Chiếm giữ trái phép tài sản dưới 10 triệu, có bị xử lý hình sự không?

Nhận được tiền chuyển khoản nhầm nhưng không chuyển lại hay nhặt được ví tiền rơi nhưng không trả lại đều là những hành vi chiếm giữ trái phép tài sản người khác, người chiếm giữ tài sản thậm chí còn có thể đi tù. Vậy, với trường hợp chiếm giữ tài sản có giá trị dưới 10 triệu, bị xử lý thế nào?

Xử phạt hành chính chiếm giữ trái phép tài sản người khác

Chiếm giữ trái phép tài sản người khác được hiểu là hành vi cố tình không trả lại cho người sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm: Tài sản, di vật, cổ vật bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được sau khi có yêu cầu được nhận lại tài sản đó.

Chiếm giữ trái phép tài sản là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác, do đó tùy theo mức độ vi phạm, người thực hiện hành vi có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 15 Nghị định 144/2021, hành vi chiếm giữ tài sản của người khác chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự bị phạt tiền từ 03 - 05 triệu đồng.

Đồng thời, người thực hiện hành vi còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau:

- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm;

- Buộc trả lại tài sản do chiếm giữ trái phép.

Lưu ý, độ tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản trái phép được quy định như sau:
- Người từ đủ 14 - dưới 16 tuổi: Xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm do lỗi cố ý;

- Người từ đủ 16 tuổi trở lên: Bị xử phạt hành chính về mọi vi phạm hành chính.

Mặt khác, Điều 176 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017 quy định người chiếm giữ tài sản có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên hoặc dưới 10 triệu đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội chiếm giữ trái phép tài sản.

Như vậy, người nào chiếm giữ trái phép tài sản người khác có giá trị dưới 10 triệu đồng mà tài sản chiếm giữ không phải là di vật, cổ vật có thể bị xử phạt tiền theo mức phạt nêu trên.

chiem giu trai phep tai san duoi 10 trieu
Chiếm giữ trái phép tài sản dưới 10 triệu, có bị xử lý hình sự không? (Ảnh minh họa)

Chiếm giữ trái phép tài sản có giá trị dưới 10 triệu, có bị đi tù không?

Tại Điều 176 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017 nêu rõ:

1. Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng, hoặc dưới 10.000.000 đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Theo quy định trên, truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội chiếm giữ trái phép tài sản khi:

- Tài sản chiếm giữ có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên; hoặc

- Dưới 10 triệu đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa.

Do vậy, người thực hiện hành vi chiếm giữ trái phép tài sản dưới 10 triệu đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật thì vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Theo đó, mức phạt Tội chiếm giữ trái phép tài sản như sau:

- Khung 01:

Phạt tiền từ 10 - 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng - 02 năm nếu chiếm giữ trái phép tài sản có giá trị từ 10 - dưới 200 triệu đồng hoặc dưới 10 triệu đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật, vật có giá trị lịch sử, văn hóa.

- Khung 02:

Phạt tù từ 01 - 05 năm nếu chiếm giữ tài sản có giá trị từ 200 triệu đồng trở lên hoặc bảo vật quốc gia.

Trên đây là giải đáp về Chiếm giữ trái phép tài sản dưới 10 triệu, có bị đi tù không? Nếu có thắc mắc liên quan đến lĩnh vực hình sự, bạn đọc liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ.

>> Phân biệt chiếm giữ trái phép tài sản và công nhiên chiếm đoạt tài sản

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Điều kiện tuyển sinh Học viện Cảnh sát Nhân dân 2022

Điều kiện tuyển sinh Học viện Cảnh sát Nhân dân 2022

Điều kiện tuyển sinh Học viện Cảnh sát Nhân dân 2022

Năm 2022, Học viện Cảnh sát Nhân dân sẽ tuyển sinh theo 03 phương thức là tuyển thẳng, xét chứng chỉ quốc tế và xét điểm thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT). Sau đây là một số thông tin về điều kiện tuyển sinh Học viện Cảnh sát Nhân dân theo kế hoạch tuyển sinh 2022 của Bộ Công an.

Cướp giật tài sản không có giá trị, có phải đi tù không?

Cướp giật tài sản không có giá trị, có phải đi tù không?

Cướp giật tài sản không có giá trị, có phải đi tù không?

Cướp giật tài sản là hành vi phạm tội xảy ra khá phổ biến và thường xuyên, hành vi này không chỉ xâm phạm quyền sở hữu tài sản của người khác mà thậm chí còn ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của họ. Vậy, với trường hợp cướp giật tài sản không có giá trị, các đối tượng có bị xử lý hình sự không?

Phân biệt chiếm giữ trái phép tài sản và công nhiên chiếm đoạt tài sản

Phân biệt chiếm giữ trái phép tài sản và công nhiên chiếm đoạt tài sản

Phân biệt chiếm giữ trái phép tài sản và công nhiên chiếm đoạt tài sản

Chiếm giữ trái phép tài sản và công nhiên chiếm đoạt tài sản đều là hành vi chiếm đoạt tài sản trái phép, xâm phạm quyền sở hữu tài sản của người khác, tuy nhiên đây là hai hành vi vi phạm khác nhau. Thế nhưng, thực tế lại có không ít người nhầm lẫn giữa hai khái niệm này.