Vợ liệt sĩ tái giá được hưởng những chế độ gì?

Thân nhân của liệt sĩ sẽ nhận được các chế độ ưu đãi của Nhà nước nhằm tri ân những đóng góp to lớn của họ với tổ quốc. Vậy chế độ của vợ liệt sĩ tái giá được quy định như thế nào?

1. Chế độ cho vợ liệt sĩ tái giá gồm những gì?

Khoản 2 Điều 3 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng quy định, thân nhân liệt sĩ là đối tượng được hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng. Trong đó, thân nhân này bao gồm cha mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi và người có công nuôi liệt sĩ (người nuôi liệt sĩ khi liệt sĩ chưa đủ 18 tuổi và nuôi từ 10 năm trở lên).

Căn cứ khoản 10 Điều 16 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, vợ liệt sĩ đi lấy chồng khác cũng được hưởng chế độ ưu đãi nếu đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:

- Đã nuôi con liệt sĩ đến tuổi trưởng thành.

- Chăm sóc cha mẹ đẻ của liệt sĩ khi còn sống.

- Vì hoạt động cách mạng mà không có điều kiện chăm sóc cha mẹ đẻ liệt sĩ khi còn sống.

Các chế độ cho vợ liệt sĩ tái giá nêu tại phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 75/2021/NĐ-CP với mức trợ cấp như sau:

STT

Chế độ

Mức hưởng

1

Trợ cấp tuất hằng tháng

1.624.000 đồng/tháng

2

Bảo hiểm y tế

Được đóng bảo hiểm y tế

Có thể thấy, so với quy định cũ, điều kiện hưởng chế độ trợ cấp tuất hàng tháng và bảo hiểm y tế của vợ liệt sĩ mà tái giá với người khác đã “chặt chẽ” hơn. Không phải bất cứ người vợ liệt sĩ nào tái giá cũng được hưởng chế độ này mà phải kèm thêm các điều kiện khác nữa như ở trên.

2. Vợ liệt sĩ tái giá chết có được hưởng quyền lợi gì không?

Khoản 12 Điều 16 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng nêu rõ:

12. Trợ cấp mai táng đối với người hoặc tổ chức thực hiện mai táng khi đối tượng quy định tại khoản 3 Điều này đang hưởng trợ cấp hằng tháng chết, trừ trường hợp đối tượng quy định tại khoản 10 Điều này chết.

Theo quy định này, mặc dù vợ liệt sĩ tái giá là đối tượng được hưởng trợ cấp hàng tháng nhưng nếu khi người này chết thì sẽ không được trợ cấp mai táng với người hoặc tổ chức thực hiện mai táng.

Như vậy, có thể thấy, chế độ cho vợ liệt sĩ tái giá là trợ cấp tuất hàng tháng và được đóng bảo hiểm y tế. Nhưng nếu người này chết thì sẽ không được hưởng chế độ trợ cấp mai táng như các đối tượng thân nhân của người có công với cách mạng.

3. Thủ tục hưởng tuất hàng tháng của vợ liệt sĩ tái giá

Để được hưởng tuất hàng tháng, vợ liệt sĩ tái giá với người khác cần thực hiện theo thủ tục quy định tại Nghị định 131/2021/NĐ-CP để được hưởng chế độ cho vợ liệt sĩ tái giá như sau:

3.1 Hồ sơ

- Đơn đề nghị (mẫu số 17 ban hành kèm Phụ lục I của Nghị định 131 năm 2021).

- Văn bản thể hiện sự đồng ý của các người con liệt sĩ về việc nuôi con liệt sĩ đến tuổi trưởng thành (có xác nhận chữ ký, nơi thường trú của Uỷ ban nhân dân cấp xã).

- Văn bản xác nhận của Uỷ ban nhân dân (UBND) nơi bố mẹ liệt sĩ thường trú khi còn sống.

- Biên bản xác nhận của UBND cấp xã của thân nhân liệt sĩ hoặc người thuộc hàng thừa kế thứ hai. Nếu những người này không còn thì của người thừa kế thứ ba (áp dụng cho trường hợp chăm sóc bố mẹ liệt sĩ khi còn sống). Nếu không có đủ người dự họp thì phải có văn bản đồng thuận của người vắng mặt và có xác nhận chữ ký và nơi thường trú của UBND cấp xã.

- Nếu hoạt động cách mạng mà không chăm sóc được bố mẹ liệt sĩ khi còn sống thì phải đưa các giấy tờ chứng minh: Lý lịch cán bộ, lý lịch Đảng viên, lý lịch quân nhân, hồ sơ bảo hiểm xã hội… có xác nhận thời gian đó tham gia cách mạng.

3.2 Cơ quan giải quyết

Sở Lao động, Thương binh và Xã hội nơi vợ liệt sĩ tái giá thường trú.

3.3 Thời gian giải quyết

Việc được giải quyết chế độ với vợ liệt sĩ tái giá thì cần thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Cá nhân làm đơn đề nghị và kèm theo các giấy tờ nêu trên.

Bước 2: Sở Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành quyết định trợ cấp tuất hàng tháng cho vợ liệt sĩ tái giá trong thời hạn 12 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ.

Bước 3: Sở Lao động, Thương binh và Xã hội nơi quản lý hồ sơ gốc cấp trích lục hồ sơ liệt sĩ kèm văn bản xác nhận chưa giải quyết chế độ trợ cấp ưu đãi (nếu có đề nghị) trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị.

Trên đây là giải đáp về vấn đề: Chế độ cho vợ liệt sĩ tái giá. Nếu còn thắc mắc về các chế độ của người có công với cách mạng và thân nhân của họ, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được các chuyên gia của LuatVietnam giải đáp chi tiết, cụ thể.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Trò chơi điện tử trên mạng đang trở nên ngày càng thịnh hành đối với mọi lứa tuổi. Do đó, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã ban hành các quy định dành riêng cho việc cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4 trên mạng cùng với mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4.

Làm thế nào để được cung cấp trò chơi điện tử G1?

Để đảm bảo cho việc cung cấp và sử dụng các trò chơi điện tử trên mạng được an toàn cho người dùng, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã quy định chặt chẽ hơn các nội dung liên quan đến hoạt động này. Vậy làm thế nào để được cung cấp trò chơi điện tử G1 trên mạng?

Mẫu đơn đề nghị cung cấp dịch vụ mạng xã hội

Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã được ban hành ngày 09/11/2024. Trong đó, đáng chú ý là các quy định chi tiết về cung cấp dịch vụ mạng xã hội. Vậy để đề nghị cung cấp dịch vụ mạng xã hội, doanh nghiệp phải sử dụng mẫu đơn nào?

Điều kiện cung cấp dịch vụ mạng xã hội là gì?

Mạng xã hội là trang mạng điện tử rất phổ biến hiện nay. Vậy điều kiện để được cung cấp dịch vụ mạng xã hội là gì và những quy định nào doanh nghiệp cần biết khi cung cấp dịch vụ mạng xã hội?