[CẬP NHẬT] Giờ làm việc ngân hàng tại Việt Nam

Việc cập nhật nhanh được khung giờ làm việc ngân hàng tại Việt Nam giúp bạn có thể sắp xếp, chủ động được về mặt thời gian để giao dịch một cách thuận lời. Cùng tìm hiểu về thời gian làm việc của các ngân hàng hiện nay.


1. Thời gian làm việc của các Ngân hàng nói chung 

Hiện nay, tại Việt Nam có khoản 50 ngân hàng bao gồm ngân hàng thương mại Nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam và ngân hàng 100% vốn nước ngoài.

Tùy vào tính chất, điều lệ quy định mà mỗi ngân hàng đều có khung giờ làm việc khác nhau, để thực hiện các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp một cách nhanh nhất.

Tuy các khung giờ làm việc có thể khác nhau nhưng các ngân hàng đều phải đảm bảo tuân thủ đúng quy định chung về giờ làm việc tại khoản 1, khoản 2 Điều 105 của Bộ Luật Lao động số 45/2019/QH14 là không làm quá 8 giờ trong một ngày và không quá 48 giờ một tuần.

Giờ làm việc chung của các ngân hàng đều từ thứ 2 đến thứ 6
Giờ làm việc chung của các ngân hàng đều từ thứ 2 đến thứ 6 (Ảnh minh hoạ)

2. Cập nhật giờ làm việc của một số Ngân hàng 

Tùy vào mỗi địa điểm, khu vực thì giờ làm việc ngân hàng sẽ có sự khác nhau. Dưới đây là cập nhật thời gian làm việc mới nhất của một số ngân hàng được người dân sử dụng nhiều nhất hiện nay:

Ngân hàng BIDV

Khu vực/ chi nhánh

Thời gian làm việc

Hà Nội

Từ thứ 2 đến thứ 6:

  • Buổi sáng: 8h-12h

  • Buổi chiều: 13h đến 17h

Hồ Chí Minh

Từ thứ 2 đến thứ 6:

  • Buổi sáng: 7h30-11h30

  • Buổi chiều: 13h đến 17h

Miền Bắc

Từ thứ 2 đến thứ 6:

  • Buổi sáng: 7h30-12h

  • Buổi chiều: 13h đến 17h

Miền Nam

Từ thứ 2 đến thứ 6:

  • Buổi sáng: 7h30-12h

  • Buổi chiều: 13h đến 17h

Ngân hàng Vietcombank
(Ảnh minh hoạ)

Khu vực/ chi nhánh

Thời gian làm việc

Hà Nội

Từ thứ 2 đến thứ 6:

  • Buổi sáng: 8h-12h

  • Buổi chiều: 13h-16h30

TP. Hồ Chí Minh

Từ thứ 2 đến thứ 6:

  • Buổi sáng: 7h30-11h30

  • Buổi chiều: 13h đến 16h

Miền Bắc

Từ thứ 2 đến thứ 6:

  • Buổi sáng: 7h30-11h30

  • Buổi chiều: 13h-16h30

Miền Trung

Từ thứ 2 đến thứ 6:

  • Buổi sáng: 7h30-11h30

  • Buổi chiều: 13h30 đến 17h

Miền Nam

Từ thứ 2 đến thứ 6:

  • Buổi sáng: 7h30-11h30

  • Buổi chiều: 13h đến 16h

Tây Nguyên

Từ thứ 2 đến thứ 6:

  • Buổi sáng: 7h30-11h30

  • Buổi chiều: 13h30 đến 16h30

Vietinbank
(Ảnh minh hoạ)

Khu vực/ chi nhánh

Thời gian làm việc

Toàn quốc

Từ thứ 2 đến thứ 6:

  • Buổi sáng: 8h-12h

  • Buổi chiều: 13h-17h

Ngân hàng Agribank

Agribank
(Ảnh minh hoạ) 

Khu vực/ chi nhánh

Thời gian làm việc

Toàn quốc

Từ thứ 2 đến thứ 6:

  • Buổi sáng: 8h-12h

  • Buổi chiều: 13h-17h

Ngân hàng Techcombank

Khu vực/ chi nhánh

Thời gian làm việc

Toàn quốc

Từ thứ 2 đến thứ 6:

  • Buổi sáng: 8h-11h30

  • Buổi chiều: 13h-16h30

Ngân hàng MBbank

Khu vực/ chi nhánh

Thời gian làm việc

Toàn quốc

Từ thứ 2 đến thứ 6:

  • Buổi sáng: 8h30-12h

  • Buổi chiều: 13h30-17h

ACBbank
(Ảnh minh hoạ)

Khu vực/ chi nhánh

Thời gian làm việc

Miền Bắc

Từ thứ 2 đến thứ 6 và được phân bổ theo mùa hè hoặc mùa đông:

  • Mùa hè từ tháng 4 đến tháng 9

  • Buổi sáng: 7h30 - 11h30

  • Buổi chiều: 13h - 17h

  • Mùa đông từ tháng 10 đến tháng 3

  • Buổi sáng: 8h-12h

  • Buổi chiều: 13h - 17h

Miền Nam

Từ thứ 2 đến thứ 6:

  • Buổi sáng:7h30 - 12h

  • Buổi chiều: 13h - 16h30

Khu vực/ chi nhánh

Thời gian làm việc

Toàn quốc

Từ thứ 2 đến thứ 6:

  • Buổi sáng:7h30 - 11h30

  • Buổi chiều: 13h - 17h

Sacombank
(Ảnh minh hoạ)

Khu vực/ chi nhánh

Thời gian làm việc

Toàn quốc

Từ thứ 2 đến thứ 6:

  • Buổi sáng: 7h30 - 11h30

  • Buổi chiều: 13h-17h

3. Ngân hàng nào làm việc vào ngày thứ 7? 

Hiện nay, giờ làm việc ngân hàng đều nằm trong khung giờ hành chính và làm việc từ thứ 2 đến thứ 6. Tuy nhiên nhu cầu thực hiện các giao dịch tài chính của người dân vẫn là rất lớn và có một nhóm khách hàng vì tính chất của công việc nên không thể đi đến ngân hàng trong tuần được. Thấu hiểu lý do đó và cũng nhằm để đáp ứng nhu cầu của khách hàng thì một số ngân hàng vẫn làm việc vào thứ 7.

Tuy nhiên thì vào thứ 7, giờ làm việc ngân hàng sẽ chỉ mở trong một khung giờ nhất định hoặc chỉ làm một buổi trong ngày. Vậy nên bạn cần xác nhận xem ngân hàng bạn muốn đến có làm việc vào thứ 7 hay không để tránh mất thời gian không đáng có.

Dưới đây sẽ cung cấp thời gian làm việc vào thứ 7 của một số ngân hàng lớn, quen thuộc tại Việt Nam:

Tên ngân hàng

Thời gian và chi nhánh hoạt động

Vietcombank

Sáng thứ 7: 7h30-11h30

Chi nhánh:Đà Nẵng, Lào Cai và Ninh Thuận

BIDV

Sáng thứ 7: 8h-12h

Chi nhánh:

  • Hà Nội (chi nhánh Hai Bà Trưng, chi nhánh Tây Hồ, chi nhánh Nam Hà Nội, phòng giao dịch Linh Đàm, chi nhánh Hoàn Kiếm)

  • Hồ Chí Minh (chi nhánh Củ Chi, Phòng giao dịch Đinh Tiên Hoàng)

  • Các tỉnh khác: Bạc Liêu, Mỹ Tho, Điện Biên

Sacombank

Sáng thứ 7: 7h30-11h30

Toàn quốc

Techcombank

Sáng thứ 7: 8h-12h

Chi nhánh: Hà Nội và Hồ Chí Minh

ACB

Sáng thứ 7: 7h-11h30

Toàn quốc

TPBank

Sáng thứ 7: 8h-12h

Toàn quốc

SHB

Sáng thứ 7: 8h-11h30

Toàn quốc

LienVietPostBank

Sáng thứ 7: 7h30 hoặc 8h-12h

Toàn quốc

SeaBank

Sáng thứ 7: 8h-12h

Toàn quốc

MB Bank

Sáng thứ 7: Đa số từ 8h-12h, ngoại trừ một số chi nhánh.

Chi nhánh:

  • Hà Nội: chi nhánh Xuân Thủy (8h-18g) và Lạc Long Quân (8h-17h30)

  • Hồ Chí Minh:chi nhánh Nguyễn Đình Chiểu (9h-17h), quận 4 (8h-11h30)

  • Ở các khu vực khác: phòng giao dịch Ngô Quyền Đà Nẵng (8h - 17h30), chi nhánh Thanh Hóa (7h30 - 11h30), chi nhánh Hà Nam (9h-17h), chi nhánh Thái Nguyên (8h30-11h).

4. Những lưu ý khi đi giao dịch tại quầy ở ngân hàng

Khi đến ngân hàng để thực hiện các giao dịch, bạn cần chú ý những điều sau để tránh mất thời gian di chuyển qua lại để bổ sung thông tin:

  • Tùy thuộc vào thời tiết, nhiệt độ của các vùng miền khác nhau mà thời gian mở cửa, đóng của các chi nhánh ngân hàng sẽ có sự chênh lệch một chút. Vậy nên bạn hãy đến ngân hàng sau thời gian quy định tầm 15 phút là hợp lý nhất.

  • Cần chú ý thêm là trước 30 phút so với thời gian đóng quầy giao dịch được ghi thì ngân hàng sẽ không nhận thêm khách hàng mới trừ khi là giao dịch đó cần xử lý gấp. Lý do là để bảo đảm có thể giải quyết hết lượng khách còn đang ở trong quầy giao dịch.

  • Nếu như đi đến ngân hàng vào thứ 7 thì chỉ nên làm những giao dịch đơn giản như rút tiền, mở thẻ… Hạn chế các giao dịch tiêu tốn nhiều thời gian vì thời gian hoạt động của thứ 7 chỉ tầm vài tiếng hoặc chỉ nửa buổi.

  • Với những giao dịch như chuyển tiền, bạn nên đến vào các buổi sáng trong giờ hành chính để nhân viên có thể giúp bạn hoàn tất nhanh chóng.

  • Nếu như bạn đến giao dịch với nhu cầu vay tiền như vay vốn tiêu dùng,... cần giải ngân trong ngày thì nên đến sớm để có thể giải quyết nhanh.

  • Không nên đến gần sát với giờ đóng cửa vì những lúc đó nhân viên sẽ không bảo đảm giúp bạn hoàn thành nhu cầu giao dịch.

  • Mang các giấy tờ cần thiết khi đến giao dịch tại ngân hàng như:  bản gốc CMND/CCCD/Hộ chiếu, các giấy tờ liên quan đến giao dịch bạn định thực hiện,..

Trên đây là thông tin giờ làm việc ngân hàng Việt Nam hiện nay. Hy vọng với những thông tin được cung cấp, khách hàng và người dân có thể nắm rõ thời gian giao dịch để có những sắp xếp hợp lý khi thực hiện các giao dịch tài chính cùng với đó là những lưu ý khi đến ngân hàng để thực hiện giao dịch.
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Ngày 01/7/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2024/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết một số thủ tục hành chính. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo Nghị định 78.

Thành viên giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ cần lưu ý gì?

Thành viên giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ cần lưu ý gì?

Thành viên giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ cần lưu ý gì?

Hệ thống giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ chính thức khai trương và đi vào hoạt động. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho thành viên tham gia thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ. Vậy, thành viên giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ cần lưu ý gì?

Đăng ký thông tin trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ như thế nào cho đúng?

Đăng ký thông tin trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ như thế nào cho đúng?

Đăng ký thông tin trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ như thế nào cho đúng?

Đăng ký thông tin trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam là một nguyên tắc bắt buộc của tổ chức phát hành. Vậy, đăng ký thông tin trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ như thế nào cho đúng? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Lừa đảo lấy lại tiền lừa đảo: Chiêu trò mới cần cảnh giác

Lừa đảo lấy lại tiền lừa đảo: Chiêu trò mới cần cảnh giác

Lừa đảo lấy lại tiền lừa đảo: Chiêu trò mới cần cảnh giác

Trên nhiều video hoặc bài viết cảnh báo lừa đảo của LuatVietnam.vn hoặc các trang web, mạng xã hội hàng loạt bình luận cam kết nhận lấy lại tiền đã bị lừa đảo. Tuy nhiên, đây cũng là một “núp bóng” của hành vi lừa đảo. Cùng xem thực hư tại bài viết dưới đây.

Xử lý thế nào nếu mất khả năng thanh toán tiền giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ?

Xử lý thế nào nếu mất khả năng thanh toán tiền giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ?

Xử lý thế nào nếu mất khả năng thanh toán tiền giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ?

​Việc mất khả năng thanh toán không chỉ ảnh hưởng đến lòng tin của nhà đầu tư mà còn gây ra nhiều rủi ro cho thị trường tài chính. Vậy, mất khả năng thanh toán tiền giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ thì xử lý như thế nào?

4 trường hợp loại bỏ thanh toán giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

4 trường hợp loại bỏ thanh toán giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

4 trường hợp loại bỏ thanh toán giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam sẽ loại bỏ thanh toán trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ đối với các trường hợp giao dịch không hợp lệ, không có đủ chứng khoán. Bài viết dưới đây sẽ phân tích 04 trường hợp loại bỏ thanh toán giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ.

Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời: Lấy ở đâu? Có thời hạn bao lâu?

Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời: Lấy ở đâu? Có thời hạn bao lâu?

Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời: Lấy ở đâu? Có thời hạn bao lâu?

Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời là loại giấy tờ quan trọng đối với mỗi học sinh cuối cấp. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết lấy giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời ở đâu và thời hạn của chúng. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.