Chính sách mới về tài chính, ngân hàng có hiệu lực tháng 12/2023

LuatVietnam tổng hợp các chính sách mới về tài chính ngân hàng có hiệu lực tháng 12/2023 liên quan trực tiếp đến doanh nghiệp.

1. Nhiều giao dịch từ 400 triệu đồng trở lên phải báo cáo NHNN

Theo Quyết định 11/2023/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, từ ngày 01/12/2023, các đối tượng dưới đây có giao dịch giá trị từ 400 triệu đồng trở lên sẽ phải thực hiện báo cáo với Ngân hàng Nhà nước:

- Tổ chức tài chính được cấp phép thực hiện một hoặc một số hoạt động:

  • Nhận tiền gửi;
  • Cho vay;
  • Cho thuê tài chính;
  • Dịch vụ thanh toán;
  • Dịch vụ trung gian thanh toán;
  • Phát hành công cụ chuyển nhượng, thẻ ngân hàng, lệnh chuyển tiền;
  • Bảo lãnh ngân hàng, cam kết tài chính;
  • Cung ứng dịch vụ ngoại hối, các công cụ tiền tệ trên thị trường tiền tệ;
  • Môi giới chứng khoán; tư vấn đầu tư chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán;
  • Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán; quản lý danh mục đầu tư chứng khoán;
  • Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ;
  • Đổi tiền.

- Cá nhân, tổ chức kinh doanh ngành, nghề phi tài chính thực hiện một hoặc một số hoạt động:

  • Kinh doanh trò chơi có thưởng, bao gồm: trò chơi trên mạng viễn thông, mạng Internet; trò chơi điện tử có thưởng; casino; xổ số; đặt cược;

  • Kinh doanh bất động sản, trừ cho thuê, cho thuê lại bất động sản và dịch vụ tư vấn bất động sản;

  • Kinh doanh kim khí quý, đá quý;

  • Kinh doanh dịch vụ kế toán; cung cấp dịch vụ công chứng; cung cấp dịch vụ pháp lý của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư;

  • Cung cấp dịch vụ giám đốc, thư ký công ty cho bên thứ ba; cung cấp dịch vụ thỏa thuận pháp lý; cung cấp dịch vụ thành lập, quản lý, điều hành doanh nghiệp.

Nhiều chính sách mới về tài chính ngân hàng có hiệu lực tháng 12/2023 (Ảnh minh họa)

2. Sửa đổi chính sách vay vốn đầu tư của Nhà nước

Nghị định 78/2023/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung nhiều quy định tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp khi vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước từ ngày 22/12/2023:

- Doanh nghiệp không cần phải mua bảo hiểm khoản vay; không hạch toán, báo cáo tài chính, kiểm toán hằng năm vẫn được xem xét vay.

- Doanh nghiệp vay vốn có thể được Ngân hàng Phát triển Việt Nam đề nghị cấp tín dụng vượt giới hạn nếu đáp ứng đủ các điều kiện:

  • Đáp ứng đủ điều kiện cấp tín dụng; có hệ số nợ phải trả không quá 03 lần vốn chủ sở hữu; không có nợ xấu trong 03 năm gần nhất liền trước năm đề nghị cấp tín dụng vượt giới hạn.

  • Có nhu cầu vốn để thực hiện dự án có ý nghĩa quan trọng, cấp thiết nhằm thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, phục vụ nhu cầu thiết yếu của đời sống nhân dân, thuộc các ngành, lĩnh vực ưu tiên, khuyến khích hoặc để thực hiện các chương trình, dự án được Quốc hội/Thủ tướng chủ trương đầu tư.

Xem thêm: 6 điểm mới khi vay vốn đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam

3. Quy định mới về vốn góp tại ngân hàng liên doanh

Từ ngày 14/12/2023, Thông tư 13/2023/TT-NHNN bổ sung quy định về điều kiện với đối tác mới là doanh nghiệp không phải ngân hàng khi chuyển nhượng phần vốn góp, mua lại phần vốn góp của ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài:

- Được thành lập theo pháp luật Việt Nam/pháp luật nước ngoài;

- Doanh nghiệp Nhà nước phải được cấp có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản cho phép tham gia góp vốn vào ngân hàng liên doanh theo quy định của pháp luật;

- Trường hợp là doanh nghiệp được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, phải tuân thủ việc góp vốn theo các quy định liên quan của pháp luật...

Ngoài ra, Thông tư 13 còn cho phép doanh nghiệp nước ngoài được góp vốn thành lập ngân hàng liên doanh tại Việt Nam từ 14/12/2023.

Theo đó, ngân hàng liên doanh ở Việt Nam được thành lập bằng vốn góp của Bên Việt Nam (gồm tối thiểu một ngân hàng Việt Nam và tối đa một doanh nghiệp Việt Nam không phải ngân hàng) và Bên nước ngoài (gồm tối thiểu một ngân hàng nước ngoài và tối đa một doanh nghiệp nước ngoài không phải ngân hàng) trên cơ sở hợp đồng liên doanh.

Quy định mới về vốn góp tại ngân hàng liên doanh có hiệu lực từ 14/12/2023 (Ảnh minh họa)

4. Bãi bỏ một số Thông tư về nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)

Thông tư 66/2023/TT-BTC của Bộ Tài chính bãi bỏ toàn bộ 02 Thông tư sau đây từ ngày 14/12/2023:

- Thông tư 219/2009/TT-BTC quy định một số định mức chi tiêu áp dụng cho các dự án/chương trình sử dụng nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA);

- Thông tư 192/2011/TT-BTC sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 219/2009/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 19 tháng 11 năm 2009 quy định một số định mức chi tiêu áp dụng cho các dự án/chương trình sử dụng nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).

Trên đây là Chính sách mới về tài chính ngân hàng có hiệu lực tháng 12/2023. Nếu có thắc mắc, bạn đọc liên hệ 19006192 để được hỗ trợ.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Hộ chiếu gần hết hạn có bay được không?

Hộ chiếu gần hết hạn có bay được không là thắc mắc mà nhiều người đặt ra khi chuẩn bị ra nước ngoài du lịch, lao động, học tập... Nếu quan tâm về vấn đề này, hãy theo dõi bài viết để được giải đáp theo quy định của pháp luật.

Học sinh ở lại lớp khi nào?

Thời điểm đánh giá kết quả học tập của học sinh như hiện nay, nhiều phụ huynh lo lắng quan tâm đến việc học sinh ở lại lớp khi nào. Vậy học sinh ở lại lớp khi nào?

Điểm học sinh giỏi tính như thế nào?

Hiện nay có nhiều bậc phụ huynh quan tâm đến cách tính điểm cho các con đang đi học. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn trả lời cho câu hỏi Điểm học sinh giỏi tính như thế nào?