Hướng dẫn thực hiện thủ tục cấp đổi Giấy phép môi trường mới nhất

Việc thực hiện thủ tục cấp đổi Giấy phép môi trường là một quy trình quan trọng để đảm bảo hoạt động sản xuất, kinh doanh tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường. Để thực hiện thủ tục một cách hiệu quả, doanh nghiệp cần nắm rõ các quy định và yêu cầu cụ thể liên quan theo hướng dẫn dưới đây.

1. Trường hợp cần thực hiện thủ tục cấp đổi Giấy phép môi trường

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 44 Luật Bảo vệ môi trường 2020 thì chủ dự án đầu tư, cơ sở cần thực hiện thủ tục cấp đổi Giấy phép môi trường trường hợp có các sự thay đổi sau:

- Thay đổi tên dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp;

- Thay đổi chủ dự án đầu tư, cơ sở.

2. Ai có thẩm quyền cấp đổi Giấy phép môi trường?

Căn cứ quy định tại Điều 41 Luật Bảo vệ môi trường 2020 thì tuỳ thuộc vào từng đối tượng khác nhau sẽ phải nộp hồ sơ xin cấp đổi Giấy phép môi trường cho các cơ quan có thẩm quyền khác nhau, cụ thể như sau:

Thẩm quyền 

Đối tượng

Bộ Tài nguyên và Môi trường

(1) Dự án đầu tư nhóm I, II, III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải hoặc chất thải nguy hại:

- Đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; hoặc

- Nằm trên ≥ 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh hoặc vùng biển chưa xác định trách nhiệm quản lý hành chính của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

(2) Cơ sở có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất hoặc thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại.

Bộ Quốc phòng, Bộ Công an

Dự án đầu tư, cơ sở thuộc bí mật nhà nước về quốc phòng, an ninh.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

(1) Dự án đầu tư nhóm II có phát sinh nước thải, bụi, khí thải hoặc chất thải nguy hại.

(2) Dự án đầu tư nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải hoặc chất thải nguy hại nằm trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp huyện trở lên.

(3) Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày 01/01/2022 đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Bộ, cơ quan ngang Bộ phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Ủy ban nhân dân cấp huyện

Dự án đầu tư nhóm I, II, III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải hoặc chất thải nguy hại mà không thuộc thẩm quyền các cơ quan trên.

Ai có thẩm quyền cấp đổi Giấy phép môi trường? (Ảnh minh hoạ)

3. Thời gian thực hiện thủ tục cấp đổi Giấy phép môi trường

Theo khoản 1 Điều 30 Nghị định 08/2022/NĐ-CP thì thời gian thực hiện thủ tục cấp đổi Giấy phép môi trường được quy định như sau:

- Thời gian kiểm tra và phản hồi về tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ: không quy định cụ thể.

- Thời gian cấp đổi giấy phép môi trường: Tối đa 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.

Lưu ý: Thời gian để dự án đầu tư hoặc cơ sở chỉnh sửa và bổ sung hồ sơ không được tính vào thời hạn xem xét và cấp đổi giấy phép môi trường.

4. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp đổi Giấy phép môi trường mới nhất

Để thực hiện thủ tục cấp lại Giấy phép môi trường, doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ và tuân theo các bước sau quy định tại khoản 1 Điều 30 Nghị định 08/2022/NĐ-CP:

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ

- Văn bản đề nghị cấp đổi giấy phép môi trường của chủ dự án đầu tư, cơ sở theo mẫu số 1 tại Phụ lục XIV ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP.

- Bản sao hồ sơ pháp lý có liên quan đến việc thay đổi trong trường hợp có thay đổi tên dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoặc chủ dự án đầu tư, cơ sở.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Chủ dự án đầu tư, cơ sở nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền.

Các hình thức nộp hồ sơ bao gồm:

- Nộp trực tiếp:

  • Hồ sơ đầy đủ và hợp lệ: Công chức tiếp nhận ghi biên nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.

  • Hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ: Công chức sẽ hướng dẫn để bổ sung và hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

- Nộp qua đường bưu điện:

  • Hồ sơ đầy đủ và hợp lệ: Công chức tiếp nhận ghi biên nhận và hẹn ngày trả kết quả qua đường bưu điện.

  • Hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ: Công chức gửi thông báo yêu cầu bổ sung và hoàn thiện hồ sơ qua đường bưu điện.

- Nộp trực tuyến qua Cổng Dịch vụ công:

  • Hồ sơ đầy đủ và hợp lệ: Công chức tiếp nhận và chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

  • Hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ hoặc không thuộc thẩm quyền giải quyết: Công chức thông báo yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ thông qua thư điện tử hoặc tin nhắn tới người nộp hồ sơ.

Bước 3: Kiểm tra hồ sơ

Cơ quan có thẩm quyền sẽ kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa đủ hoặc không hợp lệ thì sẽ có văn bản thông báo yêu cầu bổ sung, chỉnh sửa và gửi lại cho chủ dự án đầu tư, cơ sở.

Sau khi hoàn thiện hồ sơ, chủ dự án đầu tư, cơ sở gửi lại hồ sơ đã hoàn thiện để tiếp tục xem xét và giải quyết.

Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp đổi Giấy phép môi trường mới nhất (Ảnh minh hoạ)

Bước 4: Thẩm định hồ sơ cấp đổi Giấy phép môi trường

Cơ quan có thẩm quyền sẽ nghiên cứu và thẩm định hồ sơ đề nghị cấp đổi kèm theo các tài liệu pháp lý liên quan đến sự thay đổi của chủ dự án đầu tư, cơ sở.

Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, sẽ cấp đổi Giấy phép môi trường cho chủ dự án đầu tư, cơ sở với thời hạn còn lại của giấy phép.

Nếu hồ sơ cần chỉnh sửa hoặc bổ sung để đủ điều kiện cấp phép, Sở sẽ có văn bản thông báo nêu rõ các nội dung cần chỉnh sửa hoặc bổ sung và yêu cầu chủ dự án thực hiện theo hướng dẫn.

Sau khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành cấp đổi Giấy phép môi trường cho chủ dự án đầu tư, cơ sở với thời hạn còn lại của giấy phép.

Bước 5: Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính

Trung tâm Phục vụ hành chính công sẽ thông báo cho chủ dự án đầu tư, cơ sở đến nhận kết quả và thực hiện các nghĩa vụ có liên quan (nếu có).

Chủ dự án đầu tư, cơ sở mang theo biên nhận đến Trung tâm Phục vụ hành chính công để được hướng dẫn thực hiện các nghĩa vụ có liên quan và nhận kết quả.

Trên đây là hướng dẫn thực hiện thủ tục cấp đổi Giấy phép môi trường mới nhất.
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Trò chơi điện tử trên mạng đang trở nên ngày càng thịnh hành đối với mọi lứa tuổi. Do đó, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã ban hành các quy định dành riêng cho việc cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4 trên mạng cùng với mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4.

Làm thế nào để được cung cấp trò chơi điện tử G1?

Để đảm bảo cho việc cung cấp và sử dụng các trò chơi điện tử trên mạng được an toàn cho người dùng, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã quy định chặt chẽ hơn các nội dung liên quan đến hoạt động này. Vậy làm thế nào để được cung cấp trò chơi điện tử G1 trên mạng?

Mẫu đơn đề nghị cung cấp dịch vụ mạng xã hội

Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã được ban hành ngày 09/11/2024. Trong đó, đáng chú ý là các quy định chi tiết về cung cấp dịch vụ mạng xã hội. Vậy để đề nghị cung cấp dịch vụ mạng xã hội, doanh nghiệp phải sử dụng mẫu đơn nào?

Điều kiện cung cấp dịch vụ mạng xã hội là gì?

Mạng xã hội là trang mạng điện tử rất phổ biến hiện nay. Vậy điều kiện để được cung cấp dịch vụ mạng xã hội là gì và những quy định nào doanh nghiệp cần biết khi cung cấp dịch vụ mạng xã hội?