Chất thải rắn là gì? Phân loại chất thải rắn hiện nay

Chất thải rắn là một trong những loại chất thải được quy định tại Luật Bảo vệ môi trường 2020. Vậy, cụ thể, chất thải rắn là gì và được phân loại như thế nào, cùng theo dõi bài viết sau để có câu trả lời.

1. Chất thải rắn là gì? Phân loại chất thải rắn hiện nay

Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn/bùn thải được thải ra từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác (theo khoản 18, 19 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020).

Các loại chất thải rắn được liệt kê trong Luật Bảo vệ môi trường gồm:

- Chất thải rắn sinh hoạt;

- Chất thải rắn công nghiệp thông thường;

- Chất thải rắn y tế;

- Chất thải rắn nguy hại.

Trong đó, chất thải rắn sinh hoạt lại được phân loại thành: Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế; Chất thải thực phẩm; Chất thải rắn sinh hoạt khác (theo khoản 1 Điều 75 Luật Bảo vệ môi trường 2020).

Còn chất thải rắn công nghiệp thông thường được phân loại thành các nhóm sau theo khoản 1 Điều 81 Luật này:

- Nhóm chất thải rắn công nghiệp thông thường được tái sử dụng, tái chế làm nguyên liệu sản xuất;

- Nhóm chất thải rắn công nghiệp thông thường đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật được sử dụng trong sản xuất vật liệu xây dựng và san lấp mặt bằng;

- Nhóm chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý.

Chất thải rắn là gì và các loại chất thải rắn theo Luật Bảo vệ môi trường 2020
Chất thải rắn là gì và các loại chất thải rắn theo Luật Bảo vệ môi trường 2020 (Ảnh minh họa)

2. Quy định về xử lý chất thải rắn sinh hoạt

Đối với hộ gia đình, cá nhân ở đô thị:

- Phải chứa, đựng chất thải rắn sinh hoạt sau khi thực hiện phân loại vào các bao bì để chuyển giao:

  • Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân tái sử dụng, tái chế hoặc cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt;

  • Chất thải thực phẩm và chất thải rắn sinh hoạt khác phải được chứa, đựng trong bao bì theo quy định và chuyển giao cho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt; chất thải thực phẩm có thể được sử dụng làm phân bón hữu cơ, làm thức ăn chăn nuôi.

Đối với hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt sau khi thực hiện phân loại thì:

  • Tận dụng tối đa chất thải thực phẩm để làm phân bón hữu cơ, làm thức ăn chăn nuôi;

  • Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân tái sử dụng, tái chế hoặc cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt;

  • Chất thải thực phẩm không thể làm phân bón hữu cơ, làm thức ăn chăn nuôi phải được chuyển giao cho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt;

  • Chất thải rắn sinh hoạt khác phải được chứa, đựng trong bao bì theo quy định và chuyển giao cho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt.

Khuyến khích hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt thực hiện phân loại, lưu giữ và chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt như ở đô thị.

3. Quy định về xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường

Điều 82 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường như sau:

- Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, cơ quan, tổ chức phát sinh chất thải rắn công nghiệp thông thường có trách nhiệm phân loại tại nguồn.

- Chất thải rắng công nghiệp thông thường phải được lưu giữ riêng theo loại đã được phân loại; không để lẫn chất thải nguy hại với chất thải rắn công nghiệp thông thường; không làm phát tán bụi, rò rỉ nước thải ra môi trường; lưu giữ bằng các thiết bị, dụng cụ, khu vực lưu giữ phù hợp.

- Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, cơ quan, tổ chức có phát sinh chất thải rắn công nghiệp thông thường phải tái sử dụng, tái chế, thu hồi năng lượng và xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường/chuyển giao cho các đối tượng sau:

  • Cơ sở sản xuất sử dụng trực tiếp làm nguyên liệu sản xuất, sản xuất vật liệu xây dựng/san lấp mặt bằng được phép hoạt động theo quy định của pháp luật;

  • Cơ sở sản xuất có chức năng đồng xử lý chất thải phù hợp;

  • Cơ sở xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường có chức năng phù hợp;

  • Cơ sở vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường đã có hợp đồng chuyển giao với các đối tượng nêu trên.

Trên đây là khái niệm chất thải rắn là gì và một số quy định liên quan, nếu còn thắc mắc nào, độc giả vui lòng liên hệ ngay đến tổng đài 19006192 để được hỗ trợ kịp thời.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Trò chơi điện tử trên mạng đang trở nên ngày càng thịnh hành đối với mọi lứa tuổi. Do đó, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã ban hành các quy định dành riêng cho việc cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4 trên mạng cùng với mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4.

Quy chuẩn mới nhất về nhà xưởng và kho chứa hóa chất nguy hiểm doanh nghiệp cần biết

Quy chuẩn mới nhất về nhà xưởng và kho chứa hóa chất nguy hiểm doanh nghiệp cần biết

Quy chuẩn mới nhất về nhà xưởng và kho chứa hóa chất nguy hiểm doanh nghiệp cần biết

Ngày 10/10/2024, Bộ Công thương đã ban hành Thông tư 19/2024/TT-BCT sửa đổi, bổ sung cho Thông tư 48/2020/TT-BCT. Trong đó, doanh nghiệp cần lưu ý một số điểm mới về quy chuẩn đối với nhà xưởng và kho chứa hóa chất nguy hiểm