Chi tiết về bố cục của văn bản pháp luật

Bố cục của văn bản pháp luật có những nguyên tắc cần phải tuân thủ. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này trong bài viết dưới đây.
bố cục của văn bản pháp luật cụ thể như thế nào

Văn bản pháp luật là gì? 

Văn bản pháp luật là những văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.  Mỗi văn bản này đều phải phải đảm bảo các quy tắc về thẩm quyền, hình thức, trình tự và thủ tục theo quy định. 

Các văn bản pháp luật thường có những đặc điểm cơ bản như sau: 

  • Văn bản do các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền ban hành và đảm bảo thực hiện. Ví dụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng nhân dân các cấp…Khi ban hành văn bản pháp luật đều phải tuân theo những thủ tục, trình tự nhất định. 

  • Nội dung trong các văn bản quy phạm pháp luật đều có tính bắt buộc chung. 

  • Các văn bản phải được ban hành đúng về mặt hình thức theo quy định của pháp luật. Bao gồm như đúng về tên gọi, thể thức, trình bày bố cục, phông chữ, ngôn ngữ… 

Khi sử dụng văn bản pháp luật, cũng cần chú ý thời điểm có hiệu lực, thời điểm hết hiệu lực, phạm vi, đối tượng áp dụng.

Văn bản pháp luật do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành

Chi tiết về bố cục của văn bản pháp luật 

Sau khi bạn đọc đã biết văn bản pháp luật là gì, hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn để xem bố cục của văn bản này như thế nào theo Nghị định 34/2016/NĐ-CP. 

Phần mở đầu văn bản pháp luật 

Từ Điều 55 - 59 Nghị định 34/2016/NĐ-CP có quy định phần mở đầu của văn bản sẽ gồm các phần như sau: 

  • Quốc hiệu  “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” viết in hoa, cỡ chữ 12 - 13, trình bày ở phía trên cùng, bên phải và được thể hiện bằng kiểu chữ đứng, đậm. 

  • Tiêu ngữ “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc” được đặt ngay dưới Quốc hiệu, cỡ chữ 13 - 14, thể hiện bằng kiểu chữ đứng, đậm; từng từ cách nhau bằng dấu “-”. 

  • Tên cơ quan ban hành chính là tên chính thức của cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản đó. 

  • Số, ký hiệu của văn bản gồm số thứ tự, năm ban hành, loại văn bản và cơ quan đã ban hành. 

  • Địa danh là tên gọi chính thức của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi cơ quan ban hành văn bản đang đóng trụ sở. 

  • Ngày - tháng - năm ban hành chính là thời điểm mà văn bản đó được thông qua hoặc ký ban hành. 

  • Tên văn bản gồm tên loại văn bản đó và tên gọi để phản ánh khái quát nội dung văn bản. 

  • Căn cứ ban hành văn bản - chính là văn bản quy phạm pháp luật dùng để làm cơ sở ban hành. 

Phần nội dung văn bản pháp luật 

Tại Điều 62 Nghị định 34/2016/NĐ-CP  quy định khá chi tiết về bố cục của văn bản ở phần nội dung. Khi trình bày sẽ có 6 bố cục, tùy theo phần nội dung có thể linh hoạt sử dụng bố cục nào. 

1. Tùy theo nội dung, văn bản có thể được bố cục như sau:

a) Phần, chương, Mục, tiểu Mục, Điều, Khoản, điểm;

b) Phần, chương, Mục, Điều, Khoản, điểm;

c) Chương, Mục, tiểu Mục, Điều, Khoản, điểm;

d) Chương, Mục, Điều, Khoản, điểm;

đ) Chương, Điều, Khoản, điểm;

e) Điều, Khoản, điểm.

Tuy nhiên, dù theo bố cục của văn bản nào vẫn phải tuân thủ theo một số nguyên tắc như: 

  • Mỗi điểm sẽ chỉ được thể hiện một ý và phải trình bày trong một câu hoặc đoạn. Ngoài ra sẽ không được dùng các ký hiệu khác để thể hiện các ý trong một điểm. . 

  • Phần, chương, mục, tiểu mục, điều thì đều phải có tên  chỉ nội dung chính. 

Trong phần nội dung của văn bản pháp luật sẽ còn có phần văn bản đi kèm khác. Phần văn bản này sẽ chứa các nội dung cụ thể của văn bản

Phần kết thúc văn bản pháp luật 

Phần kết thúc của một văn bản pháp luật cũng sẽ khác với các văn bản thông thường. Nội dung phần này sẽ chứa đựng nhiều thông tin quan trọng cần chú ý. Theo Điều 64, nghị định 34/2016/NĐ-CP có quy định rõ về việc trình bày như sau: 

  • Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật đó. Trong trường hợp ký thay cũng phải thể hiện rõ ràng ràng và có ghi tắt “KT” ở bên cạnh. 

  • Dấu của cơ quan ban hành văn bản đóng ngay sau khi có chữ ký của người có thẩm quyền. 

  • Nơi nhận gồm các cơ quan giám sát, kiểm tra, ban hành và các cơ quan  khác tùy văn bản. 

Nguyên tắc trình bày bố cục của văn bản pháp luật 

Khi trình bày một văn bản cần đảm bảo đủ bố cục ba phần rõ ràng như nên trên. Ngoài ra, cần tuân thủ một số nguyên tắc như sau: 

  • Phần là bố cục lớn nhất, nội dung các phần phải độc lập với nhau

  • Chương là bố cục lớn thứ hai, nội dung các chương tương đối độc lập nhưng phải đảm bảo sự logic với nhau

  • Mục là bố cục lớn thứ ba, nội dung các mục tương đối độc lập, nhưng đảm bảo tính hệ thống và logic

  • Tiểu mục là bố cục lớn thứ tư, nội dung các tiểu mục tương đối độc lập, nhưng đảm bảo tính hệ thống và logic.

  • Điều có thể trình bày theo khoản và điểm, nhưng nội dung phải đầy đủ và trọn vẹn. 

  • Khoản được dùng khi nội dung của điều có các ý độc lập với nhau. Và mỗi khoản cũng cần thể hiện đầy đủ thành câu. 

  • Điểm sẽ dùng khi khoản có nhiều ý khác nhau. 

Trình bày bố cục văn bản pháp luật phải tuân thủ theo những nguyên tắc nhất định

Trình bày bố cục văn bản pháp luật phải tuân thủ theo những nguyên tắc nhất định (Ảnh minh hoạ)

Một số nguyên tắc khác khi trình bày văn bản pháp luật 

Tuân thủ quy định về trình bày bố cục của văn bản pháp luật rất quan trọng. Ngoài ra, người soạn thảo còn phải chú ý tới các nguyên tắc như sau: 

Ngôn ngữ

Điều 69, Nghị định 34 có quy định như sau: 

  •  Trong văn bản pháp luật phải sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt. Không được sử dụng từ nghĩa địa phương, từ cổ, đảm bảo được tính chính xác, phổ thông. 

  • Có thể dùng từ ngữ nước ngoài khi không tìm được từ tiếng Việt để thay thế tương ứng. Trường hợp này có thể dùng trực tiếp nếu từ ngữ đó phổ biến hoặc phiên âm sang đều được. 

  • Sử dụng ngôn ngữ viết và diễn đạt rành mạch và dễ hiểu. Nếu có sử dụng thuật ngữ chuyên môn thì cần chú thích rõ ràng. 

  • Việc viết tắt chỉ sử dụng khi cần thiết và cũng phải chú thích đầy đủ. 

  • Khi sử dụng trong văn bản, từ ngữ phải thể hiện chính xác nội dung và có tính thống nhất. 

Số, đơn vị đo lường

Số và đơn vị đo lường khi dùng cũng cần tuân thủ theo những nguyên tắc riêngtheo Điều 70 Nghị định 34: 

  • Số trong phần nội dung văn bản phải thể hiện bằng số Ả Rập. Sau đó cần có thêm chú thích bằng chữ phía sau phần số. 

  •  Tại các phần như mở đầu, kết thúc, chỉ thời điểm, đo lường…cũng được thể hiện bằng số Ả Rập. 

  • Tên, ký hiệu và trình bày các đơn vị đo lường cũng phải tuân thủ theo quy định pháp luật. 

  • Ký hiệu, công thức khi sử dụng phải có phần chú thích rõ ràng đi kèm. 

Thời hạn, thời điểm 

Ngoài ra khi trình bày văn bản pháp luật cũng phải chú ý tới thời hạn và thời điểm. Trong Điều 71 nghị định 34 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã nêu rõ như sau: 

“ 1. Trường hợp thời hạn được xác định bằng giây, phút, giờ, ngày, tuần, tháng, quý, năm thì thời hạn được trình bày bằng số chỉ độ dài của thời hạn và đơn vị thời hạn.

2. Trường hợp thời điểm được xác định bằng giây, phút, giờ, ngày, tuần, tháng, quý, năm thì thời điểm được trình bày bằng số chỉ thời điểm và đơn vị thời điểm” 

Văn bản quy định pháp luật luôn có nhiều đặc thù riêng mà khi trình bày cần phải chú ý, đặc biệt là về bố cục của văn bản pháp luật. Hy vọng với những thông tin trong bài viết này, bạn đã hiểu rõ về được về cấu trúc, các thành phần không thể thiếu được trong văn bản.  

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Trò chơi điện tử trên mạng đang trở nên ngày càng thịnh hành đối với mọi lứa tuổi. Do đó, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã ban hành các quy định dành riêng cho việc cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4 trên mạng cùng với mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4.

Chủ nghĩa xã hội khoa học là gì? Phương pháp nghiên chủ nghĩa xã hội khoa học

Chủ nghĩa xã hội khoa học là gì? Phương pháp nghiên chủ nghĩa xã hội khoa học

Chủ nghĩa xã hội khoa học là gì? Phương pháp nghiên chủ nghĩa xã hội khoa học

Chủ nghĩa xã hội khoa học là một lý thuyết quan trọng trong lĩnh vực xã hội học nhằm đem lại cái nhìn sâu sắc về cấu trúc và hoạt động của xã hội. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số thông tin giúp bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về chủ nghĩa xã hội khoa học là gì? Hãy cùng theo dõi nhé!