Chiều cao lắp đặt biển báo an toàn được quy định thế nào? 2024

Biển báo an toàn là một trong những phương tiện chiếu sáng sự cố và chỉ dẫn thoát nạn cần thiết trong hoạt động phòng cháy chữa cháy. Vậy chiều cao lắp đặt biển báo an toàn hiện nay được quy định thế nào?

1. Chiều cao lắp đặt biển báo an toàn được quy định thế nào? 2024

Chiều cao lắp đặt biển báo an toàn được quy định thế nào? 2024
Chiều cao lắp đặt biển báo an toàn được quy định thế nào? 2024 (Ảnh minh hoạ)

Căn cứ quy định tại tiết 5.2.8 tiểu mục 5.2 mục 5 Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 13456:2022 về Yêu cầu thiết kế, lắp đặt Phòng cháy chữa cháy - Phương tiện chiếu sáng sự cố và chỉ dẫn thoát nạn quy định về chiều cao lắp đặt biển báo an toàn, theo đó:

“5.2.8  Chiều cao lắp đặt biển báo an toàn

Biển báo an toàn (không bao gồm biển báo an toàn tầm thấp) phải lắp đặt ở độ cao từ 2m đến 2,7m so với mặt sàn, hoặc ngay trên cửa nếu cửa có chiều cao lớn hơn 2,7 m. Các khu vực không được bảo vệ chống khói khiến khói tích tụ có thể che khuất thì biển báo an toàn nên được gắn thấp hơn trần nhà tối thiểu 0,5m để tránh bị ngập khói và không được lắp đặt biển báo an toàn được chiếu sáng từ bên ngoài.”

Căn cứ theo nội dung nêu trên, có thể thấy rằng chiều cao lắp đặt biển báo an toàn hiện nay được quy định cụ thể như sau:

- Các biển báo an toàn (không bao gồm biển báo an toàn tầm thấp) đảm bảo phải được lắp đặt ở độ cao từ 2 - 2,7m so với mặt sàn, hoặc được lắp đặt ngay ở trên của mà có chiều cao lớn hơn 2,7m.

- Các khu vực không được bảo vệ chống khói là cho khói bị tích tụ có thể che khuất thì biển báo an toàn cần được lắp đặt tại vị trí thấp hơn trần nhà tối thiểu là 0,5m để tránh bị ngập khói, đồng thời không được lắp đặt biển báo an toàn được chiếu sáng từ bên ngoài vào.

2. Tính chiều cao của biển báo an toàn thế nào?

Căn cứ theo tiết 5.2.7 tiểu mục 5.2 mục 5 Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 13456:2022, cách tính chiều cao của biển báo an toàn được quy định như sau:

Chiều cao của biển báo an toàn phải đảm bảo tương ứng với khoảng cách nhìn. Chiều cao nhỏ nhất của biển báo an toàn được xác định bằng công thức dưới đây:

Chiều cao lắp đặt biển báo an toàn

Trong đó, các thông số được hiểu như sau:

h: Là chiều cao nhỏ nhất của điểm báo an toàn (m);

L: Là khoảng cách quan sát (m);

Z: Là hằng số, trong đó z bằng 100 cho các biển báo an toàn mà được chiếu sáng từ bên ngoài; và z bằng 200 cho các biển báo an toàn mà được chiếu sáng từ bên trong.

Tính chiều cao của biển báo an toàn thế nào?
Tính chiều cao của biển báo an toàn thế nào? (Ảnh minh hoạ)

Chú thích: Việc xác định khoảng cách để quan sát dựa trên thông số kỹ thuật này đòi hỏi tỷ lệ giữa chiều cao của biển báo an toàn so với chiều cao của ký hiệu đảm bảo phải được thực hiện theo quy định của ISO 3864-1.

Như vậy, có thể thấy rằng, chiều cao của biển báo an toàn phải đảm bảo được tính theo công thức nêu trên để tương ứng với khoảng cách nhìn cho mọi người khi có sự cố cháy nổ xảy ra.

3. Cần phải có sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn khi nào?

Căn cứ theo tiết 5.2.9 tiểu mục 5.2 mục 5 Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 13456:2022 quy định về sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn, theo đó, cần phải có sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn trong các trường hợp dưới đây:

- Tại các tầng mà có diện tích lớn hơn 1000m2 hoặc có từ 02 lối ra thoát nạn trở lên thì phải có sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn.

- Trong các phòng nghỉ ngơi của khách sạn, phòng nghỉ của các cơ sở lưu trí, cho thuê phòng ở đảm bảo phải có sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn.

- Sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn gồm có 02 phần, đó là: Phần chỉ dẫn bằng chữ và phần ký hiệu bằng hình học. Sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn phải được niêm yết tại các vị trí để dễ nhận biết và dễ thấy, vị trí mà thường xuyên có người quay lại. Trong đó:

  • Phần ký hiệu hình học phải bao gồm: mặt bằng của tầng; lối ra và chỉ hướng đường thoát nạn; vị trí của sơ đồ tại tầng; cầu thang bộ; vị trí đặt phương tiện và thiết bị phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ.

  • Phần chỉ dẫn bằng chữ bao gồm: nội dung và trình tự để xử lý khi có cháy xảy ra.

- Kích thước của sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn phụ thuộc vào đặc tính và tính chất hoạt động; diện tích của tầng và phòng; phương án thoát nạn nhưng kích thước không được nhỏ hơn:

  • 600x400mm - đối với sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn được lắp đặt tại tầng.

  • 400x300mm - đối với sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn được lắp đặt tại phòng.

- Sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn được gắn sao cho mép bên dưới của sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn nằm ở độ cao 1,5m ± 0,2 m so với mặt sàn.

Trên đây là những thông tin về Chiều cao lắp đặt biển báo an toàn được quy định thế nào? 2024.
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Trò chơi điện tử trên mạng đang trở nên ngày càng thịnh hành đối với mọi lứa tuổi. Do đó, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã ban hành các quy định dành riêng cho việc cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4 trên mạng cùng với mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4.

[Cập nhật] Lịch nghỉ Tết nguyên đán 2025 của học sinh 63 tỉnh, thành

[Cập nhật] Lịch nghỉ Tết nguyên đán 2025 của học sinh 63 tỉnh, thành

[Cập nhật] Lịch nghỉ Tết nguyên đán 2025 của học sinh 63 tỉnh, thành

Việc nắm được Lịch nghỉ Tết của học sinh sẽ giúp các gia đình lên kế hoạch, phương án nghỉ tết phù hợp mà không ảnh hưởng đến việc học của con em mình. Dưới đây là thông tin về lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 của học sinh 63 tỉnh, thành