Phân biệt chiếm giữ trái phép tài sản và công nhiên chiếm đoạt tài sản

Chiếm giữ trái phép tài sản và công nhiên chiếm đoạt tài sản đều là hành vi chiếm đoạt tài sản trái phép, xâm phạm quyền sở hữu tài sản của người khác, tuy nhiên đây là hai hành vi vi phạm khác nhau. Thế nhưng, thực tế lại có không ít người nhầm lẫn giữa hai khái niệm này.

Thế nào là chiếm giữ trái phép tài sản và công nhiên chiếm đoạt tài sản?

Hiện nay tại Bộ luật Hình sự 2015 và các văn bản pháp luật khác có liên quan không quy định cụ thể thế nào là chiếm giữ trái phép tài sản và công nhiên chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, căn cứ hành vi thực tế, có thể hiểu như sau:

- Chiếm giữ trái phép tài sản là hành vi cố tình không trả lại tài sản mà mình có được cho chủ sở hữu/người quản lý hoặc không nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản do mình nhặt được, được giao nhầm… sau khi đã có yêu cầu nhận lại tài sản đó.

Người thực hiện hành vi chiếm giữ trái phép tài sản người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội chiếm giữ trái phép tài sản.

Ví dụ: Do có nhầm lẫn nên shipper có chuyển nhầm cho A một bọc hàng của người khác, người này cũng đã liên hệ với A để xin lại bọc hàng. Tuy nhiên, A đã cố tình lờ đi và không trả lại bọc hàng cho người kia.

- Công nhiên chiếm đoạt tài sản là hành vi lấy tài sản của người khác một cách công khai, trước sự chứng kiến của chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm quản lý tài sản mà không cần dùng đến vũ lực hay đe dọa dùng vũ lực để người quản lý tài sản giao tài sản.

Tương tự, người thực hiện hành vi chiếm giữ trái phép tài sản có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội chiếm giữ trái phép tài sản.

Ví dụ: K đi ngang qua một cửa hàng thấy xe không có người trông coi và vẫn còn chìa khóa nên tiến đến lấy và phóng xe bỏ chạy. Còn C - chủ tài sản dù nhìn thấy toàn bộ hành vi của K nhưng không thể nào chạy đến ngăn cản vì đang bị kẹt trong cửa hàng đông khách.

chiem giu trai phep tai san va cong nhien chiem doat tai san
Phân biệt chiếm giữ trái phép tài sản và công nhiên chiếm đoạt tài sản (Ảnh minh họa)

4 điểm khác biệt giữa Tội chiếm giữ trái phép tài sản và Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản

STT

Tiêu chí

Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản

Tội chiếm giữ trái phép tài sản

1

Căn cứ pháp lý

Điều 172 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017

Điều 176 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017

2

Hành vi phạm tội

Chiếm đoạt tài sản một cách công khai, với thủ đoạn lợi dụng sơ hở của chủ sở hữu/người quản lý tài sản hoặc lợi dụng vào hoàn cảnh khách quan khác như: thiên tai, hoả hoạn, chiến tranh...

Ngoài ra, còn có hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản nhưng được thực hiện sau khi đã hoàn thành xong một tội phạm khác (mục đích ban đầu của người phạm tội là thực hiện tội phạm khác như giết người, hiếp dâm,... sau đó người phạm tội mới phát hiện tài sản của nạn nhân và mong muốn chiếm đoạt tài sản đó)

Khi chủ tài sản/người quản lý tài sản yêu cầu trả lại nhưng người phạm tội:

- Không trả lại tài sản được giao nhầm cho chủ sở hữu tài sản, người quản lý hợp pháp tài sản đó.

- Không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm về tài sản mà mình tìm được, bắt được,…

3

Dấu hiệu lỗi của chủ thể

Tội phạm được thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp.

Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý (gồm cả lỗi cố ý trực tiếp hoặc lỗi cố ý gián tiếp).

4

Khung hình phạt

- Khung 01:

Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng - 03 năm:

Người nào công nhiên chiếm đoạt tài sản trị giá từ 02 - dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 02 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp mà pháp luật quy định.

- Khung 02:

Phạt tù từ 02 - 07 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50 - dưới 200 triệu đồng;

+ Hành hung để tẩu thoát;

+ Tái phạm nguy hiểm;

+ Chiếm đoạt tài sản là hàng cứu trợ;

+ Công nhiên chiếm đoạt tài sản trị giá từ 02 - dưới 50 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại một trong các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.

- Khung 03:

Phạt tù từ 07 - 15 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200 - dưới 500 triệu đồng;

+ Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

- Khung 04:

Phạt tù từ 12 - 20 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên;

- Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

- Khung 01:

Phạt tiền từ 10 - 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng - 02 năm:

Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10 - dưới 200 triệu hoặc dưới 10 triệu đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa bị giao nhầm… sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản.

- Khung 02:

Phạt tù từ 01 - 05 năm nếu chiếm giữ tài sản trị giá 200 triệu đồng trở lên hoặc bảo vật quốc gia.

LuatVietnam vừa chỉ ra những điểm khác biệt giữa chiếm giữ trái phép tài sản và công nhiên chiếm đoạt tài sản. Nếu có thắc mắc liên quan đến lĩnh vực hình sự, bạn đọc liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ.

>> Chiếm giữ trái phép tài sản của người khác: Mức phạt mới nhất 2022

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Trộm cắp tài sản trên 2 triệu, kẻ trộm đối mặt mức án nào?

Trộm cắp tài sản trên 2 triệu, kẻ trộm đối mặt mức án nào?

Trộm cắp tài sản trên 2 triệu, kẻ trộm đối mặt mức án nào?

Thời gian gần đây, trộm cắp tài sản đang có dấu hiệu gia tăng, nhất là trong bối cảnh kinh tế bị ảnh hưởng không nhỏ bởi dịch Covid-19. Trong đó, có nhiều vụ trộm được thực hiện với thủ đoạn vô cùng tinh vi. Vậy, trộm cắp tài sản trên 02 triệu, xử phạt tù bao nhiêu năm?