Chính sách mới về giáo dục có hiệu lực tháng 2/2024

Chính sách mới về giáo dục có hiệu lực tháng 2/2024 - tổng hợp các quy định mới đáng chú ý của Bộ Giáo dục và Đào tạo sắp được áp dụng trong ngành.

1. Không đào tạo đại học từ xa ngành sức khỏe và sư phạm

Quy chế đào tạo từ xa trình độ đại học mới được quy định tại Thông tư 28/2023/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức có hiệu lực từ ngày 12/02/2024.

Theo Điều 5 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 28, cơ sở đào tạo thực hiện chương trình đào tạo từ xa đối với những ngành đã có quyết định mở ngành đào tạo và đã tuyển sinh tối thiểu 03 khoá liên tục theo hình thức chính quy.

Đồng thời, không được đào tạo từ xa đối với các ngành thuộc lĩnh vực sức khoẻ có cấp chứng chỉ hành nghề và nhóm ngành đào tạo giáo viên.

Bên cạnh đó, Điều 3 Quy chế này quy định về chương trình đào tạo từ xa và thời gian học tập như sau:

- Chương trình đào tạo từ xa có kế hoạch học tập chuẩn toàn khóa theo các tiến độ học tập khác nhau để định hướng cho người học, tổng thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khóa không ngắn hơn so với hình thức đào tạo chính quy.

- Đối với người học liên thông đã được miễn trừ khối lượng tín chỉ tích lũy, thời gian tối đa để người học hoàn thành khóa học được xác định trên cơ sở thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khóa giảm tương ứng với khối lượng được miễn trừ.

- Chương trình đào tạo từ xa phải được công khai với người học trước khi tuyển sinh và khi bắt đầu khóa học; những thay đổi, điều chỉnh liên quan đến chương trình đào tạo được thực hiện theo quy định hiện hành và công bố trước khi áp dụng, không gây tác động bất lợi cho người học.

Chính sách mới về giáo dục có hiệu lực tháng 2/2024 (Ảnh minh họa)

2. Trao quyền lựa chọn sách giáo khoa cho các trường

Từ ngày 12/02/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức trao quyền quyết định chọn sách giáo khoa cho các cơ sở giáo dục (trước đây là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) theo quy định tại Thông tư 27/2023/TT-BGDĐT.

Cụ thể tại Điều 4, Bộ Giáo dục quy định hội đồng lựa chọn sách giáo khoa của cơ sở giáo dục do Hiệu trưởng cơ sở giáo dục hoặc Giám đốc trung tâm giáo dục thường xuyên, Giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, người đứng đầu các cơ sở giáo dục thành lập.

Mỗi cơ sở giáo dục thành lập 01 hội đồng lựa chọn sách giáo khoa.

Việc lựa chọn sách giáo khoa dựa trên các nguyên tắc:

- Lựa chọn sách giáo khoa trong danh mục sách giáo khoa đã được Bộ trưởng Bộ Giáo dục phê duyệt để sử dụng ổn định trong cơ sở giáo dục.

- Mỗi khối lớp lựa chọn 01 sách giáo khoa cho mỗi môn học, hoạt động giáo dục được thực hiện ở cơ sở giáo dục.

Việc lựa chọn sách giáo khoa bảo đảm thực hiện dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch, vì quyền lợi của học sinh.

Tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa là phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của địa phương và phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục.

3. Thay đổi Quy chế xét tốt nghiệp THCS

Quy chế xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS) mới ban hành tại Thông tư 31/2023/TT-BGDĐT chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 15/02/2024.

Theo đó, điều kiện xét tốt nghiệp THCS có nhiều điểm mới như:

- Học sinh THCS nghỉ quá 45 buổi vẫn được tốt nghiệp.

Trước đây, để tốt nghiệp THCS thì học sinh không được nghỉ học quá 45 buổi học ở năm học lớp 9 (nghỉ một lần/nhiều lần cộng lại).

- Bỏ xếp loại tốt nghiệp THCS.

Trước đây, kết quả tốt nghiệp của học sinh được xếp loại giỏi, khá, trung bình căn cứ vào hạnh kiểm và học lực.

- Tổ chức xét tốt nghiệp THCS 02 lần/năm.

Theo Điều 3 Thông tư 31, các cơ sở giáo dục thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS được tổ chức xét công nhận tốt nghiệp nhiều nhất 02 lần trong năm có học sinh học hết lớp 9.

Lần xét công nhận tốt nghiệp thứ nhất được thực hiện ngay sau khi kết thúc năm học. Lần xét công nhận tốt nghiệp thứ hai (nếu có) được thực hiện trước khai giảng năm học mới.

Trong khi trước đây, các cơ sở giáo dục thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS chỉ được xét tốt nghiệp 01 lần trong năm.

Quy chế này được áp dụng từ nâm học 2024 - 2025.

Chính sách mới về giáo dục có hiệu lực tháng 2/2024 (Ảnh minh họa)

4. Hướng dẫn về thi đua, khen thưởng ngành giáo dục

Các quy chi tiết về thi đua, khen thưởng đối với ngành Giáo dục quy định tại Thông tư 29/2023/TT-BGDĐT chính thức áp dụng từ ngày 15/02/2024.

Theo đó, Thông tư này quy định về điều kiện đạt các danh hiệu thi đua khen thưởng trong ngành giáo dục như:

- Danh hiệu “Lao động tiên tiến”

- Danh hiệu “Cờ thi đua của Bộ Giáo dục và Đào tạo”

- Danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”

- Danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”

- Danh hiệu “Cờ thi đua của đại học quốc gia”

- Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp giáo dục”

- Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Bằng khen của giám đốc đại học quốc gia

- Giấy khen của thủ trưởng đơn vị có tư cách pháp nhân

Ngoài ra, Bộ Giáo dục cũng quy định cụ thể thẩm quyền đề nghị xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng. Đồng thời hướng dẫn chi hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng trong ngành giáo dục.

Trên đây là các chính sách mới về giáo dục có hiệu lực tháng 2/2024. Nếu có vướng mắc, bạn đọc liên hệ 19006192 để được hỗ trợ.

Tham gia group Zalo của LuatVietnam để cập nhật nhanh nhất các văn bản mới về Giáo dục và Đào tạo: https://zalo.me/g/ffanir693
Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Trò chơi điện tử trên mạng đang trở nên ngày càng thịnh hành đối với mọi lứa tuổi. Do đó, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã ban hành các quy định dành riêng cho việc cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4 trên mạng cùng với mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4.

Làm thế nào để được cung cấp trò chơi điện tử G1?

Để đảm bảo cho việc cung cấp và sử dụng các trò chơi điện tử trên mạng được an toàn cho người dùng, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã quy định chặt chẽ hơn các nội dung liên quan đến hoạt động này. Vậy làm thế nào để được cung cấp trò chơi điện tử G1 trên mạng?

Mẫu đơn đề nghị cung cấp dịch vụ mạng xã hội

Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã được ban hành ngày 09/11/2024. Trong đó, đáng chú ý là các quy định chi tiết về cung cấp dịch vụ mạng xã hội. Vậy để đề nghị cung cấp dịch vụ mạng xã hội, doanh nghiệp phải sử dụng mẫu đơn nào?

Điều kiện cung cấp dịch vụ mạng xã hội là gì?

Mạng xã hội là trang mạng điện tử rất phổ biến hiện nay. Vậy điều kiện để được cung cấp dịch vụ mạng xã hội là gì và những quy định nào doanh nghiệp cần biết khi cung cấp dịch vụ mạng xã hội?