Chi tiết các quận ở Sài Gòn: Cập nhật mới nhất 2024

Thành phố Hồ Chí Minh còn được gọi với cái tên Sài Gòn, là trung tâm kinh tế của cả nước. Hãy cùng theo dõi bài biết dưới đây để tìm hiểu chi tiết về các quận ở Sài Gòn hiện nay nhé.

1. Sơ lược về Sài Gòn

các quận ở sài gòn
Chợ Bến Thành - Ngôi chợ thu hút nhiều khách du lịch khi tới SG (Ảnh minh họa)

Năm 1698, Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh lập phủ Gia Định, là nguồn gốc Sài Gòn xưa.

Có rất nhiều giả thuyết được đặt ra về nguồn gốc ra đời của Sài Gòn. Một trong số đó được đông đảo sự đồng tình phải kể đến là giả thuyết từ nhà bác học Trương Vĩnh Ký. Sài Gòn tức là “củi cây gòn” theo ngữ nghĩa của chữ Hán và chữ Nôm.

Về sau, PGS.TS Lê Trung Hoa đã củng cố thêm về nhận định này. Sài Gòn có khả năng được đọc chệch đi từ Rai Gon (tức Brai NoKor) - một địa danh nằm giữa rừng tại một thị trấn ở Chợ Lớn trước kia. Hơn nữa, tiền tố “sài” không được dùng trong tiếng Việt mà có mặt trong một số địa danh Khơ Me như Sài Mạt, Sài Mẹt.

2/7/1976, Quốc Hội quyết định lấy tên Thành phố Hồ Chí Minh theo tên vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc thay cho Sài Gòn. Dẫu vậy, cái tên Sài Gòn vẫn thất thân thuộc và vẫn được nhiều người sử dụng đến ngày nay.

Toạ độ địa lý: 10°10′ – 10°38′ Bắc và 106°22′ – 106°54′ Đông.

Sài Gòn tiếp giáp với 6 tỉnh thành: phía Bắc giáp Bình Dương, phía Tây Bắc giáp Tây Ninh, phía Đông - Đông Nam giáp Bà Rịa - Vũng Tàu, phía Tây - Tây Nam giáp Long An và Tiền Giang.

Sài Gòn có vị trí vô cùng thuận lợi để phát triển kinh tế và làm cầu nối liên kết, thúc đẩy sự phát triển của các tỉnh lân cận.

Theo cập nhật đến 01/06/2023, dân số TP HCM là 8.899.866 người. Đây là thành phố có tỉ lệ dân cư cao nhất cả nước (8,9%).

Diện tích TP HCM là 2.095 km². Vùng nội thành Sài Gòn thu hút đông dân cư buôn bán và sinh sống, thưa thớt ở các vùng ngoại thành như Cần Giờ, Hóc Môn.

Theo thống kê dân số vào năm 2021, quận Bình Thạnh có dân số tập trung cao nhất với 470.350 người. Quận Phú Nhuận dân cư tập trung thấp nhất với 182.477 người.

Về diện tích, quận 12 có diện tích lớn nhất 52,78 km². Quận 4 có diện tích nhỏ nhất với 4.18 km²

2. Hiện nay Sài Gòn gồm những quận nào?

Sài Gòn hiện có 16 quận bao gồm: Quận 1, quận 3, quận 4, quận 5, quận 6, quận 7, quận 8, quận 10, quận 11, quận 12, quận Tân Bình, quận Tân Phú, quận Bình Tân, quận Bình Thạnh, quận Gò Vấp và quận Phú Nhuận.

Quận 1 được xem là một trong khu trung tâm ở Sài Gòn với nhiều di tích lịch sử văn hoá như: Dinh độc lập, nhà thờ Đức Bà, Chợ Bến Thành đến những nơi vui chơi hiện đại như phố đi bộ Nguyễn Huệ, phố Tây Bùi Viện và nổi bật với các biểu tượng thành phố như Landmark 81, Bitexco.

Giáp ranh Quận 1, Quận 3 đặc trưng với các địa điểm nổi tiếng như Nhà thờ Tân Định, hồ Con Rùa, Bảo tàng chứng tích chiến tranh,…

Quận 4 được bao quanh bởi nhiều sông và kênh rạch, góp phần chiến thắng cho chiến tranh Việt Nam. Bến Nhà Rồng, Bảo tàng Hồ Chí Minh, cảng Sài Gòn chính là những nhân chứng cho điều này.

các quận ở sài gòn
Bến Nhà Rồng (Ảnh minh họa)

Quận 5 là một quận nội thành được hình thành 27/5/1959 với đặc trưng là mùi thuốc và sâm của người Hoa gốc. Đây cũng là nơi đông người Hoa sinh sống. Hội quán Tuệ Thành, bệnh viện Chợ Rẫy, chợ An Đông,…là một số địa điểm nên đến ở quận 5.

Nhắc tới quận 6 không thể bỏ qua chợ Bình Tây- ngôi chợ có lịch sử lâu đời nhất. “Hồng Kông thu nhỏ” có lẽ là cụm từ là miêu tả chính xác về chợ Lớn- Nơi kết nối quận 5 và quận 6. Sự đa dạng và giao thoa ẩm thực Hoa- Việt phong phú ở đây sẽ làm hài lòng thực khách khó tính nhất.

Quận 7 được mệnh danh là “khu nhà giàu” bởi sự hoành tráng, hoa lệ. Các địa điểm nổi bật như Cầu Ánh Sao, Hello Park, công viên Hồ Bán Nguyệt, cầu Phú Mỹ,…

Quận 8 là chiếc móc nối quan trọng vận chuyển hàng hoá từ vùng đồng bằng sông Cửu Long và Sài Gòn. Dù sinh sau đẻ muộn, quận 8 vẫn là một phần quan trọng trong huyết mạch kinh tế thành phố.

Tiếp giáp quận 3, quận 5, Tân Bình và quận 11, quận 10 là nơi hội tụ đa dạng ẩm thực đến lịch sử, văn hoá. Những địa điểm nổi bật phải kể đến như: chợ Hồ Thị Kỷ, Việt Nam Quốc Tự, nhà hát Hoà Bình, sân vận động Thống Nhất,…

Quận 11 nằm ở nội thành, có diện tích khiêm tốn nhưng tiếp giáp với 5 quận: quận 5, Tân Phú, Tân Bình, quận 6 và quận 10. Khu công viên văn hoá Đầm Sen, nhà thi đấu Phú Thọ là hai biểu tượng tiêu biểu của quận 11

các quận ở sài gòn
Công viên nước Đầm Sen là nơi yêu thích của các bạn nhỏ mỗi dịp nghỉ hè (Ảnh minh hoạ)

Quận 12 là quận  có diện tích lớn nhất, được tách ra từ huyện Hóc Môn từ năm 1997. Bến xe An Sương, tu viện Khánh An, vườn cau đỏ là những địa điểm nổi bật tại quận 12

Quận Tân Bình là khu vực quan trọng kết nối giao thông giữa các quận ở Thành phố. Sân bay Tân Sơn Nhất được đặt tại quận Tân Bình rất thuận tiện để người dân di chuyển. Công viên Hoàng Văn Thụ, lăng Cha Cả chính là biểu tượng khi nhắc đến Tân Bình.

Quận Tân Phú là một quận nội thành, tiếp giáp với 5 quận: Tân Bình, quận 11, quận 12, quận 6 và Bình Tân. Khu siêu thị Aeon Mall, địa đạo Phú Thọ Hoà, Đình Tân Thới là những địa điểm nổi bật tại quận Tân Phú

Quận Bình Thạnh nằm ở khu vực nội thành, nổi tiếng với Landmark 81, lăn ông Bà Chiểu, chợ Bà Chiểu, bán đảo Thanh Đa

Quận Phú Nhuận là khu dân cư đông đúc quanh công viên Gia Định. Quận Phú Nhuận giáp với Gò Vấp, Bình Thạnh, Tân Bình, quận 3 và quận 1. Khu ẩm thực Phan Xích Long là “buổi triển lãm” sắc và hương các loại ẩm thực vùng miền đặc sắc.

Khoảng 40 năm trước, tốc độ đô thị hoá ở Gò Vấp diễn ra chóng mặt. Nhắc đến Gò Vấp phải kể tới những địa điểm vui chơi như Làng Hoa Gò Vấp, chợ Hạnh Thông Tây, siêu thị Emart Gò Vấp,…

3. Các huyện và thành phố trực thuộc ở Sài Gòn

Theo nghị quyết Số 1111/NQ-UBTVQH14 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và thành lập Thành Phố Thủ Đức Thành Phố Hồ Chí Minh sáp nhập Quận 2, Quận 9 và quận Thủ Đức thành Thành Phố Thủ Đức. Như vậy Sài Gòn hiện có một thành phố và 5 huyện: Hóc Môn, Cần Giờ, Nhà Bè, Bình Chánh, Củ Chi.

Trên đây là những nội dung về các quận ở Sài Gòn theo cập nhật mới nhất 2024. Hy vọng bài viết cung cấp những thông tin cần thiết và giúp ích cho các bạn về Sài Gòn.
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Ngày 01/7/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2024/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết một số thủ tục hành chính. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo Nghị định 78.

Thành viên giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ cần lưu ý gì?

Thành viên giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ cần lưu ý gì?

Thành viên giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ cần lưu ý gì?

Hệ thống giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ chính thức khai trương và đi vào hoạt động. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho thành viên tham gia thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ. Vậy, thành viên giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ cần lưu ý gì?

Đăng ký thông tin trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ như thế nào cho đúng?

Đăng ký thông tin trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ như thế nào cho đúng?

Đăng ký thông tin trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ như thế nào cho đúng?

Đăng ký thông tin trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam là một nguyên tắc bắt buộc của tổ chức phát hành. Vậy, đăng ký thông tin trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ như thế nào cho đúng? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Lừa đảo lấy lại tiền lừa đảo: Chiêu trò mới cần cảnh giác

Lừa đảo lấy lại tiền lừa đảo: Chiêu trò mới cần cảnh giác

Lừa đảo lấy lại tiền lừa đảo: Chiêu trò mới cần cảnh giác

Trên nhiều video hoặc bài viết cảnh báo lừa đảo của LuatVietnam.vn hoặc các trang web, mạng xã hội hàng loạt bình luận cam kết nhận lấy lại tiền đã bị lừa đảo. Tuy nhiên, đây cũng là một “núp bóng” của hành vi lừa đảo. Cùng xem thực hư tại bài viết dưới đây.

Xử lý thế nào nếu mất khả năng thanh toán tiền giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ?

Xử lý thế nào nếu mất khả năng thanh toán tiền giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ?

Xử lý thế nào nếu mất khả năng thanh toán tiền giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ?

​Việc mất khả năng thanh toán không chỉ ảnh hưởng đến lòng tin của nhà đầu tư mà còn gây ra nhiều rủi ro cho thị trường tài chính. Vậy, mất khả năng thanh toán tiền giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ thì xử lý như thế nào?