/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 15/8/2024.
9. Chuẩn mực thẩm định giá bất động sản
Theo đó, chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam quy định và hướng dẫn về thẩm định giá bất động sản khi thẩm định giá theo quy định của pháp luật về giá, không áp dụng đối với trường hợp định giá đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
Trên đây là các chính sách mới về tài chính ngân hàng có hiệu lực tháng 8/2024.