Chất thải rắn công nghiệp thông thường là gì?

Với sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp, lượng chất thải rắn thông thường ngày càng tăng cao, đòi hỏi các biện pháp quản lý và xử lý hiệu quả. Vậy chất thải rắn công nghiệp thông thường là gì? Chủ nguồn thải và chủ thu gom, vận chuyển loại chất thải này phải tuân thủ những quy định gì?

1. Chất thải rắn công nghiệp thông thường là gì? Có bao nhiêu loại?

Căn cứ quy định tại khoản 12 Điều 3 Nghị định 08/2022/NĐ-CP thì khái niệm chất thải công nghiệp được định nghĩa như sau:

“Chất thải công nghiệp là chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, trong đó bao gồm chất thải nguy hại, chất thải công nghiệp phải kiểm soát và chất thải rắn công nghiệp thông thường.”

Mặc dù không có quy định cụ thể giải thích chất thải rắn công nghiệp thông thường là gì. Tuy nhiên, qua khái niệm trên có thể hiểu chất thải rắn công nghiệp thông thường là các loại chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của các ngành công nghiệp, không bao gồm chất thải nguy hại, chất thải công nghiệp phải kiểm soát.

Chất thải rắn công nghiệp thông thường là gì?
Chất thải rắn công nghiệp thông thường là gì? (Ảnh minh hoạ)

Chất thải rắn công nghiệp thông thường thường được phân loại dựa trên nguồn gốc phát sinh, đặc điểm vật lý, hóa học và mức độ nguy hại và tái sử dụng của chúng. Theo khoản 1 Điều 81 Luật Bảo vệ môi trường 72/2020/QH14 thì có 03 loại chất thải rắn công nghiệp thông thường, bao gồm:

  • Thứ nhất là nhóm chất thải rắn công nghiệp thông thường có thể tái sử dụng hoặc tái chế làm nguyên liệu sản xuất.
  • Thứ hai là nhóm chất thải rắn công nghiệp thông thường đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, và hướng dẫn kỹ thuật được sử dụng trong sản xuất vật liệu xây dựng và san lấp mặt bằng.
  • Thứ ba là nhóm chất thải rắn công nghiệp thông thường cần phải qua xử lý.

2. Mã chất thải rắn công nghiệp thông thường mới nhất 

Mã chất thải rắn công nghiệp thông thường là các mã số được quy định để giúp cơ quan quản lý và các doanh nghiệp dễ dàng phân loại, theo dõi và xử lý chất thải một cách hiệu quả.

Theo đó, mã chất thải rắn công nghiệp thông thường mới nhất hiện đang được quy định tại Mục C Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 02/2022/TT-BTNMT.

https://static3.luatvietnam.vn/uploaded/others/2024/08/14/ma-chat-thai-ran-cong-nghiep-thong-thuong-moi-nhat_1408101446.docx

3. Chủ nguồn thải chất thải rắn công nghiệp thông thường có trách nhiệm gì?

Trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải rắn công nghiệp thông thường
Trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải rắn công nghiệp thông thường (Ảnh minh hoạ)

Trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải rắn công nghiệp thông thường được liệt kê cụ thể tại Điều 66 Nghị định 08/2022/NĐ-CP như sau:

- Chủ nguồn thải cần phân loại chất thải rắn công nghiệp thông thường và có thiết bị, dụng cụ, khu vực lưu giữ phù hợp.

- Chủ nguồn thải phải tái sử dụng, tái chế, thu hồi năng lượng và xử lý chất thải hoặc chuyển giao cho các đối tượng sau:

  • Cơ sở sản xuất sử dụng trực tiếp làm nguyên liệu sản xuất, vật liệu xây dựng, hoặc san lấp mặt bằng theo quy định pháp luật.
  • Cơ sở sản xuất có chức năng đồng xử lý chất thải phù hợp.
  • Cơ sở xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường có chức năng phù hợp.
  • Cơ sở vận chuyển chất thải đã có hợp đồng chuyển giao với các đối tượng trên.

- Chất thải rắn công nghiệp thông thường sau khi được thu hồi, phân loại, và lựa chọn để tái sử dụng, sử dụng làm nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu cho hoạt động sản xuất được quản lý như sản phẩm, hàng hóa theo quy định, và có thể chuyển giao cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu.

- Sử dụng biên bản bàn giao chất thải rắn công nghiệp thông thường theo mẫu số 03 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 02/2022/TT-BTNMT khi chuyển giao cho cơ sở xử lý có chức năng phù hợp.

4. Chủ thu gom, vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường có trách nhiệm gì?

Căn cứ quy định tại Điều 67 Nghị định 08/2022/NĐ-CP thì Chủ thu gom, vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường có trách nhiệm:

- Chỉ được ký hợp đồng thu gom, vận chuyển với nhóm chất thải phải xử lý khi đã ký hợp đồng chuyển giao cho cơ sở sản xuất có chức năng đồng xử lý chất thải hoặc cơ sở xử lý có chức năng phù hợp.

- Sử dụng biên bản bàn giao chất thải rắn công nghiệp thông thường theo mẫu số 03 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 02/2022/TT-BTNMT khi chuyển giao cho cơ sở xử lý có chức năng phù hợp.

- Đảm bảo các phương tiện vận chuyển, thiết bị lưu chứa, trạm trung chuyển, khu vực lưu giữ tạm thời phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại Điều 34 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT:

  • Phương tiện vận chuyển phải đáp ứng các yêu cầu về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
  • Chất thải phải được chứa trong thiết bị lưu giữ hoặc trên phương tiện vận chuyển đạt yêu cầu.
  • Trong quá trình vận chuyển rác thải, phương tiện dùng để vận chuyển rác thải đảm bảo không làm rơi vãi chất thải, phát tán bụi, mùi.
  • Trong quá trình thu gom, lưu chứa, vận chuyển chất thải thì xe tải thùng hở phải phủ bạt kín che nắng, mưa
  • Phương tiện vận chuyển đang hoạt động phải có dòng chữ “VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI” (cao ít nhất là 15 cm) ở hai bên thành, kèm theo tên cơ sở, địa chỉ, số điện thoại liên hệ.
Trên đây là nội dung giải đáp chi tiết cho câu hỏi chất thải rắn công nghiệp thông thường là gì? và các quy định pháp luật có liên quan.
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Trong thời đại hội nhập quốc tế, việc thông thạo tiếng Anh không chỉ là một kỹ năng quan trọng mà còn là lợi thế cạnh tranh để vươn xa hơn trong học tập và sự nghiệp. Trong số các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, IELTS (International English Language Testing System) nổi bật như một tiêu chuẩn vàng được công nhận toàn cầu.

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Thông tư 50/2024/TT-NHNN đã bổ sung một số quy định mới nhằm tăng cường bảo mật, phòng ngừa các sự cố thông tin xảy ra. Vậy, doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?