Hướng dẫn thực hiện thủ tục cấp lại Giấy phép môi trường mới nhất

Trong quá trình hoạt động, có nhiều lý do khiến các tổ chức, doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục cấp lại Giấy phép môi trường. Bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết về các trường hợp cần cấp lại, thẩm quyền, thời gian thực hiện, hồ sơ và quy trình cấp lại Giấy phép môi trường mới nhất.

1. Trường hợp cần thực hiện thủ tục cấp lại Giấy phép môi trường 

Trường hợp cần thực hiện thủ tục cấp lại Giấy phép môi trường được quy định tại khoản 3 Điều 44 Luật Bảo vệ môi trường 2020 và khoản 4 Điều 30 Nghị định 08/2022/NĐ-CP bao gồm:

Trường hợp 1: Giấy phép môi trường hết hạn;

Trường hợp 2: Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp tăng quy mô, công suất, thay đổi công nghệ sản xuất (trừ trường hợp dự án đầu tư thay đổi thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường);

Trường hợp 3: Khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có bổ sung ngành, nghề thu hút đầu tư (trừ trường hợp ngành, nghề hoặc dự án đầu tư thuộc ngành, nghề đó khi đi vào vận hành không phát sinh nước thải công nghiệp phải xử lý để bảo đảm đạt điều kiện tiếp nhận nước thải của hệ thống xử lý nước thải tập trung);

Trường hợp 4: Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có thay đổi tăng số lượng nguồn phát sinh nước thải, bụi, khí thải làm phát sinh các thông số ô nhiễm vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường về chất thải; phát sinh thêm thông số ô nhiễm mới vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường về chất thải; tăng lưu lượng nước thải, bụi, khí thải làm gia tăng hàm lượng các thông số ô nhiễm vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường về chất thải; tăng mức độ ô nhiễm tiếng ồn, độ rung; thay đổi nguồn tiếp nhận nước thải và phương thức xả thải vào nguồn nước có yêu cầu bảo vệ nghiêm ngặt hơn.

2. Ai có thẩm quyền cấp lại Giấy phép môi trường?

cấp lại giấy phép môi trường

Căn cứ quy định tại Điều 41 Luật Bảo vệ môi trường 2020 thì tuỳ thuộc vào từng đối tượng khác nhau sẽ phải nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy phép môi trường cho các cơ quan có thẩm quyền khác nhau, cụ thể như sau:

Thẩm quyền 

Đối tượng

Bộ Tài nguyên và Môi trường

(1) Dự án đầu tư nhóm I, II, III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải hoặc chất thải nguy hại:

- Đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; hoặc

- Nằm trên ≥ 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh hoặc vùng biển chưa xác định trách nhiệm quản lý hành chính của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

(2) Cơ sở có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất hoặc thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại.

Bộ Quốc phòng, Bộ Công an

Dự án đầu tư, cơ sở thuộc bí mật nhà nước về quốc phòng, an ninh.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

(1) Dự án đầu tư nhóm II có phát sinh nước thải, bụi, khí thải hoặc chất thải nguy hại.

(2) Dự án đầu tư nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải hoặc chất thải nguy hại nằm trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp huyện trở lên.

(3) Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày 01/01/2022 đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Bộ, cơ quan ngang Bộ phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Ủy ban nhân dân cấp huyện

Dự án đầu tư nhóm I, II, III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải hoặc chất thải nguy hại mà không thuộc thẩm quyền các cơ quan trên.

3. Thời điểm và thời gian thực hiện thủ tục cấp lại Giấy phép môi trường

Căn cứ khoản 4 Điều 30 Nghị định 08/2022/NĐ-CP thì thời điểm các đối tượng cần thực hiện thủ tục cấp lại Giấy phép môi trường là:

- Đối với trường hợp 1 (Giấy phép môi trường hết hạn) thì cần nộp hồ sơ trước khi Giấy phép hết hạn 06 tháng.

- Đối với trường hợp 2, 3, 4 (Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có một trong các thay đổi về tăng quy mô, công suất, công nghệ sản xuất hoặc thay đổi khác làm tăng tác động xấu đến môi trường) cần nộp hồ sơ trước khi thực hiện những thay đổi này.

Theo đó, khoản 5 Điều 30 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định về thời gian thực hiện thủ tục cấp Giấy phép môi trường kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ như sau:

- Đối với trường hợp 1:

+ Nếu thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an: ≤ 30 ngày

+ Nếu thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện: ≤ 20 ngày

- Đối với trường hợp 2, 3, 4: Thời gian phụ thuộc vào từng cơ quan có thẩm quyền và loại hình dự án, doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo quy định chung, thời gian thường dao động từ 10 đến 20 ngày hoặc có thể kéo dài hơn.

4. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp lại Giấy phép môi trường mới nhất

cấp lại giấy phép môi trường

Để thực hiện thủ tục cấp lại Giấy phép môi trường, doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ và tuân theo các bước sau:

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ

- Văn bản đề nghị cấp lại giấy phép môi trường theo mẫu tại Phụ lục XIII ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP;

- Báo cáo đề xuất cấp lại giấy phép môi trường Báo cáo đề xuất cấp lại giấy phép môi trường theo mẫu tại Phụ lục IX, X, XI, XII ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP;

- Bản sao và bản gốc Giấy phép môi trường.

Bước 2. Nộp hồ sơ 

Hình thức nộp hồ sơ: nộp trực tuyến trên cổng dịch vụ công hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền.

Bước 3. Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và xử lý hồ sơ

Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ, cơ quan sẽ yêu cầu doanh nghiệp bổ sung, chỉnh sửa.

Tiếp theo, nội dung hồ sơ được thẩm định và xem xét các yếu tố liên quan đến tác động môi trường của dự án.

Sau khi thẩm định, nếu hồ sơ đạt yêu cầu, cơ quan quản lý sẽ ban hành quyết định cấp lại Giấy phép môi trường cho doanh nghiệp. Quyết định này sẽ được gửi đến doanh nghiệp và công bố công khai theo quy định.

Bước 4. Nhận Giấy phép mới: 

Doanh nghiệp nhận Giấy phép môi trường mới tại cơ quan quản lý môi trường và nộp lại Giấy phép cũ.

Tóm lại, việc cấp lại Giấy phép môi trường là một quy trình quan trọng giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động hợp pháp và tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường. Trên đây là nội dung chi tiết hướng dẫn thực hiện thủ tục cấp lại Giấy phép môi trường mới nhất.
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Trong thời đại hội nhập quốc tế, việc thông thạo tiếng Anh không chỉ là một kỹ năng quan trọng mà còn là lợi thế cạnh tranh để vươn xa hơn trong học tập và sự nghiệp. Trong số các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, IELTS (International English Language Testing System) nổi bật như một tiêu chuẩn vàng được công nhận toàn cầu.

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Thông tư 50/2024/TT-NHNN đã bổ sung một số quy định mới nhằm tăng cường bảo mật, phòng ngừa các sự cố thông tin xảy ra. Vậy, doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?